Xác định Trị Giá Hải Quan Cho Hàng Hóa Nhập Khẩu Khi Thực Hiện ...
Có thể bạn quan tâm
Công chức thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái, Cục Hải quan Quảng Ninh kiểm tra hàng hóa NK. Ảnh: Q.HÙNG
Tính trị giá hải quan theo phương pháp giá giao dịch
Gặp vướng về truờng hợp hàng hóa mua bán theo điều kiện FOB, DN khai báo trị giá tính thuế theo giá FOB trên hóa đơn thương mại và cước vận chuyển là 0 đồng, trong khi đó các tài liệu có liên quan cũng không thể hiện giá cước phí vận chuyển. Như vậy trường hợp này không đủ điều kiện để xác định theo phương pháp trị giá giao dịch.
Tuy nhiên, DN trình bày những lô hàng NK có điều kiện giao hàng FOB đều được hãng tàu miễn cước phí vận chuyển. Như vậy, trường hợp khai báo chí phí vận chuyển quốc tế là 0 đồng có được chấp nhận hay không để xác định trị giá hải quan theo phương pháp giá giao dịch?
Hướng dẫn với truờng hợp này, Tổng cục Hải quan cho biết, hàng hóa mua bán theo điều kiện FOB, người NK khai việc DN được miễn cước phí vận chuyển, theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC thì hàng hóa NK theo hợp đồng mua bán, nếu giao dịch mua bán đủ điều kiện áp dụng, thì được xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa NK (phương pháp 1).
Theo quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2015ffT-BTC ngày 25/3/2015 thì trong khi áp dụng xác định trị giá hải quan theo phương pháp 1, chi phí cho việc vận chuyển hàng hóa NK từ nước ngoài đến cửa khẩu NK đầu tiên, nếu chưa có trong giá thực tế mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ thanh toán cho người bán, thì phải điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.
Trường hợp người NK khai báo cước vận tải bằng 0 (miễn cước) thì phải có chứng từ, tài liệu chứng minh; và trong quá trình thanh tra chuyên ngành tại DN, cơ quan Hải quan cần xác minh với hãng vận tải về việc miễn cước này. Nếu hãng vận tải trực tiểp thực hiện dịch vụ vận chuyển lô hàng NK có xác minh bằng văn bản về việc miễn cước thì cơ quan Hải quan có thể chấp nhận trị giá khoản điều chỉnh cộng là cước vận tải quốc tế của lô hàng NK bằng 0.
Trường hợp người NK khai báo việc miễn cước vận tải nhưng không đủ bằng chứng để chứng minh thì không chấp nhận trị giá khoản điều chỉnh bằng 0. Thông qua kết quả thanh tra chuyên ngành, căn cứ hồ sơ kế toán của DN, nếu các yếu tố khác để xác định trị giá giao dịch đều được chấp nhận, và nếu xác định được số tiền mà DN đã thanh toán hay sẽ thanh toán cho đơn vị vận tải (hoặc logistics) để thực hiện hoạt động vận chuyển quốc tế đối với lô hàng NK, thì điều chỉnh cộng số tiền đó vào trị giá hải quan. Nếu không xác định được trị giá của khoản điều chỉnh cộng thì không áp dụng xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch; và tiếp tục áp dụng các phương pháp thay thế theo đúng nguyên tắc đã quy đinh.
Tại Điều 25b Thông tư 38/2015/TT-BTC bổ sung thêm 2 phương pháp xác định trị giá hải quan hàng XK so với quy định hiện tại là: Phương pháp giá bán của hàng hóa XK giống hệt, tương tự tại thị trường Việt Nam ghi trên hóa đơn bán hàng tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai hàng XK đang xác định trị giá (khoản 4 Điều 25a) và Phương pháp giá bán của hàng hóa XK do cơ quan Hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại theo quy định tại Khoản 8 Nghị định 59/2018/NĐ-CP (khoản 4 Điều 25a) Ngoài ra, Thông tư cũng bổ sung quy định về trị giá của hàng hóa XK không có hợp đồng mua bán và không có hóa đơn thương mại là trị giá khai báo.
