Xăm Quan Công Mở Mắt được Không - Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
Quan Vũ là một nhân vật quan trọng cuối thời Đông Hán. Thời kỳ Tam Quốc phân tranh, thiên hạ bị chia cắt, ba nước Ngụy, Thục, Ngô tranh đoạt Trung Nguyên, các trận đánh diễn ra triền miên hết năm này qua năm khác.
Nội dung chính Show- Thứ nhất: Nếu để tượng Quan Vũ mở mắt, sát khí quá nặng, sẽ gây ảnh hưởng đến hình tượng Quan Vũ
- Nguyên nhân thứ hai: Quan Vũ nhiều năm đọc sách nên bị cận
- Nguyên nhân thứ ba: Quan Vũ mở mắt sẽ giết người
- Nguyên nhân thứ tư: Rất khó để khắc họa đôi mắt
- Kết luận
- 1.1. Tránh tà ma, xú uế
- 1.2. Thể hiện sự uy quyền
- 1.3. Thể hiện sự trung thành
- 2. Hình xăm Quan công hợp với tuổi nào
- 3. Xăm hình quan vũ có rước họa vào thân không?
- 4. Tổng hợp những hình xăm quan công đẹp & ý nghĩa nhất
- 4.1. Hình xăm Quan Vũ cưỡi xích thố
- 4.2. Hình xăm quan vân trường cưỡi rồng
- 4.3. Hình xăm tattoo quan nhị ca cầm đao
- 4.4. Hình xăm quan công và ngũ hổ tướng
- Video liên quan
Mặc dù chỉ tồn tại 60 năm trong lịch sử nhưng đây là thời kỳ quần hùng tranh khởi, khói lửa ngập trời. Thời thế tạo anh hùng, trong bối cảnh thời đại rối ren chiến loạn khắp nơi, võ tướng chính là chìa khóa có tính chất quyết định đến thành công của các thế lực lúc bấy giờ.
Quan Vũ là tướng dưới trướng của Lưu Bị, ông được xem là đại võ tướng mạnh thứ hai dưới thời Tam Quốc chỉ sau Lã Bố.
Quan Vũ không chỉ kết bái với Lưu Bị và Trương Phi mà còn đảm nhận trọng trách khôi phục Hán thất. Với tài năng của mình, ngay cả khi bị Tào Táo đánh bại, ông vẫn được đối phương nhất mực kính trọng.
Trong lịch sử, Quan Vân Trường chính là đại diện cho lòng trung nghĩa, "Trung, Tín, Nghĩa, Dũng" chính là những mỹ từ mà hậu thế dùng để nói về con người võ tướng này.
Các hoàng đế nhà Tống, nhà Minh và nhà Thanh sau này cũng đã nhiều lần truy phong tước hiệu cho ông.
Dưới thời nhà Tống, Tống Huy Tông đã phong Quan Vũ là "Trung Huệ Công", "Vũ Hán Vương".
Vào năm Vạn Lịch thứ 42, Minh Thần Tông thậm chí đã phong ông là "Tam Giới Phục Quỷ Đại Đế Thần Uy Viễn Trấn Thiên Tôn Quan Thánh Đế Quân". Việc truy phong lần đó đã mang đến cho nhân vật lịch sử này một màu sắc thần thánh vượt ra ngoài phạm vi nhân gian.
Đến thời nhà Thanh, Quan Vũ được hoàng đế Khang Hy phong là "Võ Thánh", sánh ngang với "Văn Thánh" của Khổng Tử, từ đó có thể thấy được tầm ảnh hưởng to lớn của ông đối với hậu thế.
Với nhiều lần được truy phong cùng với sự tôn sùng của hậu thế, hình tượng Quan Vũ dường như đã trở thành biểu tượng của thần thánh.
Dưới các thời đại phong kiến, tượng điêu khắc hay các sản phẩm tranh vẽ hay thậm chí là cả đồ chơi có liên quan đến Quan Vũ đã xuất hiện ở nhiều nơi, phục vụ cho mọi người chiêm ngưỡng.
Trong dân gian, thậm chí còn có người xăm hình Quan Vũ lên cơ thể với hi vọng được ban phúc, cầu bình an, đồng thời cũng là để nhắc nhở bản thân luôn ghi nhớ thật kỹ hai chữ "trung, nghĩa".
