Xác định Thành Phần Hoá Học Cơ Bản Của Bắp, Khoai Mì, Cám Gạo để ...

Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Nông - Lâm - Ngư
  4. >>
  5. Chăn nuôi
XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CƠ BẢN CỦA BẮP, KHOAI MÌ, CÁM GẠO ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO HỆ THỐNG NIRS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆPXÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CƠ BẢN CỦA BẮP,KHOAI MÌ, CÁM GẠO ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆUCHO HỆ THỐNG NIRSHọ và tên sinh viên: Trần Văn CóNgành: Dược Thú YNiên khoá: 2004 – 2009Tp. Hồ Chí Minh09/2009   XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CƠ BẢN CỦA BẮP,KHOAI MÌ, CÁM GẠO ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHOHỆ THỐNG NIRSTác giảTRẦN VĂN CÓKhoá luận được đệ trình đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ Thú Y chuyên ngành DượcThú YGiáo viên hướng dẫnTS. DƯƠNG DUY ĐỒNGTp. Hồ Chí Minh09/2009    XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪNHọ tên sinh viên thực tập: Trần Văn CóTên luận văn: “Xác định thành phần hoá học cơ bản của bắp, khoai mì, cámgạo để xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống NIRS”.Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ýkiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày............................Giáo viên hướng dẫnTS. Dương Duy Đồng i       LỜI CẢM TẠChân thành cảm ơnThầy Dương Duy Đồng đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văntốt nghiệp.Các thầy, cô bộ môn Dinh Dưỡng, khoa Chăn Nuôi – Thú Y, trường Đại họcNông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ em trong giai làm đề tài.Tất cả những người thân và bạn bè đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trongthời gian thực tập tốt nghiệp.Trần Văn Có ii       TÓM TẮT LUẬN VĂN“Xác định thành phần hoá học cơ bản của bắp, khoai mì, cám gạo để xây dựng cơsở dữ liệu cho hệ thống NIRS”. Thí nghiệm được tiến hành từ 11/05/2009 đến20/08/2009 tại Bộ môn Dinh Dưỡng, khoa Chăn Nuôi – Thú Y, trường Đại học NôngLâm Tp. HCM.Phân tích các thành phần hoá học vật chật khô, protein thô, lipid thô, xơ thô,khoáng tổng số, canxi và phospho theo AOAC, 1990. Kết quả thu được như sau:-Bắp (75 mẫu): vật chất khô (87,66%), protein thô (8,27%), lipid thô (3,27%),xơ thô (2,33%), khoáng tổng số (1,32%), canxi (0,33%), phospho (0,19%).-Khoai mì (80 mẫu): vật chất khô (88,18%), protein thô (2,68%), lipid thô(0,61%), xơ thô (2,53%), khoáng tổng số (2,16%), canxi (0,37%), phospho(0,07%).-Cám gạo (75 mẫu): vật chất khô (88,92%), protein thô (11,66%), lipid thô(9,79%), xơ thô (10,46%), khoáng tổng số (8,21%), canxi (0,47%), phospho(1,03%).Với kết quả thu được ta sử dụng làm cơ sở dữ liệu cho hệ thống NIRS (NearInfrared Spectroscopy). iii      MỤC LỤCChương 1MỞ ĐẦU .........................................................................................................11.1.ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................11.2.MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU THÍ NGHIỆM .............................................................21.2.1. Mục đích .........................................................................................................21.2.2.Yêu cầu ...........................................................................................................2Chương 2 TỒNG QUAN ................................................................................................32.1.TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU THÍ NGHIỆM ................................................32.1.1. Bắp..................................................................................................................32.1.2.Khoai mì .........................................................................................................42.1.3.Cám gạo..........................................................................................................62.2.TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH..................................................82.2.1. Vật chất khô (VCK, DM – Dry Matter) .........................................................82.2.3.Khoáng tổng số (Ash – Total Ash).................................................................92.2.4.Lipid thô (EE – Ether Extract)........................................................................92.2.5.Xơ thô (CF – Crude