Xác định Tính Chẵn Lẻ Của Hàm Số Lượng Giác
Có thể bạn quan tâm
XÁC ĐỊNH TÍNH CHẴN LẺ CỦA HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC
A. Lý thuyết
Phương pháp chung
Ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tìm tập xác định D của hàm số, khi đó:
Nếu D là tập đối xứng (tức là \[\forall x\in D\Rightarrow -x\in D\] ), ta thực hiện tiếp bước 2
Nếu D không là tập đối xứng (tức là $\exists x\in D$ mà \[-x\notin D\] ), ta kết luận hàm số không chẵn cũng không lẻ.
Bước 2: Xác định \[f\left( -x \right)\] , khi đó:
Nếu \[f\left( -x \right)=f\left( x \right)~\]kết luận hàm số là hàm chãn
Nếu \[f\left( -x \right)=-f\left( x \right)~\]kết luận hàm số là hàm lẻ
Ngoài ra kết luận hàm số không chẵn cùng không lẻ
B. Bài tập minh họa
Câu 1: Xác định tính chẵn lẻ hàm số $y=2x-\sin 3x$. |
Giải:
Tập xác định $D=\mathbb{R}$.
Với $\forall x\in D$ thì $-x\in D$.
Ta có $f\left( x \right)=2x-\sin 3x$.
$f\left( -x \right)=2\left( -x \right)-\sin 3\left( -x \right)=-2x+\sin 3x=-\left( 2x-\sin 3x \right)$.
$\Rightarrow f\left( -x \right)=-f\left( x \right),\forall x\in D$.
Vậy $y=2x-\sin 3x$ là hàm số lẻ
Câu 2: Xác định tính chẵn lẻ hàm số $y=1+2{{x}^{2}}-\cos 3x$. |
Giải:
Tập xác định $D=\mathbb{R}$.
Với $x\in D$ thì $-x\in D$.
Ta có $f\left( x \right)=1+2{{x}^{2}}-\cos 3x$.
$f\left( -x \right)=1+2{{\left( -x \right)}^{2}}-\cos 3\left( -x \right)=1+2{{x}^{2}}-\cos 3x=f\left( x \right)$.
$\Rightarrow f\left( -x \right)=f\left( x \right),\forall x\in D$.
Vậy $y=1+2{{x}^{2}}-\cos 3x$ là hàm số chẵn.
Câu 3: Xác định tính chẵn lẻ hàm số $y=2-\sin x\cos \left( \frac{5\pi }{2}-2x \right)$. |
Giải:
Ta có $y=2-\sin x\cos \left( \frac{5\pi }{2}-2x \right)=2-\sin x\sin 2x$.
Tập xác định $D=\mathbb{R}$.
Với $x\in D$ thì $-x\in D$.
Ta có $f\left( x \right)=2-\sin x\sin 2x$.
\[f\left( -x \right)=2-\sin \left( -x \right)\sin \left( -2x \right)=2-\sin x\sin 2x\].
$\Rightarrow f\left( -x \right)=f\left( x \right),\forall x\in D$.
Vậy hàm y chẵn.
Câu 4: Xác định tính chẵn lẻ hàm số $y=\left| x \right|\cos 2x$. |
Giải:
Tập xác định $D=\mathbb{R}$.
Với $x\in D$ thì $-x\in D$.
Ta có $f\left( x \right)=\left| x \right|\cos 2x$.
\[f\left( -x \right)=\left| -x \right|\cos \left( -2x \right)=\left| x \right|\cos 2x=f\left( x \right)\].
$\Rightarrow f\left( -x \right)=f\left( x \right),\forall x\in D$.
Vậy y là hàm chẵn.
Câu 5: Xác định tính chẵn lẻ hàm số $y=4{{x}^{2}}-\sin \left| 3x \right|$. |
Giải:
Tập xác định $D=\mathbb{R}$.
Với $x\in D$ thì $-x\in D$.
Ta có $f\left( x \right)=4{{x}^{2}}-\sin \left| 3x \right|$.
$f\left( -x \right)=4{{\left( -x \right)}^{2}}-\sin \left| -3x \right|=4{{x}^{2}}-\sin \left| 3x \right|=f\left( x \right)$.
$\Rightarrow f\left( -x \right)=f\left( x \right),\forall x\in D$.
Vậy y là hàm chẵn.
Câu 6: Xác định tính chẵn lẻ hàm số $y=\tan x-2\cos 3x$. |
Giải:
Tập xác định $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ \frac{\pi }{2}+k\pi ,k\in \mathbb{Z} \right\}$.
Với $x\in D$ thì $-x\in D$.
Ta có $f\left( \frac{\pi }{4} \right)=1+\sqrt{2},\text{ }f\left( -\frac{\pi }{4} \right)=-1+\sqrt{2}\Rightarrow \text{ }f\left( -\frac{\pi }{4} \right)\ne f\left( \frac{\pi }{4} \right)$ và $f\left( -\frac{\pi }{4} \right)\ne -f\left( \frac{\pi }{4} \right)$.
Vậy hàm y không chẵn, không lẻ.
Câu 7: Xác định tính chẵn lẻ hàm số $y=\sin x{{\cos }^{2}}x+\tan x$. |
Giải:
Tập xác định $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ \frac{\pi }{2}+k\pi ,k\in \mathbb{Z} \right\}$.
Với $\forall x\in D$ thì $-x\in D$.
Ta có $f\left( x \right)=\sin x{{\cos }^{2}}x+\tan x$.
$f\left( -x \right)=\sin \left( -x \right){{\cos }^{2}}\left( -x \right)+\tan \left( -x \right)=-\sin x{{\cos }^{2}}x-\tan x$.