Phương pháp giao dịch hàng hóa tương tự
Từ vướng mắc với trường hợp hàng hóa NK không đủ điều kiện để được áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, cơ quan Hải quan sẽ chuyển sang áp dụng phương pháp xác định trị giá tiếp theo là phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa NK giống hệt, tương tự. Tuy nhiên, tra cứu thông tin thì lại phát sinh 2 tình huống: Chỉ có thông tin về giá giao dịch của hàng hóa NK giống hệt, tương tự có giá thấp hơn trị giá giao dịch của lô hàng được xác định trị giá hải quan; và tình huống có cả thông tin về trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt, tương tự có giá trị thấp hơn và cao hơn trị giá giao dịch của lô hàng xác định trị giá hải quan.
Tuy nhiên, hải quan một số tỉnh, thành phố cho rằng, việc chấp nhận trị giá giao dịch của DN hoặc chấp nhận trị giá giao dịch của hàng hóa NK giống hệt, tương tự thấp nhất đều không phù hợp. Vì vậy, cần thiết Tổng cục Hải quan hướng dẫn trường hợp này.
Gỡ vướng mắc này, Tổng cục Hải quan phân tích, căn cứ quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư số 39/2015/1T-BTC thì nếu không thể xác định được trị giá hải quan cho hàng hóa NK theo phương pháp trị giá giao dịch (quy định tại Điều 5 đển Điều 7 và Điều 13 đến Điều 16 của Thông tư số 39/2015/1T-BTO), trị giá hải quan của hàng hóa phải được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa NK giống hệt. Nếu không thể xác định được theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng NK giống hệt thì phải xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng NK tương tự. Nếu không xác định được trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng NK tương tự thì phải xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ, trị giá tính toán và cuối cùng là phương pháp suy luận.
Trong khi kiểm tra việc xác định trị giá hải quan của DN, nếu cơ quan Hải quan có đủ cơ sở để kết luận giao dịch mua bán của DN không đủ điều kiện áp dụng xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch thì phải bác bỏ trị giá hải quan khai báo, bác bỏ việc áp dụng phương pháp trị giá giao dịch và tiến hành xác định trị giá hải quan theo trình tự áp dụng các phương pháp là đúng quy định.
Khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp thay thế là phương pháp trị giá giao dịch của hàng NK giống hệt (hoặc tương tự), nếu hải quan địa phương xác định trị giá giao dịch của hàng NK giống hệt (hoặc tương tự) là không phù hợp thì tiếp tục chuyển sang áp dụng phương pháp thay thế tiếp theo. Đặc biệt, do đây là việc xác định lại trị giá hải quan của hàng hóa NK, được thực hiện trong khi cơ quan Hải quan tiến hành thanh tra chuyên ngành tại DN, nên cơ quan Hải quan có thể thu thập được các thông tin để xác định được trị giá khấu trừ của hàng hóa NK.
Từ khóa » Khai Hải Quan Giá Fob
-
[DOC] Giá Trị Hàng Hóa (C) Tính Theo Loại Giá FOB - Giá Xuất Khẩu
-
FOB Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa?
-
FOB Là Gì? - Tất Tần Tật Về F.O.B Trong Xuất Nhập Khẩu
-
[PDF] HƯỚNG DẪN CÁCH GHI CÁC TIÊU THỨC TRÊN TỜ KHAI HÀNG ...
-
Cách Tính Giá FOB Và CIF - Logistics Solution
-
Cách Khai Giá CIF, CIP, CNF...mà Trên Invoice Tách Riêng Cước Phí Và ...
-
Giá FOB Là Gì? Trách Nhiệm Của Bên Mua Và Bán Trong Hợp đồng FOB
-
Fob Là Gì? Tất Tần Tật Về Fob Trong Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa
-
Thủ Tục Tham Vấn Xác định Trị Giá Tính Thuế Và ấn định Thuế XNK.
-
Trị Giá Khai Báo Cho Sản Phẩm Gia Công Gồm Những Gì?
-
Mẫu Tờ Khai Hải Quan Mới Nhất 2022 Và Hướng Dẫn Chi Tiết Cách điền
-
Khái Niệm CIF, FOB Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa CIF Và FOB
-
Các Chỉ Tiêu Trên Tờ Khai Xuất Khẩu - Dịch Vụ Hải Quan - HP Toàn Cầu
-
Đối Với Mặt Hàng Xuất Khẩu .Giá Tính Thuế Là Theo Giá FOB Hay Theo ...