Tuy nhiên, khi xăm hình Quan Vũ, người ta chỉ xăm ở ngực, không xăm ở lưng, hơn nữa hầu như trong phần lớn các tình huống, người ta cũng chỉ xăm Quan Vũ nhắm mắt chứ không xăm mở mắt.
Không chỉ vậy, tượng Quan Vũ trong dân gian, bất luận là pho nào, do ai điêu khắc cũng đều có chung một đặc điểm, đó là hai mắt đều nhắm, không có pho nào mà hai mắt được điêu khắc ở trạng thái mở.
Rốt cuộc tại sao lại như vậy?
Theo lời những người thợ mộc thì đáp áp tương đối khó tin: "Không ai dám điêu khắc tượng Quan Vũ mà để hai mắt mở to". Vì sao lại như vậy? Suy cho cùng, đằng sau việc này có ẩn chứa huyền cơ gì?
Trang QQ (Trung Quốc) đưa ra 4 lý do giải thích cho việc này.
Nhiều người cho rằng, nếu để đôi mắt của ông mở to, sát khí quá nặng lẽ tự nhiên sẽ không tốt.
Thứ nhất: Nếu để tượng Quan Vũ mở mắt, sát khí quá nặng, sẽ gây ảnh hưởng đến hình tượng Quan Vũ
Cuộc đời Quan Vũ gắn liền với các trận đánh đẫm máu, việc giết chóc diễn ra thường nhật. Năm xưa, tên tuổi của ông gắn liền với các chiến tích lớn lao người khác ít ai sánh kịp. Quan Vũ từng lấy mạng Trình Chí Viễn, Quản Hợi, tướng lĩnh của Viên Thiệu như Nhan Lương, Văn Xú, trảm Dương Linh trong trận Trường Sa, vượt năm ải chém sáu tướng như Biện Hỉ, Vương Trực...
Chỉ tính hàng tướng lĩnh cũng đã hơn ba chục người chứ chưa nói đến các binh sĩ vô danh mà ông đã giết trên chiến trường.
Quan Vũ theo Lưu Bị hơn 30 năm, hầu như mỗi tháng đều có một trận chiến, trên chiến trường, không phải ta chết thì ngươi chết, một mất một còn, không thể nhượng bộ. Sinh tồn trong bối cảnh lưỡi đao luôn nhuốm máu, số người chết dưới tay Quan Vũ quả thực là nhiều không tính xuể.
Cứ như vậy lâu dần, trong đôi mắt của võ tướng này lẽ tự nhiên sẽ đọng lại toàn là sát khí, nếu đứng ở khoảng cách gần chắc hẳn sẽ cảm nhận được.
Trong khi đó, hậu thế trong nhân gian điêu khắc tượng Quan Vũ với mục đích cầu được bình an, nếu để đôi mắt của ông mở to, sát khí quá nặng lẽ tự nhiên sẽ không tốt, đồng thời cũng ảnh hưởng đến hình tượng của ông.
Nguyên nhân thứ hai: Quan Vũ nhiều năm đọc sách nên bị cận
Quan Vũ có thói quen nheo mắt. Theo truyền thuyết, Quan Vũ không chỉ dũng cảm khiến người khác kinh ngạc mà còn rất thích đọc sách, có thể nói là văn võ song toàn.
Sinh ra trong thời loạn lạc, ban ngày đánh trận triền miên nên phải đến ban đêm mới có thời gian đọc sách. Mà dưới thời cổ đại chỉ có ánh đèn dầu leo lét, nếu đọc sách trong một môi trường thiếu ánh sáng dài ngày, thị lực bị ảnh hưởng là điều dễ hiểu.
Hơn nữa trước khi quen biết Lưu Bị, Quan Vũ kiếm sống bằng nghề bán táo đỏ. Táo đỏ vốn không dễ bảo quản, không thể bán được khi đã hết mùa hoặc sang năm sau. Thời đó, hầu như nhà nào cũng trồng cây táo đỏ trong nhà, về cơ bản người dân có thể tự cung tự cấp nên việc buôn bán của Quan Vũ không hề thuận lợi.
Việc kiếm tiền không thuận lợi nên tiền mua dầu thắp sáng cũng là một vấn đề, ông không thể thắp đèn đọc sách thường xuyên, thói quen đọc sách không có đủ ánh sáng khiến cho Quan Vũ gặp dị tật về mắt, thường phải nheo mắt khi nhìn mọi người.
