Xác định độ Cứng Cao Su, Nhựa Dẻo Bằng đồng Hồ Shore (p.p ấn Lõm)

Xác định độ cứng cao su, nhựa dẻo bằng đồng hồ shore (p.p ấn lõm)
    Home
  • TIN CÔNG NGHỆ
  • Xác định độ cứng cao su, nhựa dẻo bằng đồng hồ shore (p.p ấn lõm)
27 Th8

Xác định độ cứng cao su, nhựa dẻo bằng đồng hồ shore (p.p ấn lõm)

ctdtuyet2023-03-15T10:56:10+07:00 By ctdtuyet TIN CÔNG NGHỆ cach do do cung nhua deo, dong ho shore do do cung, dung cu kiem tra do cung nhua, kiem tra do cung cao su, may do do cung nhua, phuong phap xav dinh do cung cao su, Shore Hardness Gauge, xác dinh do cung nhua 0 Comments XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG CAO SU, NHỰA DẺO BẰNG ĐỘ CỨNG SHORE

Phương pháp xác định độ cứng cao su, nhựa dẻo bằng đồng hồ shore (phương pháp ấn lõm) theo TCVN 1595-1 : 2007 và ISO 7619-1 : 2004

Nguồn: https://vanbanphapluat.co

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định độ cứng ấn lõm (độ cứng Shore) của cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo sử dụng thiết bị đo độ cứng với các thang chia sau đây:

  • Thang A đối với cao su trong dải độ cứng bình thường;
  • Thang D đối với cao su trong dải độ cứng cao;
  • Thang AO đối với cao su trong dải độ cứng thấp và cao su xốp;
  • Thang AM đối với mẫu thử cao su mỏng trong dải độ cứng bình thường.

Nguyên tắc và lựa chọn loại thiết bị đo độ cứng

Đo chiều sâu của mũi ấn khi ấn vào vật liệu trong điều kiện xác định.

Xác định độ cứng cao su

Xác định độ cứng cao su

Khi sử dụng thiết bị đo độ cứng, thang chia phải được chọn như sau.

  • Đối với các giá trị nhỏ hơn 20 với thiết bị đo độ cứng loại D: thang A.
  • Đối với các giá trị nhỏ hơn 20 với thiết bị đo độ cứng loại A: thang AO.
  • Đối với các giá trị trên 90 với thiết bị đo độ cứng loại A: thang D
  • Đối với các mẫu thử mỏng (độ dày nhỏ hon 6 mm): thang AM.

Thiết bị, dụng cụ cho thí nghiệm xác định độ cứng cao su

Đồng hồ shore đo độ cứng trên nền nhựa, cao su (LD0551, LD0550); Tiêu chuẩn DIN 53505 ISO 868 ASTM D2240. Hãng: TQCsheen – Hà Lan

Xác định độ cứng cao su, nhựa dẻo

Mẫu thử

Chiều dày

  • Đối với thiết bị đo độ cứng Shore A, D và AO, chiều dày của mẫu thử phải ít nhất 6 mm.
  • Đối với thiết bị đo độ cứng Shore AM, chiều dày của mẫu thử phải ít nhất 1,5 mm.

Bề mặt

  • Các kích thước khác của mẫu thử phải đủ để có thể đo cách cạnh bất kỳ ít nhất 12 mm đối với loại A và D, 15 mm đối với loại AO và 4,5 mm đối với loại AM.
  • Bề mặt của mẫu thử phải phẳng và song song trên một diện tích vừa đủ để cho mặt ép tiếp xúc với mẫu thử trong phạm vi bán kính ít nhất 6 mm từ mũi ấn đối với loại A và D, 9 mm đối với loại AO và 2,5 mm đối với loại AM.
  • Phép xác định độ cứng hợp thức bằng thiết bị đo độ cứng không thể thực hiện trên bề mặt cong, không bằng phẳng hoặc thô ráp. Tuy nhiên, việc sử dụng thiết bị đo độ cứng trong một số ứng dụng đặc thù được thừa nhận, ví dụ ISO 7267-2 đối với phần xác định độ cứng của rulô bọc cao su. Trong các ứng dụng như vậy, các hạn chế của việc sử dụng thiết bị đo độ cứng phải được xác định rõ ràng.

Cách tiến hành cho thí nghiệm xác định độ cứng cao su

  • Đặt mẫu thử trên bề mặt phẳng, cứng. Áp mặt ép lên mẫu thử hoặc ngược lại, đảm bảo rằng mũi ấn vuông góc với bề mặt cao su. tốc độ tối đa phải là 3,2 mm/s.
  • Tạo ra một lực phù hợp giữa mặt ép và mẫu thử. Ghi nhận kết quả tại vị trí mặt ép tiếp xúc chắc chắn với mẫu thử. Thời gian thử chuẩn phải là 3 giây đối với cao su lưu hóa và 15 giây đối với cao su nhiệt dẻo.
  • Làm 5 phép đo độ cứng ở các vị trí khác nhau trên mẫu thử cách nhau ít nhất 6 mm đối với loại A, D và AO; cách nhau 0,8 mm đối với loại AM, và xác định giá trị trung bình

Hiệu chuẩn và kiểm tra

Thiết bị phải được điều chỉnh và hiệu chuẩn thường kỳ bằng cách sử dụng thiết bị thích hợp để đo lực và kích thước.

