Xách Va Li Cho Cô Dâu Về Nhà Chồng - .vn

Home Từ điển Dữ liệu Danh mục
  • Tin tức
  • Xiển dương Đạo pháp
  • Media
  • Môi trường
  • Lời Phật dạy
  • Sống an vui
  • Đức Phật
  • Sách Phật giáo
  • Giáo hội
  • Nghiên cứu
  • Tâm linh Việt
  • Phật pháp và cuộc sống
  • Phật giáo thường thức
  • Kinh Phật
  • Phỏng vấn
  • Chùa Việt
DỮ LIỆU Đức Phật Từ điển Giáo hội Chùa Sách Tăng sỹ Đời sống Thứ, 10/04/2017, 16:22 PM
  • muc luc 450
  • link
  • bug

Xách va li cho cô dâu về nhà chồng

Diệu Âm Minh Tâm gg follow

Cuộc đời mỗi người dài ngắn khác nhau, số phận mỗi người cũng vì thế mà tốt xấu khác biệt. Nhưng hãy cứ mạnh mẽ và tin rằng, bạn là người nắm chắc trong tay vận mệnh của chính bạn. Bên nhà Phật có câu: “Nếu Bồ tát muốn đến được tịnh thổ, phải làm tịnh tâm này, tùy theo tâm tịnh thì Phật thổ tịnh”. Tịnh thổ (Niết Bàn, Cực Lạc) thực sự không phải ở phương nào, cũng không phải quá xa xôi mà chính là một tâm kinh tịnh, sạch sẽ. Cho nên, “tâm thanh tịnh” là điều cả một đời người cần phải tu dưỡng.