Fibre) .............................................................................92.2.6.Canxi (Ca – Calcium) .....................................................................................92.2.7. Phospho (P) .....................................................................................................102.3.TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NIRS............................................................10Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .........................................133.1.THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM...................................133.1.1. Thời gian.......................................................................................................133.1.2.Địa điểm .......................................................................................................133.2.VẬT LIỆU...............................................................................................................133.2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................133.2.2.Chỉ tiêu khảo sát ...........................................................................................133.3.PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..............................................................................133.3.1. Phương pháp thu thập mẫu ...........................................................................13 3.3.2.Phương pháp xử lý mẫu................................................................................143.3.3.Phương pháp phân tích .................................................................................143.3.3.1.Phân tích tỷ lệ vật chất khô....................................................................143.3.3.2.Phân tích tỷ lệ khoáng tổng số...............................................................153.3.3.3.Phân tích tỷ lệ protein thô......................................................................153.3.3.4.Phân tích tỷ lệ lipid thô ..........................................................................163.3.3.5.Phân tích tỷ lệ xơ thô .............................................................................173.3.3.6.Phân tích tỷ lệ canxi...............................................................................173.3.3.7.Phân tích tỷ lệ phospho..........................................................................18iv      3.4.PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU................................................................18Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................194.1. KẾT QUẢ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA BẮP, KHOAI MÌ, CÁM GẠO.....194.2. KẾT QUẢ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA BẮP ..............................................214.3. KẾT QUẢ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA KHOAI MÌ ...................................284.4. KẾT QUẢ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CÁM GẠO ...................................344.5. KẾT QUẢ PHỔ CỦA NIRS ..................................................................................39Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................395.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................395.1.1. Bắp ...................................................................................................................395.1.2. Khoai mì...........................................................................................................395.1.3. Cám gạo ...........................................................................................................395.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................39TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................40 v       DANH SÁCH CÁC BẢNGBảng 2.1. Thành phần hóa học của bắp theo Viện chăn nuôi .........................................4Bảng 2.2 Thành phần hoá học của khoai mì theo Viện chăn nuôi..................................6Bảng 2.3. Thành phần hoá học cám gạo theo Viện Chăn nuôi .......................................7Bảng 4.1. Thành phần hoá học của bắp, khoai mì, cám gạo .........................................19Bảng 4.2. Thành phần hoá học của bắp phân theo nguồn gốc ......................................24Bảng 4.3. Thành phần hoá học của bắp phân theo thời gian lấy mẫu.........................268Bảng 4.4. Thành phần hoá học của khoai mì phân theo nguồn gốc mẫu....................300Bảng 4.5 Thành phần hoá học của khoai mì phân theo thời gian lấy mẫu..................320Bảng 4.6: Thành phần hoá học của cám gạo phân theo nguồn gốc mẫu ....................364Bảng 4.7 Thành phần hoá học của cám gạo phân theo thời gian lấy mẫu ..................386 vi      DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNHBiểu đồ 4.1. Thành phần hoá học của bắp, khoai mì, cám gạo……...