Tuy nhiên đây cũng chỉ là phỏng đoán dựa trên những câu chuyện truyền miệng của dân gian.
Nguyên nhân thứ ba: Quan Vũ mở mắt sẽ giết người
Người ta cho rằng, phần lớn thời gian Quan Vũ mở mắt là sẽ giết người.
Thời trẻ, Quan Vũ từng giết một cường hào đã áp bức ông ta. Sau khi theo Lưu Bị, ông lại giết thêm vô số người.
Theo quan niệm dân gian, những oan hồn này ngày ngày lơ lửng trước mắt ông, vì thế Quan Vũ phải nhắm mắt lại để lấy lại sự thanh tịnh trong tâm hồn.
Người ta cho rằng, phần lớn thời gian Quan Vũ mở mắt là sẽ giết người, vậy nên việc điêu khắc một Quan Công mở mắt chẳng khác gì đem đến cho người sở hữu tượng Quan Công sự bất an và tai họa.
Nguyên nhân thứ tư: Rất khó để khắc họa đôi mắt
Theo tín ngưỡng của Trung Quốc từ xưa đến nay, người khắc họa hình tượng thần linh đều không dám khắc họa đôi mắt, trừ khi có một cao tăng hướng dẫn, chỉ điểm, nếu không việc này sẽ mang đến tai họa cho người vẽ chân dung. Quan niệm này đã được ghi chép trong cuốn "Lịch đại danh họa ký" của Trương Ngạn Viễn đời Đường.
Tương truyền vào thời Nam và Bắc triều, một họa sĩ tên Trương Tăng Diêu rất giỏi vẽ rồng. Nhận lời chùa Lăng An Lạc, họa sĩ Trương đã vẽ bốn con rồng trên tường của ngôi đền để cầu sự bình an cho nhà chùa.
Bốn con rồng được vẽ rất sinh động, chỉ có điều tất cả đều không có mắt. Khuyết điểm duy nhất này khiến các sư trong chùa không hài lòng, họ cho rằng vẽ rồng thì phải vẽ mắt, nếu không thì sẽ trở thành rồng tàn tật và không mang lại lợi ích gì.
Họa sĩ Trương đành tiến hành vẽ mắt cho hai con rồng. Thật không ai ngờ được, ngay lúc đó mưa gió mây đen kéo đến, sấm chớp đùng đùng. Hai con rồng vừa được vẽ mắt lập tức bay lên không trung, lượn quanh nóc ngôi chùa rồi bay lẫn vào đám mây đen.
Tăng nhân trong chùa chứng kiến cảnh đó đều kinh hãi, trên vách tường chỉ có hai con rồng chưa được vẽ mắt.
Điển cố này muốn chứng minh cho quan niệm rằng khắc họa thần linh, tuyệt đối không được tùy tiện vẽ mắt, nếu không sẽ gây ra tai họa.
Quan Vũ trong lòng hậu thế không khác gì một vị thánh, vì thế cho nên không một thợ mộc hay một họa sĩ nào dám vẽ mắt cho ông.
Kết luận
Hình tượng của Quan Vũ từ thời cổ đại đã được miêu tả dựa trên những lời truyền miệng trong dân gian. Thế nên ngoài những người đã từng trực tiếp gặp ông lúc sinh thời hay bạn bè thân thiết của ông ra, những người khác chỉ có thể biết đến hình tượng của ông qua sự miêu tả cũng như trí tưởng tượng của người đời.
Đây cũng là lý do vì sao hình tượng Quan Vũ qua mỗi triều đại lại khác nhau đến vậy. Từ thời kỳ Nam Bắc triều cho đến thời Đường, mặt Quan Vũ có màu vàng đậm. Thế nhưng từ sau thời Tống, mặt ông được chuyển từ màu vàng đậm sang màu đỏ và đến thời Thanh lại có màu đen lồng trong màu đỏ. Đây cũng là lý do tại sao mà ở mỗi một nơi, người ta lại điêu khắc tượng Quan Vũ có vẻ ngoài khác nhau.
Nhưng cho dù người đời khắc họa hình tượng ông ra sao, thì trong lòng hậu thế, Quan Vũ vẫn là một biểu tượng sừng sững cho lòng trung thành, dũng cảm, sống vì chính nghĩa. Đây cũng là những phẩm chất tốt đẹp mà các thế hệ sau cần học hỏi.