Máy xác định độ cứng cao su, nhựa dẻo

Máy xác định độ cứng cao su, nhựa dẻo

Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các phần sau:

Các chi tiết về mẫu

  • Mô tả đầy đủ về mẫu và nguồn gốc mẫu;
  • Các chi tiết về thành phần và điều kiện lưu hóa, nếu biết;
  • Mô tả về mẫu thử, bao gồm chiều dày và trong trường hợp mẫu thử nhiều lớp nêu số lượng của lớp;

Các chi tiết thử nghiệm

  • Nhiệt độ thử, độ ẩm tương đối khi độ cứng của vật liệu phụ thuộc vào độ ẩm;
  • Loại thiết bị sử dụng;
  • Thời gian giữa sự chuẩn bị mẫu thử và phép đo độ cứng;
  • Sai khác bất kỳ với qui trình tiêu chuẩn;
  • Các chi tiết của qui trình không qui định trong tiêu chuẩn này, và việc xảy ra bất kỳ có ảnh hưởng đến kết quả;
  • Kết quả thử nghiệm – các giá trị riêng lẻ của độ cứng ấn lõm và khoảng thời gian mà sau đó từng giá trị đọc được ghi, nếu sai khác 3 giây, thì cộng giá trị giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất ở thang chia phù hợp;

Ngày, tháng thử nghiệm.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Đồng hồ shore A, shore D
  • Thiết bị kiểm tra độ mài mòn
  • Thiết bị so màu…

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá các sản phẩm phù hợp với từng yêu cần của khách hàng. Xin cám ơn!! 

Ms.Tuyết. 0978.260.025 Mail: [email protected] Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM

Share this post

FacebookTwitterLinkedInGoogle +Email

Author

ctdtuyet

Chuyên cung cấp thiết bị phòng thí nghiệm

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Trang web

Δ

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Related Posts

20 Th10

Xác định độ bền sản phẩm ngoài trời bằng tủ giả lập môi trường

XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN SẢN PHẨM BẰNG TỦ GIẢ LẬP MÔI TRƯỜNG Xác định độ bền sản phẩm Tủ giả lập... read more

22 Th8

Cách sử dụng thiết bị thử độ sâu ấn lõm cho sơn, varnishes (Cupping test)

CÁCH SỬ DỤNG THIẾT BỊ THỬ ĐỘ SÂU ẤN LÕM CHO SƠN, VARNISHES Phương pháp thử độ sâu ấn lõm... read more

26 Th7

Độ ẩm gỗ – chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng gỗ.

ĐỘ ẨM GỖ – CHỈ TIÊU QUAN TRỌNG TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GỖ Độ ẩm gỗ – chỉ... read more

30 Th9

Phương pháp kiểm tra độ bền màu ma sát vải, tests for colour fastness

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐỘ BỀN MÀU MA SÁT VẢI Phương pháp kiểm tra độ bền màu ma sát vải, Textiles... read more

23 Th7

Phương pháp so sánh màu sắc của vải, sơn, nhựa, giấy…

PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH MÀU SẮC VẢI, SƠN, NHỰA, GIẤY,….. Phương pháp so sánh màu sắc của vải, sơn, nhựa,... read more

06 Th7

Tiêu chuẩn độ bóng (gloss meter) trong các ngành công nghiệp

TIÊU CHUẨN ĐỘ BÓNG (GLOSS METER) TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP Đơn vị được sử dụng trong độ bóng là... read more

06 Th3

Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến độ bóng sơn, lớp phủ

VAI TRÒ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ BÓNG SƠN, LỚP PHỦ Vai trò và các yếu tố... read more

04 Th10

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhớt chất lỏng

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ NHỚT CHẤT LỎNG Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhớt chất lỏng Các... read more

07 Th6

Các thiết bị ngành sơn, mực in, lớp phủ BEVS Trung Quốc

CÁC THIẾT BỊ NGÀNH SƠN, MỰC IN, LỚP PHỦ Các thiết bị ngành sơn Độ nhớt: Máy đo độ nhớt sơn KU3... read more

07 Th8

Cách xác định nồng độ ion: pH, NH3-, Ca2+, CL-, F-, NO3-, K+

CÁCH XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ ION: pH, NH3–, Ca2+, Cl–, F–, NO3–, K+ Để kiểm tra hàm lượng các ion... read more

Get in touch

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Ms. Tuyết 0978 260 025CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ HIỂN LONGTại HCM: 126 Đường số 2, Khu Dân Cư Tân Phong-Kim Sơn, Phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh,Tại Hà Nội: Tầng thứ 7 Tòa nhà Machino, số 10 đường Trần Phú, Phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Online Users: 1
  • Today's Visitors: 1
  • Yesterday's Visitors: 49
FacebookTwitterPinterestLinkedinGoogle +Tumblr labshopvn.com. 2015 Contact Me on Zalo

Từ khóa » độ Cứng Shore A Là Gì