……………... 21Biểu đồ 4.2. Thành phần hóa học của bắp phân theo nguồn gốc………………… 25Biểu đồ 4.3 Thành phần hoá học của bắp phân theo thời gian lấy mẫu………….. 27Biểu đồ 4.4. Thành phần hoá học của khoai mì phân theo nguồn gốc…………… 31Biểu đồ 4.5 Thành phần hoá học của khoai mì phân theo thời gian lấy mẫu…….. 33Biểu đồ 4.6 Thành phần hoá học của cám gạo phân theo nguồn gốc mẫu……….. 37Biểu đồ 4.7 Thành phần hoá học của cám gạo phân theo thời gian lấy mẫu…….. 39Hình 4.1. Phổ của hệ thống NIRS quét trên nguyên liệu bắp……………………... 40 vii      DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮTTừ viết tắtTiếng việtTiếng AnhAshKhoáng tổng sốTotal AshBR-VTBà Rịa – Vũng Tàu-CaCanxiCalciumCFXơ thôCrude FiberCPĐạm thôCrude ProteinDMVật chất khôDry MatterEEBéo thôEther ExtractEMSBức xạ điện từElectromagnetic SpectrumFAOTổ chức Lương thực và NôngNghiệp Liên Hiệp QuốcFood ang AgricultureOrganizationNIRSQuang phổ cận hồng ngoạiNear Infrared SpectroscopyPPhốt phoPhosphorTP.HCMThành phố Hồ Chí Minh-  viii      Chương 1MỞ ĐẦU1.1.ĐẶT VẤN ĐỀTrong một xã hội ngày càng hiện đại hóa, trình độ dân trí ngày một nâng cao,người chăn nuôi cần phải đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường cùng với việc điềuchỉnh, cân đối giá thành hợp lý nhất. Một trong những yếu tố nhằm cân đối giá thànhmà người chăn nuôi có thể điều chỉnh nhiều nhất chính là thức ăn. Chính vì vậy màcác trang trại ngày nay đang trên đà phát triển theo xu hướng: người chăn nuôi là nhàdinh dưỡng đồng thời cơ sở chăn nuôi là nhà máy pha chế thức ăn.Chúng ta biết rằng tính năng di truyền, chế độ dinh dưỡng hợp lý là hai yếu tốchính quyết định nên sự thành công trong công tác chăn nuôi. Muốn có chế độ dinhdưỡng hợp lý và có hiệu quả, chúng ta phải hiểu biết thành phần và giá trị dinh dưỡngcủa các chủng loại thức ăn khi phối hợp khẩu phần, nhằm cân đối giữa protein, acidamin, năng lượng, vitamin, khoáng đa và vi lượng…vv (Viện Chăn nuôi, 1995).Công tác phân tích thành phần hóa học các nguyên liệu thức ăn phục vụ chonhiều đối tượng như các chuyên gia dinh dưỡng, người chăn nuôi, các công ty, các cơsở mua bán nguyên liệu thức ăn chăn nuôi,...vv. Nhu cầu phân tích ngày càng trởthành một nhu cầu tất yếu của họ. Thành phần hoá học của các nguyên liệu thức ăncũng là cơ sở dữ liệu cơ bản trong công tác nghiên cứu, tổng hợp khẩu phần thức ăncho vật nuôi…vv. Chính vì nhu cầu phân tích nguyên liệu thức ăn hay thức ăn tổnghợp ngày càng nhiều, cộng với việc thời gian phân tích cũng phải nhanh chóng mà cácnhà khoa học đã nghiên cứu ra một phương pháp mới dần được áp dụng phổ biến làphương pháp NIRS (Near Infrared Spectroscopy – Quang phổ cận hồng ngoại) vìNIRS giải quyết được vấn đề thời gian có được kết quả cho người có nhu cầu phântích. Tuy nhiên để hoạt động hệ thống phân tích NIRS ta cần thiết lập một đườngchuẩn, một kho hay một thư viện dữ liệu cho hệ thống này.Nhằm có một cái nhìn khái quát về thành phần hóa học của một số nguyên liệuthức ăn trong chăn nuôi và làm cơ sở dữ liệu cho phương pháp mới (phương pháp 1       NIRS), cùng với sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng, khoa Chăn Nuôi – Thú Y, trườngđại học Nông Lâm TP.HCM dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Duy Đồng chúng tôitiến hành đề tài: “XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CƠ BẢN CỦA BẮP,KHOAI MÌ, CÁM GẠO ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO HỆ THỐNGNIRS”.1.2.MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU THÍ NGHIỆM1.2.1. Mục đíchXác định thành phần hóa học cơ bản của các nguyên liệu bắp, khoai mì, cámgạo làm nền tảng dữ liệu cho hệ thống NIRS.1.2.2. Yêu cầuXác định các thành phần: vật chất khô, protein thô, lipid thô, xơ thô, khoángtổng số, canxi, phospho của các nguyên liệu bắp, cám gạo, khoai mì. 2       Chương 2TỔNG QUAN2.1. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU THÍ NGHIỆM2.1.1. BắpPhân loại khoa học:-Giới ( regnum): Plantae-Bộ (ordo): Poales-Họ (familia): Poaceae-Chi (genus): Zea-Loài (species): Z. mays-Danh pháp khoa học: Zea mays L.Bắp (Zea mays L.), còn gọi là ngô, là một loại cây lương thực được thuầndưỡng tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra khắp châu Mỹ. Bắp lan tỏa ra phầncòn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc giữa người châu Âu với người châu Mỹ vàocuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 ( />Các hạt bắp là các dạng quả thóc với vỏ quả hợp nhất với lớp áo hạt, là kiểu quảthông thường ở họ Hòa thảo (Poaceae). Cây bắp thích nghi rộng về mặt khí hậu vàmôi trường. Bắp là loại hạt quan trọng nhất dùng trong thực phẩm chăn nuôi do cácnguyên nhân liên quan đến đặc điểm thực vật và giá trị dinh dưỡng. Bắp cung cấpnăng lượng nhiều nhất và thường được dùng làm thức ăn chuẩn về năng lượng để sosánh với các hạt cốc khác (Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc và Dương DuyĐồng, 2002).Tổng sản lượng bắp chung của thế giới năm 2005 là 692 triệu tấn, so với năm2003 (600 triệu tấn), trong đó Mỹ là nước sản xuất gần một nữa sản lượng (280 triệutấn), bên cạnh Trung Quốc (131 triệu tấn), Brasil (35 triệu tấn), Mexico (21 triệu tấn),Argentina (20 triệu tấn), Ấn Độ (15 triệu tấn),…vv. Ở Việt Nam, bắp được trồng nhiều 3       tại các tỉnh miền Đông và Cao Nguyên như Đồng Nai, Bình Thuận, Lâm Đồng và mộtsố tỉnh đồng bằng Sông Cữu Long như An Giang, Long An, Đồng Tháp. Năng suấtbình quân 4 – 5 tấn/ha ( />Hiện nay có nhiều giống bắp đang được trồng ở nước ta, các giống này cho hạtvới màu sắc khác nhau như màu vàng, trắng, đỏ. Bắp dùng trong chăn nuôi chủ yếu làbắp vàng (Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc và Dương Duy Đồng, 2002).Bắp là nguồn cung cấp chủ yếu hydratcarbon giàu năng lượng cho gia súc có dạdày đơn. Bắp chứa khoảng 720-800 g tinh bột/kg chất khô, năng lượng trao đổi cao3100 – 3200 kcal/kg và hàm lượng protein biến động từ 8 - 12 % phụ thuộc vào giống,nhưng protein của bắp thiếu tới 30-40% lysine, 15-30% tryptophan, 80% leucine sovới nhu cầu của heo. Tỷ lệ xơ rất thấp khoảng 1,5-3,5%, tỷ lệ béo trong bắp tương đốicao (4 – 6%) (Viện Chăn nuôi, 1995).Bảng 2.1. Thành phần hóa học của bắp theo Viện chăn nuôiThành phần hóa học (%)Việnchănnuôi(năm)Vật chấtkhô(DM)Proteinthô(CP)Lipid thô(EE)Xơ thôKhoángtổng số(Ash)(CF)Phospho(Ca)(P)198387,508,305,104,101,600,250,29199587,308,904,402,701,400,220,302.1.2. Khoai mìPhân loại khoa học:-Giới (regnum): Plantae-Bộ (ordo): Malpighiales-Họ (familia): Euphorbiaceae-Chi (genus): Manihot-Loài (species): M. esculenta Canxi4       -Danh pháp khoa học: Manihot esculenta CrantzKhoai mì có tên khoa học là Manihot esculenta Crantz, một số tên gọi khác ởPháp (Manioe), Anh (Cassava, Manioc), Mỹ La Tinh (Jucca Mandioca), Việt Nam(sắn). Khoai mì có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của Châu Mỹ La Tinh, được trồngcách đây hơn 5000 năm. Khoai mì được đưa đến Châu Phi vào thế kỷ XVI, sau đó lansang Châu Á vào thế kỷ XVII – XVIII. Ở Việt Nam cây khoai mì du nhập vào khoảnggiữa thế kỷ XVIII ( />Hiện tại, khoai mì được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đớivà là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu người. Năm 2006 và 2007, sản lượng khoaimì thế giới đạt 226,34 triệu tấn củ tươi so với 2005/2006 (211,26 triệu tấn) và 1961(71,26 triệu tấn). Nước có sản lượng khoai mì nhiều nhất là Nigeria (45,72 triệu tấn),nước có năng suất khoai mì cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), so với năng suất khoaimì bình quân của thế giới là 12,16 tấn/ha. Việt Nam đứng thứ 10 về sản lượng khoaimì (7,71 triệu tấn) trên thế giới ( />Do có khả năng chịu hạn và trồng được trên đất nghèo dinh dưỡng nên câykhoai mì được trồng rộng khắp trên cả nước ta. Năng suất biến động khoảng 10 – 40tấn/ha tùy thuộc khả năng đầu tư của con người. Khoai mì có nhiều công dụng trongchế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Củ khoai mì dùng làmthức ăn gia súc, chế biến khoai mì lát khô, bột khoai mì nghiền,…vv. Lá khoai mì ngọtlà loại rau xanh giàu đạm rất bổ dưỡng và để nuôi cá, nuôi tằm. Lá khoai mì đắng ủchua hoặc phơi khô để làm bột lá khoai mì dùng chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò, dê…vv.Củkhoai mì khô chứa khoảng 83% chất bột đường, chủ yếu là tinh bột, khoảng 3%protein thô và 3,7% xơ thô. Giá trị năng lượng trao đổi 3000 – 3100 kcal/kg( />Trong củ khoai mì, hàm lượng các acid amin không được cân đối, thừa argininenhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh (methionine,...). Thành phần dinh dưỡngkhác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng. Khi giá cả thị trườngkhông thuận lợi, người trồng khoai mì có thể kéo dài thời gian trồng mà năng suất củkhông bị giảm, nhưng thời gian trồng quá lâu thì củ sẽ hóa xơ và không có giá trị dinhdưỡng (Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc và Dương Duy Đồng, 2002). 