$\Rightarrow f\left( -x \right)=-f\left( x \right),\forall x\in D$.
Vậy y là hàm số lẻ.
Câu 8: Xác định tính chẵn lẻ hàm số $y=1+\cos x\sin \left( \frac{3\pi }{2}-3x \right)$. |
Giải:
Ta có $y=1+\cos x\sin \left( \frac{3\pi }{2}-3x \right)=1-\cos x\cos 3x$.
Tập xác định $D=\mathbb{R}$.
Với $x\in D$ thì $-x\in D$.
Ta có $f\left( x \right)=1-\cos x\cos 3x$.
$f\left( -x \right)=1-\cos \left( -x \right)\cos \left( -3x \right)=1-\cos x\cos 3x=f\left( x \right)$.
$\Rightarrow f\left( -x \right)=f\left( x \right),\forall x\in D$.
Vậy y là hàm chẵn.
Câu 9: Xác định tính chẵn lẻ hàm số $y=\frac{\left| x \right|\sin 2x}{{{\cos }^{3}}2x}$. |
Giải:
Hàm số xác định $\Leftrightarrow {{\cos }^{3}}2x\ne 0\Leftrightarrow \cos 2x\ne 0\Leftrightarrow x\ne \frac{\pi }{4}+k\frac{\pi }{2},k\in \mathbb{Z}$.
Tập xác định $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ \frac{\pi }{4}+k\frac{\pi }{2},k\in \mathbb{Z} \right\}$.
Với $x\in D$ thì $-x\in D$.
Ta có $f\left( x \right)=\frac{\left| x \right|\sin 2x}{{{\cos }^{3}}2x}$.
$f\left( -x \right)=\frac{\left| -x \right|\sin \left( -2x \right)}{{{\cos }^{3}}\left( -2x \right)}=-\frac{\left| x \right|\sin 2x}{{{\cos }^{3}}2x}$.
$\Rightarrow f\left( -x \right)=-f\left( x \right),\forall x\in D$.
Vậy y là hàm số lẻ.
Câu 10: Xác định tính chẵn lẻ hàm số $y=\frac{2\sin x-4\tan x}{5+\cos x}$. |
Giải:
Biểu thức $5+\cos x\ne 0,\forall x\in \mathbb{R}$ nên tập xác định của hàm số là $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ \frac{\pi }{2}+k\pi ,k\in \mathbb{Z} \right\}$.
Với $\forall x\in D$ thì $-x\in D$.
Ta có $f\left( x \right)=\frac{2\sin x-4\tan x}{5+\cos x}$.
$f\left( -x \right)=\frac{2\sin \left( -x \right)-4\tan \left( -x \right)}{5+\cos \left( -x \right)}=\frac{-2\sin x+4\tan x}{5+\cos x}$.
$\Rightarrow f\left( -x \right)=-f\left( x \right),\forall x\in D$.
Vậy y là hàm số lẻ.
C. Bài tập rèn luyện
Xét tính chẵn lẻ của hàm số.
1. y = xcos3x 2.\[y=\frac{1+\cos x}{1-\cos x}\] 3. y = x3sin2x 4.\[y=\frac{{{x}^{3}}-\sin x}{\cos 2x}\]
5. \[y=\frac{\cos 2x}{x}\] 6. y = x – sinx 7. \[y=\sqrt{1-\cos x}\] 8.\[y=1+\cos x\sin \left( \frac{3\pi }{2}-2x \right)\]
9. y = cosx + sin2x 10. y = sin2x + cos2x 11. y = cot2x + 5sinx 12. \[y=\tan \left( x-\frac{\pi }{3} \right)\]
Bài viết gợi ý:
1. Hàm số lượng giác (Dạng 4)
2. QUY TẮC NHÂN
3. QUY TẮC CỘNG
4. Chứng Minh Ba Đường Thẳng Đồng Quy
5. Chứng Minh Ba Điểm Thẳng Hàng
6. Thiết Diện
7. Giao Điểm Giữa Đường Thẳng Và Mặt Phẳng
Từ khóa » Cách Xét Tính Chẵn Lẻ Của Hàm Số Lớp 11
-
Xét Tính Chẵn Lẻ Của Hàm Số Lượng Giác Và Bài Tập Vận Dụng
-
Cách Xét Tính Chẵn, Lẻ Và Chu Kì Của Hàm Số Lượng Giác Cực Hay
-
Xét Tính Chẵn - Lẻ Của Hàm Số Lượng Giác
-
Cách Xác định Tính Chẵn, Lẻ Của Hàm Số Lượng Giác Cực Hay
-
Xét Tính Chẵn Lẻ Của Hàm Số Lượng Giác
-
Phương Pháp Xét Nhanh Tính Chẵn Lẻ Hàm Số Lượng Giác Bài 1
-
Tập Xác định Và Tính Chẵn Lẻ - Toán 11 – Thầy Nguyễn Công Chính
-
Cách Xét Tính Chẵn Lẻ Của Hàm Số Chính Xác 100% [ Bài Tập Minh Họa]
-
Đại Số Lớp 11: Tính Chẵn Lẻ Của Hàm Số Lượng Giác.
-
CÁCH XÉT TÍNH CHẴN LẺ CỦA HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC. TOÁN ...
-
QUY TẮC XÉT TÍNH CHẴN LẺ CỦA HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC. BÀI ...
-
[CHUẨN NHẤT] Xét Tính Chẵn Lẻ Của Hàm Số Lượng Giác - TopLoigiai
-
Trắc Nghiệm Tính Chẵn Lẻ Và Chu Kì Của Hàm Số Lượng Giác
-
Câu 7 Trang 16 Đại Số Và Giải Tích 11 Nâng Cao, Xét Tính Chẵn – Lẻ ...