Xác định độ Cứng Cao Su, Nhựa Dẻo Bằng đồng Hồ Shore (p.p ấn Lõm)
Có thể bạn quan tâm
- Home
- TIN CÔNG NGHỆ
- Xác định độ cứng cao su, nhựa dẻo bằng đồng hồ shore (p.p ấn lõm)
Xác định độ cứng cao su, nhựa dẻo bằng đồng hồ shore (p.p ấn lõm)
By ctdtuyet TIN CÔNG NGHỆ cach do do cung nhua deo, dong ho shore do do cung, dung cu kiem tra do cung nhua, kiem tra do cung cao su, may do do cung nhua, phuong phap xav dinh do cung cao su, Shore Hardness Gauge, xác dinh do cung nhua 0 Comments XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG CAO SU, NHỰA DẺO BẰNG ĐỘ CỨNG SHOREPhương pháp xác định độ cứng cao su, nhựa dẻo bằng đồng hồ shore (phương pháp ấn lõm) theo TCVN 1595-1 : 2007 và ISO 7619-1 : 2004
Nguồn: https://vanbanphapluat.co
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định độ cứng ấn lõm (độ cứng Shore) của cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo sử dụng thiết bị đo độ cứng với các thang chia sau đây:
- Thang A đối với cao su trong dải độ cứng bình thường;
- Thang D đối với cao su trong dải độ cứng cao;
- Thang AO đối với cao su trong dải độ cứng thấp và cao su xốp;
- Thang AM đối với mẫu thử cao su mỏng trong dải độ cứng bình thường.
Nguyên tắc và lựa chọn loại thiết bị đo độ cứng
Đo chiều sâu của mũi ấn khi ấn vào vật liệu trong điều kiện xác định.
Khi sử dụng thiết bị đo độ cứng, thang chia phải được chọn như sau.
- Đối với các giá trị nhỏ hơn 20 với thiết bị đo độ cứng loại D: thang A.
- Đối với các giá trị nhỏ hơn 20 với thiết bị đo độ cứng loại A: thang AO.
- Đối với các giá trị trên 90 với thiết bị đo độ cứng loại A: thang D
- Đối với các mẫu thử mỏng (độ dày nhỏ hon 6 mm): thang AM.
Thiết bị, dụng cụ cho thí nghiệm xác định độ cứng cao su
Đồng hồ shore đo độ cứng trên nền nhựa, cao su (LD0551, LD0550); Tiêu chuẩn DIN 53505 ISO 868 ASTM D2240. Hãng: TQCsheen – Hà Lan
Mẫu thử
Chiều dày
- Đối với thiết bị đo độ cứng Shore A, D và AO, chiều dày của mẫu thử phải ít nhất 6 mm.
- Đối với thiết bị đo độ cứng Shore AM, chiều dày của mẫu thử phải ít nhất 1,5 mm.
Bề mặt
- Các kích thước khác của mẫu thử phải đủ để có thể đo cách cạnh bất kỳ ít nhất 12 mm đối với loại A và D, 15 mm đối với loại AO và 4,5 mm đối với loại AM.
- Bề mặt của mẫu thử phải phẳng và song song trên một diện tích vừa đủ để cho mặt ép tiếp xúc với mẫu thử trong phạm vi bán kính ít nhất 6 mm từ mũi ấn đối với loại A và D, 9 mm đối với loại AO và 2,5 mm đối với loại AM.
- Phép xác định độ cứng hợp thức bằng thiết bị đo độ cứng không thể thực hiện trên bề mặt cong, không bằng phẳng hoặc thô ráp. Tuy nhiên, việc sử dụng thiết bị đo độ cứng trong một số ứng dụng đặc thù được thừa nhận, ví dụ ISO 7267-2 đối với phần xác định độ cứng của rulô bọc cao su. Trong các ứng dụng như vậy, các hạn chế của việc sử dụng thiết bị đo độ cứng phải được xác định rõ ràng.
Cách tiến hành cho thí nghiệm xác định độ cứng cao su
- Đặt mẫu thử trên bề mặt phẳng, cứng. Áp mặt ép lên mẫu thử hoặc ngược lại, đảm bảo rằng mũi ấn vuông góc với bề mặt cao su. tốc độ tối đa phải là 3,2 mm/s.
- Tạo ra một lực phù hợp giữa mặt ép và mẫu thử. Ghi nhận kết quả tại vị trí mặt ép tiếp xúc chắc chắn với mẫu thử. Thời gian thử chuẩn phải là 3 giây đối với cao su lưu hóa và 15 giây đối với cao su nhiệt dẻo.
- Làm 5 phép đo độ cứng ở các vị trí khác nhau trên mẫu thử cách nhau ít nhất 6 mm đối với loại A, D và AO; cách nhau 0,8 mm đối với loại AM, và xác định giá trị trung bình
Hiệu chuẩn và kiểm tra
Thiết bị phải được điều chỉnh và hiệu chuẩn thường kỳ bằng cách sử dụng thiết bị thích hợp để đo lực và kích thước.
Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các phần sau:
Các chi tiết về mẫu
- Mô tả đầy đủ về mẫu và nguồn gốc mẫu;
- Các chi tiết về thành phần và điều kiện lưu hóa, nếu biết;
- Mô tả về mẫu thử, bao gồm chiều dày và trong trường hợp mẫu thử nhiều lớp nêu số lượng của lớp;
Các chi tiết thử nghiệm
- Nhiệt độ thử, độ ẩm tương đối khi độ cứng của vật liệu phụ thuộc vào độ ẩm;
- Loại thiết bị sử dụng;
- Thời gian giữa sự chuẩn bị mẫu thử và phép đo độ cứng;
- Sai khác bất kỳ với qui trình tiêu chuẩn;
- Các chi tiết của qui trình không qui định trong tiêu chuẩn này, và việc xảy ra bất kỳ có ảnh hưởng đến kết quả;
- Kết quả thử nghiệm – các giá trị riêng lẻ của độ cứng ấn lõm và khoảng thời gian mà sau đó từng giá trị đọc được ghi, nếu sai khác 3 giây, thì cộng giá trị giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất ở thang chia phù hợp;
Ngày, tháng thử nghiệm.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Đồng hồ shore A, shore D
- Thiết bị kiểm tra độ mài mòn
- Thiết bị so màu…
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá các sản phẩm phù hợp với từng yêu cần của khách hàng. Xin cám ơn!!
Ms.Tuyết. 0978.260.025 Mail: [email protected] Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM
Share this post
FacebookTwitterLinkedInGoogle +EmailAuthor
ctdtuyet
Chuyên cung cấp thiết bị phòng thí nghiệm
Để lại một bình luận Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Trang web
Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.
Related Posts
18 Th10Phương pháp kiểm tra nhanh các ion: Ca, K, Mg, Na trong cơ thể
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA NHANH CÁC ION: CA, K, MG, NA TRONG CƠ THỂ Phương pháp kiểm tra nhanh các... read more
07 Th6Các thiết bị ngành sơn, mực in, lớp phủ BEVS Trung Quốc
CÁC THIẾT BỊ NGÀNH SƠN, MỰC IN, LỚP PHỦ Các thiết bị ngành sơn Độ nhớt: Máy đo độ nhớt sơn KU3... read more
05 Th9Phương pháp xác định độ chịu bục giấy
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ CHỊU BỤC GIẤY BẰNG MÁY ĐO ĐỘ BỤC Paper – Determination of bursting strength 1. Qui... read more
14 Th11Cách chọn lưỡi dao cho dụng cụ kiểm tra độ bám dính sơn, vật liệu phủ
Hướng dẫn cách chọn lưỡi dao cho dụng cụ kiểm độ bám dính sơn, vật liệu phủ: kiểm tra... read more
03 Th9Tủ so màu – giải phải so màu hiệu quả, tiết kiệm cho vải, nhựa, sơn, giấy…
TỦ SO MÀU – GIẢI PHẢI SO MÀU HIỆU QUẢ, TIẾT KIỆM Tủ so màu – giải phải so màu... read more
17 Th12Phương pháp xác định độ cứng lớp phủ (hardness tester)
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG LỚP PHỦ Phương pháp xác định độ cứng lớp phủ. Lí do cần cần... read more
19 Th3Xác định hàm lượng ion kali ở mô thực vật – Bút đo ion Kali Horiba
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ION KALI Ở MÔ THỰC VẬT Trong bài viết sau đây sẽ so sánh kết quả... read more
24 Th9Nấu ăn bằng máy Sous Vide: giữ hương vị, độ tươi, dưỡng chất thức ăn
Nấu ăn bằng máy Sous Vide là phương pháp làm chín thức ăn trong môi trường chân không, ở một... read more
10 Th8Điện cực đo pH Horiba (Nhật Bản) – Tính năng và ứng dụng
ĐIỆN CỰC ĐO PH HORIBA – TÍNH NĂNG VÀ ỨNG DỤNG Bảng so sánh về tính năng của các loại... read more
06 Th8Phương pháp đo độ nhớt – Viscosity
PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ NHỚT – VISCOSITY Phương pháp đo độ nhớt, dụng cụ, thiết bị đo độ nhớt Độ nhớt... read more
Get in touchTHÔNG TIN LIÊN HỆ
Ms. Tuyết 0978 260 025CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ HIỂN LONGTại HCM: 126 Đường số 2, Khu Dân Cư Tân Phong-Kim Sơn, Phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh,Tại Hà Nội: Tầng thứ 7 Tòa nhà Machino, số 10 đường Trần Phú, Phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội
THỐNG KÊ TRUY CẬP
- Online Users: 1
- Today's Visitors: 46
- Yesterday's Visitors: 57
Từ khóa » độ Cứng Shore A
-
Độ Cứng Bờ Là Gì? Độ Cứng Cao Su được đo Như Thế Nào? - J-Flex
-
Phương Pháp đo độ Cứng Shore A Và Shore D Của Nhựa Và Cao Su
-
Phương Pháp đo độ Cứng SHORE - AFFRI
-
Máy đo độ Cứng Shore Cao Su, Vật Liệu Mềm
-
Máy Đo Độ Cứng Cao Su, Nhựa Phương Pháp Shore HT-6600A/C/D
-
Độ Cứng Cao Su Shore Là Gì - Máy đo Thí Nghiệm
-
Đế Kiểm Tra độ Cứng Shore A SHS-1 - TKTECH Co., LTD
-
Tìm Hiểu Tổng Quan Về Máy đo độ Cứng Cao Su - Metrotech
-
Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 1595:1988 Về Cao Su
-
Máy đo độ Cứng Cao Su SHA Shore A & Shore D - Cơ Thành
-
Đồng Hồ đo độ Cứng Shore Durometer A Đ Elcomter 3210
-
Tìm Hiểu Phương Pháp đo độ Cứng SHORE - THB Việt Nam
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 1595-1:2013 Cao Su Lưu Hóa Hoặc Nhiệt ...