5       Dựa vào nồng độ acid Cyanhydric (HCN) trong khoai mì mà các nhà khoa họcđã chia khoai mì ra làm hai nhóm chính: nhóm khoai mì ngọt có hàm lượng HCN ít(dưới 0,01%), nhóm khoai mì đắng có hàm lượng HCN nhiều hơn (trên 0,02%)( HCN gây độc cho gia súc, nếu acid có hàm lượngthấp sẽ làm cho gia súc chậm lớn, kém sinh sản. Nếu acid này có hàm lượng cao sẽlàm cho gia súc chết đột ngột (Viện Chăn nuôi, 1995). Nếu sử dụng khoai mì quánhiều trong khẩu phần của heo thịt thời kỳ cuối dễ dẫn đến có nhiều mỡ trong quày thịtvà quày thịt có màu đỏ nhạt dẫn đến làm giảm giá trị thương phẩm của heo (DươngThanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc và Dương Duy Đồng, 2002).Bảng 2.2 Thành phần hoá học của khoai mì theo Viện chăn nuôi Thành phần hóa học (%)Viện chănnuôiVật chấtkhôProteinthôLipidthôXơ thôKhoángtổng sốCanxiPhospho198371,91,200,501,700,700,070,06199587,412,871,682,952,180,230,15(năm)2.1.3. Cám gạoPhân loại khoa học lúa gạo:-Giới (regnum): Plantae-Bộ (ordo): Poales-Họ (familia): Poaceae-Chi (genus): Oryza-Loài (species): Oryza glaberrima và Oryza sativaLúa gạo (Oryza sativa), còn gọi là thóc, là nguồn lương thực chủ yếu cho conngười ở các nước nhiệt đới, nhưng cũng được sử dụng một phần làm thức ăn gia súc.Lượng protein, chất béo, giá trị năng lượng trao đổi của lúa gạo thấp hơn bắp, còn xơlại cao hơn bắp. Tỷ lệ protein trung bình của lúa gạo là 78-87 g/kg và xơ từ 90-120 6       g/kg. Lúa gạo tách trấu có giá trị dinh dưỡng cao hơn, gia súc tiêu hoá và hấp thụ tốthơn. Trấu chiếm khoảng 20% trọng lượng hạt lúa. Trấu rất giàu silic (trên 210 g/kg vậtchất khô) các mảnh trấu sắc, nhọn dễ làm tổn thương thành ruột. Do đó khi dùng lúalàm thức ăn gia súc cần phải loại bỏ trấu. Gạo có hàm lượng xơ 40-80 g/kg và proteinlà 70-87 g/kg. Hàm lượng lysine, arginine, tryptophan trong protein của gạo cao hơnbắp. Nhưng hàm lượng các nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng ở gạo lại rất thấp sovới nhu cầu của gia súc, gia cầm (Viện Chăn nuôi, 1995).Cám gạo là sản phẩm phụ của công nghiệp xay xát. Lượng cám thu được bìnhquân là 10 % khối lượng lúa. Cám gạo được hình thành từ lớp vỏ nội nhũ, mầm phôicủa hạt, cũng như một phần từ tấm. Do đó hàm lượng protein trong cám gạo cao: 120140g/kg chất khô. Hàm lượng chất béo trong cám gạo cũng rất cao (11 – 18%). Chấtbéo trong cám gạo rất dễ bị oxy hoá, không nên dự trữ lâu (Viện Chăn nuôi, 1995).Tùy theo lượng trấu còn lẫn trong cám ít hay nhiều mà cám được phân làm cám loại Ivà loại II. Ngoài ra còn có cám lau là phụ phẩm của việc lau bóng gạo trong xuất khẩu.Cám lau khó sử dụng trong thức ăn công nghiệp do độ ẩm cao, rất mau đóng vón, ôi vàlàm hư hỏng các dưỡng chất khác trong thức ăn (Dương Thanh Liêm, Bùi Huy NhưPhúc và Dương Duy Đồng, 2002).Tuy cám gạo có hàm lượng chất béo khá cao, nhưng do hàm lượng xơ thô cũngcao nên có hàm lượng năng lượng trao đổi thấp hơn bắp, 2650 kcal/kg, mặt dù đạm thôcao hơn. Cám gạo thường được dùng trong thức ăn cho heo, bò. Không nên sử dụngquá 30% trong khẩu phần vì lượng phospho dưới dạng phytin cao sẽ ức chế tiêu hóacác dưỡng chất như protein, acid amin và một số loại khoáng như kẽm (Zn),…vv(Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc và Dương Duy Đồng, 2002). Cám gạo lànguồn vitamin B1 phong phú, ngoài ra còn có cả vitamin B6 và biotin, 1kg cám gạo cókhoảng 22 mg vitamin B1, 13 mg vitamin B6 và 0,43 mg biotin. Cám gạo là loại thứcăn hấp dẫn cho tất cả các đối tượng gia súc (Lê Đức Ngoan, 2002).Bảng 2.3. Thành phần hoá học cám gạo theo Viện Chăn nuôiTên thức ăn Viện Chăn nuôi(năm)Thành phần hóa học (%)DM7   CP EECFAshCaP   Cám gạo tẻ xátmáy loại 1Cám gạo tẻ xátmáy loại 2198386,00 12,90 13,608,609,200,08 1,08199587,57 13,00 12,037,778,370,17 1,56198390,507,708,5019,60 16,40 0,30 0,50199590,279,766,7618,56 15,09 0,32 0,542.2. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH2.2.1. Vật chất khô (VCK, DM – Dry Matter)Phương pháp xác định vật chất khô được tiến hành theo AOAC 934.01™Nguyên tắcCác mẫu thức ăn có hàm lượng chất khô lớn hơn 85% ta có thể xác định ngayvật chất khô tuyệt đối và ngược lại ta cần xác định vật chất khô tương đối trước khixác định vật chất khô tuyệt đối. Mẫu được sấy khô ở 100-105oC, lượng nước sẽ mấthết, phần còn lại là chất khô hoàn toàn của mẫu.2.2.2. Protein thô (CP - Crude Protein)Phương pháp xác định hàm lượng protein thô theo AOAC 984.13™Nguyên tắcKhi cho mẫu thức ăn tác dụng với acid sulfuric (H2SO4) đậm đặc và đun nóng,nitơ trong protein sẽ bị phân giải thành NH3, nhờ có H2SO4 còn dư nên NH3 biến thànhsulfat amon (NH4)2SO4. Sau khi để nguội và hòa loãng với nước, mẫu được kiềm hóavới base mạnh sodium hydroxyde (NaOH). NH3 lại thoát ra khỏi dung dịch và đượcgiữ lại bằng acid boric (H3BO3).Đem định phân bằng acid HCl 0,1N, căn cứ lượng acid đã tiêu hao để trung hòaNH3 ta sẽ tính được lượng NH3, từ đó tính Nitơ tổng số và suy ra lượng protein tổngsố.Nitơ tổng số x 6,25 = protein thôTrong đó6,25: vì trong đạm thô chứa trung bình 16% nitơ (100/16 = 6,25). 8       Hệ số 6,25 được chấp nhận cho tất cả các mẫu.2.2.3. Khoáng tổng số (Ash – Total Ash)Phương pháp xác định hàm lượng khống tổng số theo AOAC 942.05™Nguyên tắcMẫu thức ăn sau khi đốt ở nhiệt độ cao (500 – 550oC), chất hữu cơ sẽ bị phânhủy hết, chất vô cơ còn lại là khoáng toàn phần hay còn gọi là chất tro.2.2.4. Lipid thô (EE – Ether Extract)Phương pháp xác định hàm lượng béo thô theo AOAC 920.39™Nguyên tắcChất béo là một este do sự hóa hợp của acid béo và glycerin mà thành. Tínhchất chung của chất béo là có thể hòa tan trong các dung môi hữu cơ như: ether,phenol, acetol…vv. Khi xác định chất béo người ta thường sử dụng ether làm dungmôi hòa tan, vì ether có nhiệt độ sôi thấp (35oC).Ether được làm bay hơi liên tục và được làm ngưng lạnh rơi qua mẫu và lôitheo các chất tan trong ether và trở lại cốc đựng ether ban đầu.Ether cũng như các dung môi khác không những có thể hoà tan được chất béomà còn hòa tan được các chất khác như: sáp, một số sắc tố, do đó chất béo lấy ra đượcgọi là chất béo thô.2.2.5. Xơ thô (CF – Crude Fibre)Phương pháp xác định hàm lượng xơ thô theo AOAC 962.09™Nguyên tắcMẫu thức ăn nghiền nhỏ, đem xử lý bằng dung dịch acid sulfuric 1,25%, base1,25%. Acid sulfuric thuỷ phân các chất hoà tan trong acid như: Carbolhydrat biến nóthành đường đơn, ngoài ra còn có một phần protein bị hòa tan. Base sẽ thuỷ phân chấtbéo, biến nó thành xà phòng và glycerin, hòa tan toàn bộ protid. Ngoài ra acid và basecó thể hòa tan một phần chất khoáng. Chất xơ thô là trọng lượng bã mất đi sau khi xửlý đem đốt.2.2.6. Canxi (Ca – Calcium)Phương pháp xác định hàm lượng canxi theo AOAC 927.02™ Nguyên tắc9       Thức ăn sau khi đốt thành tro, canxi trong thức ăn sẽ chuyển thành oxidecanxi (CaO) như sau:CaO + 2HCl → CaCl2 + H2ODùng ammonium oxalate để kết tủa Ca.CaCl2 + (NH4)2C2O4 → CaC2O4 + 2NH4ClNhư vậy tách được Ca ra khỏi dung dịch. Nếu hòa tan kết tủa oxalate canxibằng acid sulfuric sẽ được acid oxalicCaC2O4 + H2SO4 → H2C2O4 + CaSO4Lượng acid oxalic sẽ tỷ lệ với oxalate canxi. Dùng thuốc tím chuẩn độ acid, từđó tính được lượng canxi.2KMnO4 + 5H2C2O4 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O + 10CO22.2.7. Phospho (P)Phương pháp xác định hàm lượng phospho theo: AOAC 965.17™Nguyên tắcIon orthophosphate phản ứng với ammonium molybdate để tạo thành hợp chấtphosphor molybdate.2.3.TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NIRS (Near Infrared Spectroscopy)™Định nghĩa: Có nhiều cách định nghĩa về NIRS-NIRS là một kỹ thuật sử dụng một nguồn ánh sáng có bước sóng 800 nm –2500 nm, để tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về thành phần hóa học của mẫu phân tích( />-Bức xạ điện từ (EMS – Electromagnetic Spectrum) ở ngay trên dải màu đỏđược gọi là NIRS. Bức xạ này không thấy được bằng mắt thường, nhưng nó được phátra hằng ngày bởi mặt trời và được hấp thu bởi mọi hợp chất sinh học().™Nguyên lýNIRS hoạt động dựa trên các liên kết hữu cơ (C-H, N-H, O-H) giữa các chấthóa học khác nhau trong mẫu phân tích. Bằng cách hấp thu hay phát ra ánh sáng ở cácbước sóng khác nhau khi mẫu được chiếu xạ ( Những liên kết C-H, N-H và O-H và cấu trúc bậc hai của chúng lànhững khuôn xây dựng chủ yếu của mọi vật chất sinh học, và chúng ta có thể đo được 10      nồng độ của những liên kết này và thu được một dãy rộng những thông tin về thànhphần cấu tạo hóa học của vật chất sinh học đó ().™Tương tác giữa bức xạ NIRS với vật chất-Khi chúng ta có ánh sáng từ một máy quang phổ đập vào một ma trận các phântử của mẫu phân tích. Nếu các phân tử không tương tác với ánh sáng, ánh sáng sẽ vượtqua ma trận mà không có sự tương tác nào xảy ra (không tính đến sự mất mát do pháttán, khúc xạ, phản xạ và hấp thu). Nếu các phân tử tương tác với ánh sáng một cách rấtđặc trưng ta gọi đó là hoạt động hồng ngoại. Trường hợp đối với NIRS là sự kéo cănghay uốn cong các liên kết X-H như: CH, NH và OH.