Xác định Hình ảnh Của đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Tự hiểu mình's Blog

Sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh

  • Home
  • Giới Thiệu
  • Tải Sách
  • Đọc Sách
  • Phật Giáo
  • Triết Học
  • Liên Kết
  • Lượm Lặt
Xác định hình ảnh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni Kính gửi: Bác Chiêm Tuân! Thưa các bạn! Chúng tôi nhận được một bức ảnh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni do từ bác Chiêm Tuân trao tặng và có câu thưa hỏi: - Xin Thầy cho biết bức ảnh này có phải là hình ảnh thật của đức Phật Thích Ca Mâu Ni không? Dưới bức ảnh có đề một hàng chữ xác định rõ ràng: “Năm đức Phật Thích Ca Mâu Ni bốn mươi mốt tuổi, đệ tử của Ngài là Phú Lâu Na đã minh họa chân dung của Thầy mình. Bức họa hiện nay được tàng trữ tại bảo tàng Viện Hoàng Gia Anh Quốc và được xem như bảo vật quốc gia”. Thưa các bạn thân mến! Một bức chân dung mà chỉ ghi một hàng chữ như vậy thì căn cứ vào đâu mà cho rằng đây là bức ảnh thật của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hay dựa vào bảo tàng Viện Hoàng Gia Anh Quốc của một nhóm nhà khoa học khảo cổ người Anh mà tin chăng? Điều này chưa đủ căn cứ làm cho chúng tôi tin tưởng. Có đúng như vậy không các bạn? Chúng tôi có đủ tài liệu căn cứ về bức chân dung này và xin khẳng định trả lời với bác Chiêm Tuân: - Bức ảnh này không phải là bức ảnh thật của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mà là một bức ảnh giả do người sau mới vẽ trong thế kỷ gần đây. Có những nguyên nhân xác định bức ảnh này không phải là hình ảnh thật của đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà chúng tôi sẽ nêu sau đây: 1- Thứ nhất, trong thời đức Phật chưa có giấy vẽ, viết chữ còn trên những tấm lá buông thì làm sao vẽ hình Phật được. Đó là cái sai thứ nhất. 2- Dù cho hình ảnh này có khắc trên đá hay đồng thì hình ảnh trên đá hay đồng phải còn giữ lại làm chứng cứ, nhưng chứng cứ như vậy chúng tôi còn chưa tin, bởi vì người sau giả tạo vẫn làm được điều này, huống chi chỉ là ghi suông mấy dòng chữ dưới bức ảnh này như vậy thì một người có trí tuệ không thể tin được. Đó là cái sai thứ hai. 3- Căn cứ vào kinh Sa Môn Quả trong Trường Bộ Kinh tập I thuộc tạng kinh Pali, được dịch ra tiếng quốc ngữ Việt Nam: “Tâu Đại Vương, người nô bộc ấy cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia tu hành. Sau khi xuất gia như vậy, người ấy sống chế ngự thân, chế ngự lời nói, chế ngự ý nghĩ, bằng lòng với nhu cầu tối thiểu về ăn uống và y áo, hoan hỉ sống trong an tịnh”. Lời dạy trên đây là những Phạm hạnh đầu tiên của tu sĩ Phật giáo, nó cũng là giới luật đầu tiên của những bậc Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh A La Hán, nó chính là những hình ảnh của Phật giáo. Vậy mà người lãnh đạo Phật giáo, đứng đầu Phạm hạnh lại làm khác đi, hình ảnh tóc tai bùm xùm, râu ria không cạo, lại còn đeo khoe vàng trang điểm. Hình ảnh như vậy có đúng là hình ảnh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni không các bạn? Hình ảnh này hiện nay được lưu trữ tại bảo tàng Viện Hoàng Gia Anh Quốc, và được xem như bảo vật Quốc gia. Đó là một hình ảnh phi đạo Phật, phi Phạm hạnh, phi Giới luật, đi ngược lại lời dạy bảo của đức Phật Thích Ca Mâu Ni: “Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa”. Thưa các bạn! Lời dạy trên đây có phải của đức Phật Thích Ca Mâu Ni không? Nếu các bạn cho rằng: Lời dạy này không phải của đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì hình ảnh này mới chính là hình ảnh của đức Phật, còn ngược lại lời dạy này chính của đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì hình ảnh này là hình ảnh mạo nhận của người sau để lừa đảo chúng ta. Xin các bạn vui lòng xét lại, đừng vội tin một cách mù quáng. Đó là cái sai thứ ba. 4- Trong giới luật của đức Phật cấm trang điểm, thế mà hình ảnh đức Phật Thích Ca Mâu Ni lại đeo khoe vàng!? Thưa các bạn! Người đứng đầu trong Phật giáo mà không làm gương hạnh cho chúng Thánh Tăng, Thánh Ni soi thì lời dạy giới luật kia còn giá trị gì? Phải không các bạn? Đó là cái sai thứ tư. 5- Trong lúc đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi tĩnh giác trên bờ sông