XĂM HƯỜNG
Lê Duy Đoàn XĂM HƯỜNG MỘT TRÒ CHƠI TAO NHÃ VÀ VUI VẺ TRONG NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI DÂN XỨ HUẾ VÀ CÁC XỨ CẬN HUẾ
Sáng mồng 7 tháng giêng năm Đinh Hợi, tôi đang chiên mấy miếng bánh tét thì nghe vợ tôi gọi với xuống từ lầu 1:” anh Đoàn ơi ! Xăm hường trong chương trình VTV1 của truyền hình VN”. Tôi vội bật TV, vừa kịp lúc phóng viên đang phỏng vấn 1 người dân sống ở phố cổ Hội An, người này bảo rằng trò chơi Xăm Hường là một trò chơi của người Tàu, được du nhập vào VN do người Minh Hương (Việt gốc Tàu) từ rất lâu. Cả phóng viên lẫn người được phỏng vấn đều sai, với một phát biểu trên phương tiện truyền thông dễ gây ra ngộ nhận. Phát biểu đó mang tính võ đoán và thiếu căn cứ. Theo tôi, trò chơi Xăm Hường được bày ra để làm trò tiêu khiển trong nội cung Triều Nguyễn. Sau đó, các quan lại và những người trong Nguyễn Phước Tộc, mang trò chơi này ra ngoài cung và trò chơi trở nên phổ biến từ thành thị đến nông thôn Huế và Thừa Thiên. Người dân các xứ Quảng (Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi) cũng có những gia đình chơi trò Xăm Hường nhưng rất ít. Những gia đình này có thể là người gốc Huế hoặc có dây mơ rễ má gì với người Huế. Hoặc giả, trong dòng tộc có người làm quan trong triều đình Huế, hoặc giả họ là bà con dâu rễ với người Huế. Vào trong Nam hay ngoài Bắc, trò chơi này hoàn toàn lạ lẫm. Như vậy, trò chơi Xăm Hường ví như vết dầu loang, trò chơi từ cung đình Huế lan ra khắp Huế và Thừa Thiên rồi tỏa ra các vùng xứ Quảng, rồi thôi. Những vùng xa như Bình Định, Phú Yên trở vào đến Cà Mau, từ Quảng Bình trở ra Bắc hầu như chẳng ai biết trò chơi này. Trở lại bài phỏng vấn về Xăm Hường trên VTV1, bảo rằng Xăm Hường có nguồn gốc từ Trung Quốc là không có căn cứ vì nếu vậy trò chơi phải để lại một dấu vết nào đó trong các tác phẩm văn học. Chẳng có dấu vết nào. Nếu người Minh Hương đem trò chơi này du nhập vào Việt Nam thì không cứ gì có người Minh Hương ở Hội An chơi trò này mà người Minh Hương ở Chợ Lớn là một cộng đồng người Hoa rất rộng lớn lại không biết trò chơi này? Dòng họ Mạc Thiên Tích lập nghiệp ở Hà Tiên ắc cũng phải đem trò chơi thú vị này du nhập chứ sao lại không nhỉ? Để chứng minh thêm trò chơi Xăm Hường phát sinh từ nội cung triều Nguyễn, tôi dẫn ra đây 2 chứng cứ:
Miên Hồng Ưng Bửu Vĩnh Bảo Quý Định Long Trường Hiền Năng Kham Kế Thuật Thế Thoại Quốc Gia Xương Những dòng thứ (bàng hệ) có những bài thiệu khác. Như vậy gọi là Hường để tránh chữ Hồng là chữ phạm húy. * * * Nhân đây tôi xin trình bày thêm về trò chơi Xăm Hường, một trò chơi phù hợp với niềm hân hoan của con người trong 3 ngày tết, phù hợp với việc tạo một không khí ấm cúng, đầy tình thương yêu gắn bó các thành viên trong gia đình,bằng hữu từ già tới trẻ ai chơi cũng được, cũng vui, thậm chí người không biết luật vẫn ngồi vào chơi được như thường. Người ta thường chơi Xăm Hường trong mấy ngày tết, có kéo dài lắm thì cũng đến hết mùng thì thôi. Đây là một trò chơi tao nhã vì không ai dùng Xăm Hường để sát phạt. Hầu như không có tiếng cãi cọ, cay cú trong lúc chơi Xăm Hường, chỉ có tiếng cười vui rộn rã hòa với tiếng leng keng vui tai của nạm hột súc sắc xoay tròn trong tô kiểu cùng tiếng lách cách của những thẻ hường va chạm nhau. Số lượng người tham dự trò chơi này có thể lên đến 12 người hay nhiều hơn nữa nếu chúng ta biết cách chơi. Do đó, Xăm Hường rất phù hợp với không khí gia đình chung vui trong ba ngày tết. Chẳng ai chơi Xăm Hường mà tính chuyện gian lận vì không ai có thể điều khiển được một lúc 6 hột súc sắc. Tính minh bạch của trò chơi rất cao, 6 hột bày ra rõ ràng trước bao nhiêu cặp mắt nên người không biết tí gì về Xăm Hường cũng có thể ngồi vào chơi thoải mái, chỉ cần thả hột vào tô thì có người đọc và lượm thẻ giúp. Chỉ qua vài ba ván là biết được luật chơi liền. Nhiều người tin rằng chơi Xăm Hường như một cách bói quẻ tốt xấu đầu năm. Trong cuộc chơi, ai lấy được Trạng anh (Trạng Nguyên), Trạng em (Bảng Nhãn, Thám Hoa) nhiều lần thì chắc cả năm danh tài đắc lợi, công việc hanh thông, thăng tiến. Trước ăn sau thua thì đầu năm tốt, nữa năm về sau xấu và nếu trước thua sau ăn thì ngược lại tiền hung hậu cát. Nếu bị cướp trạng thì coi chừng những điều xui rủi, công việc gãy đỗ giữa chừng. Hên nhất là ngũ hường đoạt tam khôi, cướp một lúc 3 ông trạng chắc là trong năm có cơ hội hoạnh phát tài lộc. Khó nhất là lục phú, tức là 6 hột súc sắc cùng hiện ra một mặt giống nhau. Vì là cực kỳ khó nên người ta tin rằng điều quá tốt hiển hiện thì có sự việc quá xấu tiềm ẩn. Bàn về trò chơi Xăm Hường: Có lẽ nhiều người chơi Xăm Hường thắc mắc vì sao người bày ra trò chơi này lại lấy mặt tứ (bốn) làm chuẩn của trò chơi, trong khi mặt nhất (một) cũng đẹp và cũng có màu đỏ. Theo tôi, trò chơi mang tinh thần khuyến học. Vào thời quân chủ, người ta học hành theo lối từ chương với mục đích kiếm một chổ trong chốn quan trường. Muốn ra làm quan thì người học phải qua các kỳ thi Hương để đổ Tú Tài, kỳ thi Hội để đổ Cử Nhân và kỳ thi Đình để đậu đạt Tiến Sĩ. Trong trò chơi Xăm Hường cũng có các cấp đỗ đạt như vậy mà phần thưởng cho người chơi là những thẻ xăm hường, trong đó cao nhất là Trạng Nguyên. Vì là chốn quan trường nên cung quan là chủ đạo của trò chơi. Trong quẻ Dịch có 6 hào từ sơ hào đến hào thượng. Sáu mặt của hột súc sắc (nhất - nhì - tam - tứ - ngũ - lục) tương ứng với 6 hào. Trong 6 hào của quẻ dịch thì hào 6 là ngôi trời, hào 5 là ngôi vua (cửu ngũ) và hào 4 là ngôi quan nên người bày ra trò chơi này lấy mặt tứ làm chủ đạo cho trò chơi. Mặt tứ có màu đỏ vừa vuông vắn, vừa đẹp lại vừa có ý nghĩa được gọi là Hường. Người bày ra trò chơi dựa trên tính toán xác suất và tần suất xuất hiện của các mặt súc sắc để định ra luật lệ trò chơi. Càng khó xuất hiện (tức là xác suất thấp, tần suất xuất hiện ít) thì mức thưởng càng cao. Từ đó hình thành ra các loại thẻ xăm hường. Bộ thẻ Xăm Hường được lập theo thứ tự quẻ Dịch: Thái Cực (1), Lưỡng Nghi (2), Tứ Tượng (4), Bát Quái (8) từ đó tăng dần lên theo cấp số nhân mà công bội là 2. Nếu tính đơn vị là 1 thẻ nhất hường (giá trị là 1) thì tổng giá trị của cả bộ Xăm Hường là 192 đơn vị, chia ra làm 6 loại thẻ, mỗi loại thẻ trị giá 32 đơn vị gọi là 1 Trạng. Tên gọi và giá trị của các loại thẻ Xăm Hường:
Tổng mỗi loại thẻ có giá trị 32 đơn vị gọi là 1 trạng x 6 = 192 đơn vị, người ta gọi là 6 Trạng. Thẻ Tam Hường còn gọi là thẻ Tam Hường Hội. Còn nhất hường, nhì hường tương đương với cấp đỗ đạt là Tú Tài, Cử Nhân thì tôi chì nghe nói mà thôi. Như vậy chỉ với 1 bộ 6 hột súc sắc và một bộ thẻ như trên với 1 cái tô kiểu tiếng kêu thanh tao là ta đã sẵn sàng cho một cuộc chơi vui thú. Những qui ước trong trò chơi Xăm Hường: Người chơi được nhận thẻ xăm theo những gì xuất hiện trong 1 lần đổ hột vào tô.
Nếu Tam Hường đi với 3 hột súc sắc còn lại cùng 1 mặt (ví dụ 3 tứ, 3 tam) thì gọi là Phân Song Tam Hường, lấy được 1 Trạng em và 1 thẻ Tam Hường (trị giá 24 thẻ)
-Thượng mã là 3 đôi: 2 nhất, 2 nhị, 2 tam -Hạ mã là 3 đôi: 2 tứ, 2 ngũ, 2 lục
Ví dụ: Tứ tự là 4 mặt ngũ, 2 hột còn lại có thể là 3 và 2 hoặc là 4 và 1 thì đều gọi là tứ tự cáp. Có 2 trường hợp đặc biệt của tứ tự cáp: -4 mặt nhất và 2 mặt ngũ, lục thành ra 11 là tứ tự cáp của mặt nhất. -4 mặt nhị và 2 mặt nhất hoặc là 2 mặt lục cũng là cáp. Bốn trường hợp trên, người chơi được quyền lấy thẻ trạng Em. Khi hết thẻ trạng Em giữa làng thì lấy tương đương giá trị 16 thẻ.
Ví dụ: 4 hường và 2 mặt còn lại là 3 và 5 thì gọi là trạng 8 tuổi. Khi một người đã lấy được trạng 8 tuổi, mà có người khác đổ hột súc sắc ra trạng Anh 9 tuổi trở lên thì người đó được lấy trạng anh từ tay người kia gọi là cướp trạng. Ngoài tuổi của trạng xác định như trên còn có 2 trường hợp đặc biệt là Trạng cáp xiên và Trạng cáp chính. Trạng cáp xiên là 4 tứ, 1 tam, 1 nhất.; Trạng cáp chính là 4 tứ, 2 nhị. Trạng cáp xiên cướp trạng có tuổi. Trạng cáp chính cướp được cả trạng cáp xiên.
Ví dụ: 5 mặt ngũ một mặt nhị thì gọi là Trạng ngũ tử 2 tuổi. Nếu người khác cũng ra ngũ tử mà tuổi lớn hơn thì cướp trạng. Trạng ngũ tử có một trường hợp đặc biệt là ngũ tử đại ấn tức là 5 hột cùng một mặt, hột còn lại là mặt tứ. Trạng ngũ tử đại ấn cướp trạng ngũ tử có tuổi. Có một quy định đặc biệt là loại trạng nào chỉ được cướp trạng loại đó. Trạng đỏ không được cướp trạng ngũ tử và ngược lại. Trường hợp đổ ra trạng mà không cướp được trạng thì người ấy sẽ lấy 32 thẻ giữa làng. Nếu người có trạng mà đổ ra trạng nhiều tuổi hơn thì chỉ được tăng tuổi trạng chớ không được phép lấy thêm thẻ giữa làng.
Khi có lục phú thì không kể ai có bao nhiêu thẻ, tất cả người chơi đều đồng loạt chung cho người lục phú giá trị theo quy định (nếu 6 hoặc 7 người chơi, mỗi người phải chung 1 trạng)
Tất cả đều chung cho người có lục hường trị giá gấp đôi quy định (nếu chơi 6 hoặc 7 người thi 1 người phải chung 2 trạng) Trong trường hợp, người chơi đổ hột văng ra ngoài thì xem như bất hợp lệ và phải bị phạt một thẻ hường thêm vào trạng. Trường hợp người có trạng đổ hột những lần đầu không có hường thì mỗi lần bị phạt 1 thẻ thêm vào trạng. Số lượng người chơi và cách tính số lượng thẻ của mỗi người chơi: 1. Từ 2 đến 7 người: - Hai người: mỗi người phải đủ 32 x 3 = 96 thẻ. - Ba người: mỗi người phải đủ 32 x 2 = 64 thẻ. - Bốn người: mỗi người phải đủ 32 x 1,5 = 48 thẻ. - Năm người: Có 2 cách: + Nếu chia đều thì bỏ bớt 2 thẻ, còn 190 thẻ, mỗi người phải đủ 38 thẻ. + Bán trạng: người có trạng anh được quyền bán trạng và những thẻ khác trên tay mình, không giữ lại thẻ nào. Như vậy, mỗi người khác phải đủ 48 thẻ. -Sáu người: mỗi người phải đủ 32 thẻ. -Bảy người: người nào có trạng anh sẽ bán hết thẻ trên tay mình cho người nào còn thiểu (mỗi người phải đủ 32 thẻ). 2. Bắt đầu 8 người chơi trở lên thì cách tính có phần phức tạp hơn. Số người chơi có thể nhiều nhưng nên chơi tối đa 12 người. Từ 8 đến 12 người chơi, chúng ta áp dụng lối bán trạng 2 lần. Nhiều người nghĩ rằng, bán trạng 2 lần là người có trạng được bán gấp đôi giá trị của thẻ trạng (32 x 2 = 64) Thật sự, nếu chơi theo cách đó thì chỉ có 1 người vui vì ăn nhiều mà những người khác sẽ buồn vì ai cũng thua cả. Theo tôi đã áp dụng và cách bán trạng 2 lần này hay hơn. Bán trạng hai lần có nghĩa là cả trạng anh và 2 trạng em đều được bán. Người có trạng em được xem như đủ thẻ, số còn lại mà người có trạng em lấy được thì được quyền bán. Sau khi người có thẻ trạng em bán xong, thì người có trạng anh sẽ ăn hết phần còn lại Số lượng thẻ cần có của những người chơi không có trạng giảm dần khi số người chơi tăng lên: 8 người chơi, mỗi người không có trạng chịu 32 thẻ 9 28 thẻ 10 25 thẻ 11 22 thẻ 12 20 thẻ Số lượng thẻ này tùy theo sự giao ước của những người chơi. Con số trên đây chỉ là con số để tham khảo mà thôi. Một số cải biến để trò chơi thêm hấp dẫn :
Cấp I: Phân song tam hường Cấp II: Phân song, tứ tự cáp, thượng mã, hạ mã Cấp III: Suốt Như vậy phân song tam hường có thể cướp trạng em cấp II và III, cấp II có thể cướp trạng em của Suốt. Người lấy trạng em trước thì bị cướp trước.
Bằng cách chơi mới lạ này mà bạn bè Quốc Học 61-64 đã áp dụng trong buổi họp mặt đầu năm Đinh Hợi. Nó tạo nên niềm vui vô kể. Hầu như trò chơi nào cũng có những biến thái thích hợp để tạo nên hào hứng và vui vẻ nhiều hơn. Do đó chúng ta không nên câu nệ lề thói cũ mà thử áp dụng những cải biến trong trò chơi xăm hường để trò chơi vui hơn, hấp dẫn hơn. Chế tác thẻ Xăm Hường Trong nội cung triều Nguyễn và các gia đình quan lại trước đây, thẻ xăm hường có thể làm bằng ngà voi. Sau này, thẻ xăm hường được làm bằng vật liệu khácdễ kiếm hơn. Vật liệu có thể là sùng bò, sùng trâu trắng, xương, tre, gỗ để làm xăm. Có thể in, vẽ hình trạng và ghi chữ Hán, cũng có thể ghi chữ số, miễn sao có đủ thẻ lớn nhỏ để chơi. Bộ thẻ xăm hường của tôi được chế tác từ đủa nhựa melamine của Trung Quốc. Chỉ cần cắt dài ngắn khác nhau ta có thẻ nhất hường, nhị hường, tứ tự. Ghép 2 thẻ tứ tự cho dài hơn 1 tí ta có thẻ tam hường, ghép 3 thẻ dài hơn ta có trạng em, dài hơn chút nữa ta có trạng anh. Dùng keo dán Super Glue đễ gắn các thẻ đủa lại với nhau. Cách chế tác này dễ dàng. ai cũng làm được vì đơn giản vô cùng mà âm thanh của thẻ va chạm nhau cũng thanh tao “nghe ra tiếng sắt, tiếng vàng chen nhau” vui tai lắm lắm . Xăm hường là một trò chơi mang đậm nét văn hoá đặc sắc. Trò chơi phổ biến rất rộng rãi trong xã hội Huế và các vùng lân cận. Trò chơi vô cùng tao nhã và thân thiết. Cứ mỗi lần Tết đến, được nghe âm thanh các hột súc sắc đỗ dòn trong cái tô kiểu, lòng người tự nhiên thấy rộn rã một không khí vui tươi, đầm ấm của một gia đình người Huế đón xuân. Mỗi gia đình người Việt dù ở Việt Nam hay xa xứ nên kiếm mua hoặc tự làm một bộ xăm hường để gia đình được quây quần vui vẽ trong ba ngày Tết với trò chơi tao nhã: XĂM HƯỜNG LÊ DUY ĐOÀN Mông 8/1/Đinh Hợi. chân trần art2all.net
|
Từ khóa » Bộ Xăm Hường
-
Trò Chơi Xăm Hường Huế | Shopee Việt Nam
-
Xăm Hường: Trò Chơi Thổi Hồn Cho Nét Văn Hóa Huế - VisitHue
-
Đổ Xăm Hường - Tạp Chí Sông Hương
-
VỀ HUẾ ÐỔ XĂM HƯỜNG VÀ NGẮM HAI BỘ XĂM HƯỜNG CỦA ...
-
Ngày Tết, Vui Thú Với Trò Chơi "đổ Xăm Hường" Của Người Huế
-
Trò Chơi Xăm Hường Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Xăm Hường Bán ở đầu
-
Đầu Năm Thử Vận Với Trò Chơi Xăm Hường
-
Đâu đây Vọng Tiếng Xăm Hường - Báo Quảng Nam
-
Đổ Xăm Hường – Trò Chơi Cung đình “vang Bóng Một Thời” - Sống Mới
-
Xem Tuân Nguyễn Khoác áo Mới Cho Trò Chơi Xăm Hường Qua Dự ...
-
Thú Chơi đổ Xăm Hường Ngày Tết Của Người Huế - VnExpress
-
Hue Royal Antiquities Museum- Bảo Tàng Cổ Vật Cung đình Huế