Tuần trước tôi đã có một trải nghiệm mới lạ, đó là xách va li cho chị họ tôi về nhà chồng. Gọi là va li cho Tây chút chứ thực chất nó chỉ là một chiếc túi xách khá to có đựng một vài đồ dùng cá nhân của cô dâu mà thôi. Chuyện sẽ chẳng có gì kì lạ nếu tôi không được nghe mọi người phổ biến những “nguyên tắc vàng” khi xách va li. Đầu tiên, khi bước chân ra khỏi phòng cô dâu, bạn phải cầm chiếc túi bằng hai tay. Tiếp đó, không được đặt túi xuống đất hay chuyền qua lại giữa hai tay. Mọi người nói nếu làm vậy thì cô dâu sẽ “đứt gánh giữa đường” hay “lấy hai đời chồng”? Rồi ngồi trên ô tô cũng phải đặt túi trên đùi. Nói chung là còn vô số những nguyên tắc khác nhưng chốt lại lúc nào cũng phải đi sát cô dâu, phải giữ chặt túi, vật bất ly thân cho đến khi đặt chân tới nhà chú rể. Tôi thấy vô cùng hiếu kỳ và hỏi lại ai là người nghĩ ra những nguyên tắc này thì mọi người nói: Các cụ bảo thế! Tôi chỉ biết cười và làm theo. Nhưng vì chưa có kinh nghiệm, vừa ra khỏi phòng cô dâu tôi đã bỏ ngay túi ra cho người khác cầm vì phải vào chụp ảnh gia đình mà túi to quá nên vướng. Khoảnh khắc bỏ chiếc túi ra khỏi người tôi biết mình đã sai rồi. Cô dâu giật mình, bảo tôi: “Sao em dám bỏ túi ra khỏi người? Thế này thì chết chị rồi” cùng với nét mặt hoảng hốt. Tôi đần cả người, còn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra trong khi mọi người xung quanh xì xào. Tôi cứ nghĩ tính từ cửa nhà mà quên béng mất “lời các cụ” là tính từ phòng cô dâu. Tôi vội đeo túi lại vào người và thấy có lỗi vô cùng. Chưa bao giờ tôi thấy chiếc túi nặng đến vậy. Nặng đồ, nặng vật còn đỡ huống chi bây giờ tôi nặng cả hai chữ “trách nhiệm”. Cuộc sống của hai con người bỗng chốc đổ hết lên vai tôi. Tôi tự hỏi mai sau nhỡ hết duyên hai anh chị có chia tay chắc tôi là nguyên nhân mất. Bởi tôi lỡ bỏ túi ra mà? Từ câu chuyện “xách va li cho cô dâu về nhà chồng”, tôi bắt đầu nghĩ về nỗi sợ của con người trước những tác động của ngoại cảnh. Từ bao giờ mà hạnh phúc trong hôn nhân lại do một chiếc túi định đoạt? Con người phải chăng đang quá yếu đuối và vô minh khi đặt nặng yếu tố khách quan mà quên mất chính mình mới là chủ thể quyết định.
Câu chuyện “Chiếc lá tâm” tôi từng đọc trong một cuốn sách có lẽ rất đúng trong trường hợp này. Chuyện kể rằng: “Có một chàng thanh niên kia buồn bã tìm đến một vị thiền sư hỏi rằng: Thưa sư phụ, có những lúc con tưởng chừng như cuộc sống và con người muốn nhấn chìm con. Vậy những lúc như thế con phải làm gì ạ? Vị thiền sư không nói gì, đi lấy hai cái thùng, một thùng có nước và một thùng trống không. Rồi người thả chiếc lá vào cái thùng không đó, đoạn người xách chiếc thùng đầy nước kia từ từ đổ vào cái thùng có chiếc lá. Chiếc lá bị nước đổ vào cuốn xoáy trong nước, nhiều lần cứ lặn hụp như thế, nhưng khi nước đã đổ vào đầy hết, thì chiếc lá vẫn lặng lẽ trôi ung dung trên mặt nước. Rồi người chỉ vào chiếc lá trong thùng nước và ôn tồn nói: “Con thấy đấy, nếu con biết thả tâm của mình nhẹ nhàng như chiếc lá này, thì dù mọi thứ có chuyển biến nghiệt ngã đến đâu cũng không thể nào nhấn chìm con được”. Trong cuộc sống, có thể có những lúc bạn ở vào tình huống “thân bất do kỷ”, tức là bạn phải làm những việc mà trong lòng không mong muốn, nhưng ai có thể hạn chế được nội tâm của bạn đây? Trong lòng bạn như thế nào chỉ có thể là do chính bạn tự định đoạt mà thôi. Cuộc sống càng bình thản thì nội tâm sẽ càng sáng lạn. Đâu cần phải phô trương, nội tâm an bình mới là an bình thực sự. Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn. Sự khỏe mạnh của thân thể chính là niềm hạnh phúc trong thế tục. Sự thanh thản, an hòa trong tâm chính là chốn Cực Lạc. Như hai câu chuyện tôi đã dẫn dắt ở trên, đôi khi bạn nhầm lẫn và hoang mang trước sự tác động của ngoại cảnh. Bạn bất an và lo lắng những nỗi sợ vô hình để rồi bị ngoại cảnh dẫn dắt và chi phối. Nhưng thực chất do tâm bạn đang động nên không nhận thức được vấn đề đang xảy ra. Vì tâm động nên ngoại cảnh càng động và chúng tác động vào bạn càng mạnh mẽ. Bởi vậy, muốn làm chủ được thân thì tâm phải tĩnh. Đúng với lời dạy của vị thiền sư trong câu chuyện “Chiếc lá tâm” kia: Hãy thả tâm của mình nhẹ nhàng như chiếc lá thì dù mọi thứ có chuyển biến nghiệt ngã đến đâu cũng không thể nào nhấn chìm bạn được. Hóa thành một chiếc lá rơi Sống mà được thế thảnh thơi, nhẹ nhàng Khi đèn mờ, bạn không thể thấy mạng nhện giăng ở góc phòng, nhưng lúc đèn sáng bạn có thể thấy rõ ràng để quét sạch đi. Cũng vậy, khi tâm trong sáng và tĩnh lặng bạn sẽ thấy rõ phiền não để khử trừ! Đá cẩm thạch như thế nào mới có thể biến thành pho tượng sinh động? Một nhà điêu khắc nói: “Rất đơn giản, chỉ cần chạm khảm hết đi những chi tiết không cần thiết là được”. Đời người cũng giống như vậy, bỏ đi những thứ rườm ra, phức tạp thì sẽ tự nhiên đơn giản, như thế sống mới được thanh thản.
Cuộc đời mỗi người dài ngắn khác nhau, số phận mỗi người cũng vì thế mà tốt xấu khác biệt. Nhưng hãy cứ mạnh mẽ và tin rằng, bạn là người nắm chắc trong tay vận mệnh của chính bạn. Bên nhà Phật có câu: “Nếu Bồ tát muốn đến được tịnh thổ, phải làm tịnh tâm này, tùy theo tâm tịnh thì Phật thổ tịnh”. Tịnh thổ (Niết Bàn, Cực Lạc) thực sự không phải ở phương nào, cũng không phải quá xa xôi mà chính là một tâm kinh tịnh, sạch sẽ. Cho nên, “tâm thanh tịnh” là điều cả một đời người cần phải tu dưỡng. Tất cả mọi người trên thế gian này nếu làm đúng như lời Phật dạy sẽ tìm thấy cho mình sự an lạc và thanh thản. Và triết lý ấy được gói gọn trong 8 chữ: Làm chủ cuộc đời – Giữ tâm tĩnh lặng. Cuộc sống này vốn là cuộc sống của bản thân bạn, sống như thế nào xét cho cùng là do bạn tự định đoạt. Không ai ngăn cản bạn phiền não, cũng không ai ngăn cản bạn tự tại. Càng không có ai hạn chế được niềm hạnh phúc của bạn. Nhà Phật có một câu nói rất hay là “không hướng ngoại mà cầu” hay “ngoài tâm không có pháp”. Cho nên, phiền não là ở tâm, tự tại là ở tâm, tự do là ở tâm và hạnh phúc cũng là ở tâm. “Tâm như nước. Phật như trăng. Nước yên trăng hiện” Diệu Âm Minh Tâm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

  • Chia sẻ Facebook
Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Dành cho bạn

  • Bài kinh Di Giáo - Lời di huấn cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn

    Bài kinh Di Giáo - Lời di huấn cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn

  • Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 2)

    Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 2)

  • Kinh Bách Dụ: Vắt sữa lừa

    Kinh Bách Dụ: Vắt sữa lừa

  • Kinh Nhật tụng sơ thời - Bộ Kinh có từ khi đức Phật còn tại thế

    Kinh Nhật tụng sơ thời - Bộ Kinh có từ khi đức Phật còn tại thế

  • Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ

    Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ

  • Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni (HT Thích Thiền Tâm dịch tiếng Việt)

    Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni (HT Thích Thiền Tâm dịch tiếng Việt)

  • Kinh Bách Dụ: Được chuột vàng

    Kinh Bách Dụ: Được chuột vàng

  • Kinh người áo trắng

    Kinh người áo trắng

  • Phật thuyết A Di Đà Kinh

    Phật thuyết A Di Đà Kinh

  • Lửa địa ngục

    Lửa địa ngục

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm

Tin đọc nhiều nhất

1

Ý nghĩa câu thần chú Om Mani Padme Hum

2

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

3

Sự oán hận của vong hồn thai nhi

4

Đức Phật dạy về bốn hạng người không nên xem là bạn?

5

Nguyên nhân căn bệnh nhìn qua thiên nhãn

6

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

7

Tội lỗi nặng nhất trong đời này là gì?

Tin chọn lọc

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Á hậu doanh nhân - Phan Quỳnh Ngân chia sẻ về cơ duyên đến với đạo Phật

Đẹp lung linh hình ảnh người Việt "nhặt rác" ở Nhật Bản

Về đâu, khi giông bão?

Lấy nước mía tưới cây mía

Lạc thú tình dục

Từ điển Phật giáo

  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tìm kiếm

Dữ liệu Phật giáo

  • Đức Phật
  • Tự Điển
  • Giáo hội
  • Chùa
  • Sách
  • Tăng sỹ

Từ khóa » Kéo Vali Cho Cô Dâu