-Khi sự tương tác xảy ra, người ta dùng phương trình hồi qui đã có sẵn để dựđoán mẫu, thường là hồi qui bậc thang (Stepwise regression), hồi qui PLS (PartialLeast Squares regression), và mạng lưới (Neural Networks). Sau đó so sánh nó với giátrị tham khảo thu được từ phòng thí nghiệm hoặc vài nguồn khác. Sự định lượng NIRSđược tiến hành để đạt được các giá trị tham khảo từ phòng thí nghiệm cho mọi mẫutrong thư viện sản phẩm đã được thiết lập trước ().™Ưu điểm và hạn chế trong sử dụng NIRS-Theo www.winisi.com: Qui trình phân tích NIRS hấp dẫn chúng ta là do vậtchất có thể được phân tích mà không cần chuẩn bị mẫu, trên dưới 01 phút là cho kếtquả đa thành phần. Trong khi đó, hai nguồn sai số quan trọng là: phương pháp nàychính xác như thế nào và nó được lặp lại ra sau. (Sự chính xác là sự phù hợp giữa giátrị tham khảo và giá trị dự kiến từ phổ NIRS. Sự lặp lại là sự phù hợp giữa các cấu trúcdưới mẫu được phân tích trên cùng một vật chất). Tuy nhiên sự lặp lại thường rất dễchấp nhận, nhưng sự chính xác thành phần trong một vật chất phụ thuộc vào sự lặp lạicủa qui trình phòng thí nghiệm khi phát triển các giá trị tham khảo.-Theo www.docstoc.com/docs/10276806/ thì qui trình phân tích NIRS là nhanhchóng, kịp thời, ít tốn kém, không phá hoại, đơn giản và đôi khi chính xác hơn so vớiphân tích thông thường. Nhưng nếu có sự hiện diện của nước trong mẫu phân tích, màcòn hấp thụ mạnh ở gần cổng hồng ngoại đã làm hạn chế việc sử dụng NIRS để đánhgiá chất lượng của sản phẩm tươi sống. Và điều này cũng có thể khắc phục nhờ sựphát triển của toán học và máy tính, sự phát triển các phần mềm có khả năng thực hiệnthống kê toán học phức tạp. 11      ™Ứng dụng NIRSXác định lượng nước trong ngũ cốc và các loại hạt (Nooris và Hart, 1965). Xácđịnh thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các thức ăn hạt cốc cho gia súc nhailại (Arminda và cộng sự, 1998). Tồn dư nấm mốc và các chất phụ gia trong nguyênliệu thức ăn (Givens và Deaille, 1999). Xác định thành phần hoá học và giá trị dinhdưỡng của các thức ăn hạt cốc cho heo (Van Barneveld và cộng sự, 1999)…vv(). 12      Chương 3VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM3.1.1. Thời gianĐề tài được tiến hành từ ngày 11/05/2009 đến ngày 20/08/2009.3.1.2. Địa điểmThí nghiệm được tiến hành tại bộ môn Dinh Dưỡng trường Đại Học Nông LâmTP.HCM.3.2. VẬT LIỆU3.2.1. Đối tượng nghiên cứu-Bắp-Khoai mì-Cám gạo3.2.2. Chỉ tiêu khảo sát-Vật chất khô-Protein thô-Lipid thô-Xơ thô-Khoáng tổng số-Canxi-Phosphor3.3.PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH3.3.1. Phương pháp thu thập mẫuCác nguyên liệu bắp, khoai mì, cám gạo là những nguyên liệu tồn tại ở dạng hạt(bắp), bột (bắp, khoai mì, cám gạo,...), hay dạng lát (khoai mì lát,...), nên chúng tôitiến hành cách lấy mẫu như sau: 13      -Khi thức ăn đỗ thành đống trong kho, trên sàn tàu hoặc xe,…vv, mẫu được lấyít nhất ở 15 vị trí tại ba lớp: lớp trên - lớp cách bề mặt 20cm, lớp giữa và lớp cách sàn20cm. Các vị trí lấy mẫu được phân bố đều cho các lô hàng.-Trường hợp thức ăn đựng trong bao, mẫu được lấy ở 5% số bao của lô hàng,nhưng không ít hơn 5 bao đối với lô hàng nhỏ.Tại mỗi bao được chỉ định lấy mẫu,chúng tôi tiến hành lấy mẫu ở trên, dưới và giữa bao và dùng ống xông để lấy mẫu.Đối với những lô hàng quá lớn, lô hàng đó được chia thành nhiều lô nhỏ hơn và tiếnhành lấy mẫu ở từng lô nhỏ riêng biệt. Bỏ chung, trộn đều lượng mẫu lấy được ở cácvị trí khác nhau lại, nhặt bỏ tạp chất như rác, gỗ, mảnh kim loại.3.3.2. Phương pháp xử lý mẫuMẫu sau khi được lấy về phòng thí nghiệm sẽ được chia làm hai phần, một phầnđem xử lý để tiến hành phân tích, phần còn lại làm mẫu lưu để khi cần đem ra xétnghiệm trọng tài.™BắpTất cả các loại bắp hạt sẽ được say nhuyễn bằng máy, bắp đã được say sẵn thìtùy theo mức độ to nhỏ của hạt mà được xử lý lại cho thật mịn.™Khoai mìĐối với khoai mì lát chúng tôi tiến hành dập nhỏ và say lại bằng máy. Bột khoaimì thì được tiến hành phân tích trược tiếp.™Cám gạoHầu hết cám gạo khi lấy về đều ở dạng mịn nên chúng tôi tiến hành phân tíchtrực tiếp. Tuy nhiên với những mẫu có lẫn nhiều tấm hay trấu thì được say lại bằngmáy.3.3.3. Phương pháp phân tích3.3.3.1. Phân tích tỷ lệ vật chất khô™Cách tiến hành-Chén sứ được sấy ở 100-105oC, ít nhất 1 giờ.