Sundarikà, Ngài đã dùng y trùm kín đầu mình. Trong lúc đó, có một vị cư sĩ Bà La Môn mang thực phẩm đến cúng dường, nghe tiếng bước chân đi gần, Ngài liền cởi chiếc y đang trùm đầu. Người cư sĩ ấy thấy ngay chiếc đầu trọc, biết đó là Sa môn Gotama. Thưa các bạn! Hình ảnh đức Phật cạo bỏ râu tóc là đúng, đúng như lời dạy trong các kinh. Nếu không có những bài kinh này thì lấy đâu xác định hình ảnh thật của đức Phật. Chúng tôi sẽ ghi lại đoạn kinh trong Kinh Tập của Phật giáo Nguyên Thủy để xác định hình ảnh đức Phật mà bác Chiêm Tuân đã trao tặng cho chúng tôi là không phải bức chân dung thật của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Và sẵn dịp này chúng tôi cũng xác định luôn những hình ảnh đức Phật tóc tai bùm xùm, mặt mày mập ú mà các nhà Đại thừa Phật giáo đang thờ cúng trong các chùa, đó là những hình ảnh tưởng tượng của những nhà điêu khắc giàu trí tưởng tượng. Trong kinh tập thuộc tạng kinh Pali, Kinh SUNDARIKA BHÀRADVÀJA (Sn.80) có một đoạn kinh chỉ rõ đức Phật cạo bỏ râu tóc một cách cụ thể rõ ràng như dưới đây: “Rồi Bà La Môn Sundarikà - bhàradvàja thấy Thế Tôn ngồi dưới một gốc cây, không bao xa, đầu che trùm lại; thấy vậy, tay trái cầm đồ tế tự còn lại, tay mặt cầm cái bình nước (kamandalu) đi đến, Thế Tôn nghe tiếng chân của Ba La Môn Sundarikà - bhàradvàja liền mở đầu ra. Bà La Môn Sundarikà - bhàradvàja nghĩ rằng: “Đầu trọc là vị này. Một kẻ đầu trọc là vị này” và muốn đi trở lại. Rồi Bà La Môn Sundarikà - bhàradvàja suy nghĩ: “Ở đây, cũng có một số Bà La Môn đầu trọc, vậy ta hãy đến hỏi vị này về thọ sanh”. Rồi Ba La Môn Sundarikà- bhàradvàja đi đến Thế Tôn, sau khi đi đến, nói với Thế Tôn: “Thọ sanh của Tôn giả là thế nào?”. Rồi Thế Tôn nói với Bà La Môn Sundarikà - bhàradvàja những bài kệ: “Mang áo Tăng già lê Ta sống không gia đình “Với tóc được cạo sạch” Tự ngã được an tịnh Ở đời Ta không nhiễm Với các thiếu niên nào Không xứng đáng ngươi hỏi Hỏi Ta về thọ sanh” Lời đức Phật đã xác định rõ ràng trong bài kệ: “Với tóc được cạo sạch”, Ngài đã cạo tóc như giới luật Ngài đã dạy chúng Tỳ kheo. Như vậy, Ngài mới xứng đáng là người Thầy gương mẫu của chúng ta. Lời nói Ngài đi đôi với sự sống. Phải không các bạn? Đoạn kinh trên đã xác định bức chân dung của đức Phật Thích Ca Mâu Ni được tàng trữ tại bảo tàng Viện Hoàng Gia Anh Quốc là không phải bức chân dung thật của đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà là một bức chân dung của một vị đạo sĩ Bà La Môn cách đây vài thế kỷ đã mạo danh là bức ảnh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đã được các nhà khảo cổ của Anh Quốc tìm được. Đó là điều sai thứ năm. Thưa các bạn! Khi đọc đoạn kinh này và những điều chúng tôi đã ghi nhận trên đây, chắc chắn khiến cho các bạn phải chín chắn hơn trong khi tin vào một việc gì về Phật giáo. Phải không các bạn? Thưa bác Chiêm Tuân! Bây giờ chắc chắn bác không còn nghi ngờ về bức chân dung này nữa, chúng tôi đã lật tẩy bộ mặt giả dối chuyên lừa đảo của những người gian xảo, làm hao tiền tốn của và biết bao nhiêu mực giấy để ghi lại kinh sách và hình ảnh Phật giả dối như rừng như biển. Tiếc vì bác chưa có năng lực Tuệ Như Ý Túc, nên chúng tôi làm sao dẫn bác về thăm, gặp và thấy hình ảnh thật của đức Phật Thích Ca Mâu Ni một lần cho thỏa chí mong ước. Phải không bác? Trưởng lão Thích Thông Lạc Nguồn: thuvienthaythonglac.net
    Share Me
  • Tweet
  • Share
  • Share
  • Share
  • Share
Previous Post Next Post

Welcome to MyBlog

(Loading...)

Bài đọc nhiều

  • Sách của Friedrich Nietzsche Sách của Friedrich Nietzsche
  • Tự do đầu tiên và cuối cùng - J. Krishnamurti Tự do đầu tiên và cuối cùng - J. Krishnamurti
  • Sách của Eckhart Tolle Sách của Eckhart Tolle
  • Sách của Krishnamurti Sách của Krishnamurti
  • Các học thuyết tâm lý nhân cách Các học thuyết tâm lý nhân cách
  • Bút ký dưới hầm -  Dostoievski Bút ký dưới hầm - Dostoievski
  • Sách của Osho Sách của Osho
  • Sách của Dostoievski Sách của Dostoievski
  • Nhật ký cuối cùng - Krishnamurti Nhật ký cuối cùng - Krishnamurti
  • Sách của Thầy Thích Thông Lạc Sách của Thầy Thích Thông Lạc

Bài đọc khác

Từ khóa » Hình ảnh đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật