XÁC ĐỊNH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CHÍNH - UEF

Nếu bạn không biết đối thủ cạnh tranh của bạn là ai, có khả năng là một người nào khác sở hữu những lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp của bạn. Ví dụ, họ có trang web thân thiện hơn hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự ở một mức giá thấp hơn. Bởi vậy, hãy chú ý đến những đối tượng nằm ngoài doanh nghiệp có khả năng làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của bạn:

Phần 1: Làm nghiên cứu chi tiết

#1 Đưa sản phẩm hoặc dịch vụ chính của bạn lên sàn chứng khoán

Bạn sẽ cạnh tranh với những công ty khác để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng qua sản phẩm hay dịch vụ của mình. Liệt kê chi tiết các sản phẩm trong bảng tính gồm có những sản phẩm chính cạnh tranh trực tiếp, những sản phẩm/dịch vụ thúc đẩy việc bán hàng trực tuyến nhưng không được đưa vào danh mục cạnh tranh. Ví dụ như bạn kinh doanh nhà hàng đồ ăn Thái, bạn sử dụng móc chìa khóa in biểu tượng của đất nước Thái như món quà miễn phí dành cho khách hàng thì những món quà này chắc chắn sẽ không thể đưa vào cuộc cạnh tranh với những cửa hàng văn phòng phẩm hay đồ lưu niệm bởi sản phẩm chính của bạn hướng bạn đến đối thủ cạnh tranh chính.

Tổng quát hơn, chúng ta giả sử bạn có một nhà hàng Pizza. Bạn bán mì, nhưng đây là một phần rất nhỏ trong lợi nhuận của bạn. Pizza chính là thứ bạn đầu tư và thu về đa phần trong nhà hàng của bạn. Bạn sẽ không nằm trong cuộc cạnh tranh với những nhà hàng Ý chuyên về món mì Ý nhưng những nhà hàng Pizza thì chắc chắn.

#2 Xác định đối thủ cạnh tranh

Các loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp có thể giúp bạn xác định đối thủ cạnh tranh của bạn là ai. Điều này được chia theo ngành công nghiệp, thị trường và nhóm chiến lược. Trong cùng một khu vực, bạn có thể có nhiều hơn một đối thủ cạnh tranh. Bạn cần phải đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của tất cả các công ty này khi coi họ là đối thủ cạnh tranh chính.

Bạn có thể xác định cạnh tranh theo ngành công nghiệp dựa trên dịch vụ của bạn hoặc theo thị trường nơi bạn đang kinh doanh; thậm chí là theo nhóm chiến lược dựa trên mức giá và chiến lược tiếp thị họ sử dụng.

#3 Nghiên cứu thị trường bằng những câu hỏi miệng

Bạn có thể hỏi người tiêu dùng về những sản phẩm hay dịch vụ họ sử dụng trong khu vực bạn kinh doanh. Những cuộc điều tra trực tiếp, thường xuyên là cách tốt nhất để bạn nhận thấy sự thành công của những doanh nghiệp khác. Hãy hỏi bạn bè, gia đình và sau đó xem xét đến việc hợp tác cùng một công ty nghiên cứu thị trường để khảo sát mảng những mảng dân cư rộng lớn.

Bạn còn có thể biết được những lý do đằng sau việc lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của khách hàng để cải thiện chính doanh nghiệp của mình.

#4 Làm một cuộc khảo sát đơn giản

Điều quan trọng là để khảo sát không chỉ khách hàng của bạn mà còn đối thủ cạnh tranh. Bạn nên thử tìm kiếm danh sách khách hàng đối thủ cạnh tranh của mình hoặc chỉ một phần trong số đó cũng là quá tốt. Bạn có thể nhận ra tại sao mọi người lại lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh thay vì của bạn. Điều đó cũng cho bạn thấy những gì bạn đang thiếu để bạn có thể tập trung hoàn thiện nó và giành chiến thắng với những khách hàng mới. Lĩnh vực điều tra thủ công này sẽ xoay quanh một số vấn đề như sau:

  • Sự hài lòng của khách hàng;
  • Hiệu suất làm việc và bán hàng của đối thủ cạnh tranh;
  • Kỳ vọng và mong muốn của khách hàng.

Phần 2: Đánh giá cạnh tranh

#1 Xác định lợi thế cạnh tranh của chính mình

Hãy sử dụng những nghiên cứu thị trường mà bạn đã sử dụng để xác định lợi thế cạnh tranh. Một số doanh nghiệp cung cấp những chương trình khuyến mãi, miễn phí vận chuyển, dịch vụ tăng thêm và nhiều hơn nữa. Bạn cần phải có một ý tưởng tốt cho dù những đối thủ cạnh tranh của bạn đã làm những điều tương tự, hoặc một sản phẩm/dịch vụ hơi khác đôi chút. Biết được lợi thế cạnh tranh tương đối của bạn với đối thủ cạnh tranh chính nghĩa là bạn đã bước được một chân vào vòng tròn Marketing tại thị trường nội tại.

#2 Sử dụng phần mềm kinh doanh qua mạng để theo dõi thành công của đối thủ cạnh tranh

Xác định quá trình bán hàng của một doanh nghiệp bán lẻ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với những loại doanh nghiệp khác. Có rất nhiều công cụ trên mạng cho phép bạn theo dõi một doanh nghiệp bất kỳ tìm kiếm những gì qua mạng. Một số là miễn phí hoặc phiên bản cao hơn sẽ mất phí.

Cái gọi là quá trình bán hàng bao gồm việc xác định bạn bán những gì, nhu cầu và làm thế nào để cung cấp một dịch vụ có giá trị tốt.

Nếu bạn đang tìm kiếm một công ty địa phương cung cấp sản phẩm/dịch vụ tương tự bạn, trước hết hãy gọi và hỏi về cách họ tiến hành quá trình bán hàng. Đừng đánh lừa họ bằng suy nghĩ bạn là một người mua hàng vì điều đó sẽ biến công việc kinh doanh của bạn trở nên phi đạo đức.

#3 Đưa doanh nghiệp của bạn vào danh sách so sánh

Đặt điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp bạn bên cạnh nhau những đối thủ cạnh tranh đã nghiên cứu. Hãy có một cái nhìn trung thực nhất để xác định rõ đâu là điểm yếu bạn cần tăng cường khắc phục trong chiến lược Marketing của mình. Bạn muốn nhắm vào mục tiêu khách hàng dựa trên những lợi thế cạnh tranh, hãy nỗ lực ít hơn ở những lĩnh vực mà bạn cảm thấy bất lợi để tập trung toàn bộ nguồn lực cho phần lợi thế bạn đang nắm giữ.

#4 Hãy tìm những công ty có lợi thế cạnh tranh tương tự

Đối thủ cạnh tranh chính là những người cung cấp hàng hoá và dịch vụ tương tự nhất với những lợi thế cạnh tranh của bạn. Trước khi bạn bắt đầu phát triển các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, bạn cần chắc chắn rằng chiến lược của bạn là duy nhất hoặc bằng không bạn sẽ phải tiến hành lại từ đầu nếu là người đến sau.

(Nguồn: Wikihow)

Từ khóa » Cạnh Tranh Mong Muốn Là Gì