-Lấy ra, để nguội trong bình hút ẩm. Cân trọng lượng chén sứ (L1).-Cân vào chén sứ khoảng 2 gram mẫu (P), đặt vào tủ sấy 100-105oC trong 24 giờ.-Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm, đem cân (L2). 14      ™Tính kết quả:%VCK = (L2 – L1) / P × 100%Trong đó:L1: trọng lượng chén sứ (gram _ g),L2: trọng lượng (chén sứ + mẫu) sau khi sấy (g),P: trọng lượng mẫu cân (g).3.3.3.2. Phân tích tỷ lệ khoáng tổng số™Cách tiến hành-Cho chén sứ sạch vào tủ sấy ở 105°C trong khoảng 30 phút sau đó dùng kẹp gắpra cho vào bình hút ẩm. Cân trọng lượng chén (P).-Cân chính xác khoảng 3g mẫu (P1).-Cho chén sứ vào lò đốt ở 550-600°C trong 4 giờ. Sau khi mẫu trong chén sứbiến thành tro xốp màu trắng hay xám xanh là được, lấy chén sứ ra để nguội trong bìnhhút ẩm tiến hành cân trọng lượng (P2).™Tínhkết quả:% Ash = ( P2 – P) / P1 × 100Trong đó:P: trọng lượng chén sứ (g)P1: trọng lượng mẫu (g)P2: trọng lượng (chén sứ + mẫu) (g).3.3.3.3.™Phân tích tỷ lệ protein thôCách tiến hànhBao gồm 3 giai đoạn-Giai đoạn vô cơ hóaCân khoảng 0,5 – 1g mẫu trên tờ giấy lọc, gói mẫu lại, cho vào bình Kjeldahl500ml. Cho vào khoảng 5g chất xúc tác và 25ml H2SO4 đậm đặc. Đặt bình lên bếp đốtcho đến khi dung dịch trong bình có màu xanh nhạt trong hoàn toàn là được.-Giai đoạn chưng cấtChuẩn bị 50 ml acid boric trong bình tam giác. Đặt bình tam giác có chứa acidboric sao cho lượng acid trên phải ngập đầu ống nhựa của hệ thống làm lạnh dẫn ra. 15   

Tài liệu liên quan

  • Nghiên cứu xác định thành phần hóa học có trong một số dịch chiết của hạt quả bơ ở đăk lăk Nghiên cứu xác định thành phần hóa học có trong một số dịch chiết của hạt quả bơ ở đăk lăk
    • 13
    • 1
    • 13
  • nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
    • 51
    • 3
    • 8
  • Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học các hợp chất trong vỏ quả cam sành Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học các hợp chất trong vỏ quả cam sành
    • 47
    • 2
    • 6
  • Xác định thành phần hóa học cơ bản và khả năng ứng dụng của nước ót đồng muối quỳnh lưu Xác định thành phần hóa học cơ bản và khả năng ứng dụng của nước ót đồng muối quỳnh lưu
    • 54
    • 391
    • 1
  • Nghiên cứu xác định thành phần hóa học có trong một số dịch chiết của hạt quả bơ ở Đăk Lăk Nghiên cứu xác định thành phần hóa học có trong một số dịch chiết của hạt quả bơ ở Đăk Lăk
    • 13
    • 486
    • 3
  • XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA BỘT CÁ VÀ KHÔ DẦU ĐẬU NÀNH LÀM CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO HỆ THỐNG MÁY NIRS Họ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA BỘT CÁ VÀ KHÔ DẦU ĐẬU NÀNH LÀM CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO HỆ THỐNG MÁY NIRS Họ
    • 66
    • 618
    • 0
  • XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CƠ BẢN CỦA BẮP, KHOAI MÌ, CÁM GẠO ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO HỆ THỐNG NIRS XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CƠ BẢN CỦA BẮP, KHOAI MÌ, CÁM GẠO ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO HỆ THỐNG NIRS
    • 76
    • 424
    • 0
  • XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA BỘT CÁ VÀ KHÔ DẦU ĐẬU NÀNH LÀM CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO HỆ THỐNG MÁY NIRS XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA BỘT CÁ VÀ KHÔ DẦU ĐẬU NÀNH LÀM CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO HỆ THỐNG MÁY NIRS
    • 66
    • 362
    • 2
  • XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CƠ BẢN CỦA BẮP, KHOAI MÌ, CÁM GẠO ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO HỆ THỐNG NIRS XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CƠ BẢN CỦA BẮP, KHOAI MÌ, CÁM GẠO ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO HỆ THỐNG NIRS
    • 76
    • 422
    • 0
  • Thiết kế website và cơ sở dữ liệu cho hệ thống giám sát và cảnh báo chất lượng nước nuôi trồng thuỷ sản trên sông trà và   bà rịa   vũng tàu đề tài nghiên cứu khoa học Thiết kế website và cơ sở dữ liệu cho hệ thống giám sát và cảnh báo chất lượng nước nuôi trồng thuỷ sản trên sông trà và bà rịa vũng tàu đề tài nghiên cứu khoa học
    • 26
    • 211
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.03 MB - 76 trang) - XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CƠ BẢN CỦA BẮP, KHOAI MÌ, CÁM GẠO ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO HỆ THỐNG NIRS Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Thành Phần Dinh Dưỡng Của Bắp Trong Chăn Nuôi