Cập nhật: 16/10/2021 Theo Dân Việt
Ngày đăng: 28/09/2021| Lần cập nhật cuối: 29/09/2021
“Võ thánh” Quan công là một trong những biểu tượng hào hùng của Hán sử và tạo ảnh hưởng không nhỏ tới văn hóa châu Á ngày nay. Hình xăm Quan công mang giá trị nào đặc biệt? Khi xăm phải kiêng kỵ điều gì? Cùng giải mã chuỗi tattoo Tam quốc chí trong bài viết sau.
Quan công tự Vân Trường, tương truyền sinh tại Huyện Giải, Hà Đông, chết tại Nam Chương Hồ Bắc. Ông là võ tướng nhà Thục Hán, đứng hàng thứ hai trong bộ ba kết nghĩa vườn đào (sau Lưu Bị, trước Trương Phi).
Là một hình tượng độc đáo trong dã sử nên không khó hiểu khi tattoo Quan Vũ được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Hình xăm bao hàm 3 ý nghĩa sau:
1.1. Tránh tà ma, xú uế
Trong tín ngưỡng Trung Hoa, hình xăm Quan Vũ được xem là vật “trấn” giúp gạt đi xú uế, xua đuổi tà ma, thu hút tài lộc vào nhà. Tín ngưỡng này xuất phát từ sự kiện Vân Trường được tôn làm Quan Đế, thờ phụng tại miếu Đế Vương – là vị võ tướng duy nhất trong ngũ hổ mang tước “thánh”.
Hơn thế, bát tự Quan công thiên về Thái Dương khí, có tính vượng chủ, đối nghịch âm tà. Chỉ cần “ngự” Quan Vũ trong nhà hoặc xăm trên người, bản chủ không cần lo bị tiểu nhân quấy nhiễu.
1.2. Thể hiện sự uy quyền
Bình sinh Quan đế mang nét uy quyền, tác phong hào hiệp, khuôn mặt đoan chính liêm minh. Tattoo về nhân vật này cũng phần nào bộc lộ khí khái đó. Đa số người xăm Quan Vũ là nam giới có tính cách bộc trực rõ ràng. Họ mang trong mình chí lớn, lòng hướng thiện và khát vọng cống hiến.
Nét uy mãnh của Quan đế là sự tổng hòa giữa Lưu Bị và Trương Phi. Trương Phi bản tính dữ dằn, Lưu Bị đôi khi bạc nhược; Vẻ đẹp Quan Vũ vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo khiến ai cũng phải bội phục.
1.3. Thể hiện sự trung thành
Ý nghĩa lớn nhất của tattoo Vân Trường là sự trung thành và tận tụy. Cả đời Quan đế mang nghiệp cầm binh, phò tá đại huynh Huyền Đức. Long trung của ông được thể hiện qua 1042 trận đánh, 12 lần bị vây khốn, 1 lần vào tay Tào Tháo.
Trước sự mị hoặc của mỹ nữ và tiền tài, Quan Vũ không hàng, thiết lập “ước pháp tam chương”, bảo vệ tẩu tử (vợ Lưu Bị) trở về đế đô. Sau này khi Vân Trường chết, kẻ gian hùng như Tào Tháo vẫn phải nghiêng mình kính trọng.
2. Hình xăm Quan công hợp với tuổi nào
Là một trong những hình xăm mang tính tâm linh, tattoo Quan công sẽ “hợp” hoặc ‘khắc’ một số bản mệnh và năm tuổi. Cụ thể như sau:
- Quan đế sinh ngày 24/06, tiết hạ, tính Hỏa, mệnh cục Thái Dương: Vượng người mệnh Hỏa, Thổ, Kim, bình thường với Thủy, hơi “kỵ” Mộc.
- Vân Trường nhân diện đỏ, râu dài, thân cao 7 thước, tướng giống mãnh hổ xuất sơn: Vượng người tuổi Dần, Mão, Tuất, Ngọ; khắc Tỵ, Thân, Hợi.
- Tính cách ngài khảng khái, nhân từ, mang sao Thiên Lương: Vượng người có sao Thái Dương, Thiên tướng, Thiên cơ, Thất sát
- Quan đế là võ tướng, chức vị đại tướng quân: Cực tốt cho những người không có bộ “hình” trong bản mệnh.
Từ các phân tích trên, tattoo Quan Vũ hợp với các hành Hỏa và Thổ, chuộng nam thể (cơ thể đàn ông) hơn là nữ thể. Các chị em muốn xăm Quan đế cần là người có sức khỏe tốt, tránh yếu bóng vía hoặc bị nhiều “ám tinh” vây quanh trong lá số.
3. Xăm hình quan vũ có rước họa vào thân không?
Theo thuyết Giảng Minh, hành động xăm khảm thánh nhân lên người được bị quy là điều đại kỵ. Do đó, nhiều người e sợ rằng nếu tattoo Quan Vũ có nguy cơ rước họa vào thân.
Chủ đề này càng gây tranh cãi nhiều hơn khi có vô số thanh niên Trung Quốc gặp nạn chém giết khi tattoo Quan đế trên lưng. Họ cho rằng lưng là nơi hung hiểm, nhãn tự không chiếu tới được nên dễ bị đột kích bất ngờ.
Ngoài ra, đây cũng là khu vực không “sạch”, hay phải mang vác tì đè, ngự Quan đế trên đó không khác gì đặt vĩ nhân nằm dưới thân xác trần tục.
Trên thực tế, các luận giải trên chỉ mang tính chất tham khảo, không có sự nghiệp chứng thực tế và cơ sở khoa học. Vì thế, xăm ở vị trí nào không quan trọng, quan trọng là bản chủ có sống với đúng cốt cách – phẩm chất của Quan đế hay không.
Nếu bạn đang có ý định tattoo Quan Vũ, hãy ghi nhớ 5 lưu ý sau:
- Không tattoo tại các bộ phận dễ bị lấm bẩn như tay, lòng bàn chân, gót chân
- Không tattoo tại các bộ phận được coi là ‘tục” như mông, bẹn, bụng dưới, nách
- Cân nhắc khi điểm mắt lên hình xăm vì một số trường hợp sẽ không tốt cho cơ thể.
- Không xăm nếu tính cách, nghề nghiệp, chí hướng của bạn đi ngược với biểu tượng Quan công.
- Tuyệt đối không vẽ thiếu một trong 4 chi tiết sau: Xích Thố (vật cưỡi), Thanh Long yển nguyệt đao (vũ khí), râu dài, Ngọc quan trên đầu.
- Không kết hợp tattoo Quan Vũ với các nhân vật như Tào Tháo, Tôn Quyền, Trọng Đạt, Chu Du – đây là tuyến địch, mang “sát ý”.
- Nếu cơ thể bạn có các tattoo khác, cần sắp xếp khoa học, tránh đối nghịch.
4. Tổng hợp những hình xăm quan công đẹp & ý nghĩa nhất
Khi bước ra từ dã sử và xâm nhập vào đời thực, hình xăm Quan công được biến hóa thành nhiều dị bản với các lớp ý nghĩa khác nhau. Dưới đây là 4 mẫu xăm tiêu biểu:
4.1. Hình xăm Quan Vũ cưỡi xích thố
Tattoo “kinh điển” nhất về Quan nhị ca là hình ảnh ngài cưỡi Xích Thố. Điểm nổi bật của mẫu xăm là khắc họa rõ tư thế hiên ngang, đội trời đạp đất của người quân tử trước chiến tranh loạn lạc.
Xích Thố sắc lông đỏ, Quan Vũ đeo giáp xanh, đường nét kiên nghị, bất phàm của ngài khiến thiên quân vạn mã đều phải sợ hãi.
Tattoo sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang xây dựng sự nghiệp hoặc bị đối thủ phá rối. Nét uy dũng trên mặt Quan đế như một cách trấn áp, xoay chuyển vận mệnh, giúp bản chủ có thêm ý chí và sự kiên cường.
Với mẫu xăm này, khách hàng nên chọn làm khổ to, ngự tại lưng, ngực, bụng. Cần phác họa toàn bộ hoặc nửa thân trên của Quan công. Tránh việc xăm khuất mất chân, mất đầu của ngựa nhé.
4.2. Hình xăm quan vân trường cưỡi rồng
Nhiều nhà nghiên cứu Tam Quốc chí đặt ra giả thuyết Quan Vũ có chân thân là Thanh Long (rồng xanh). Bởi kiếm pháp, vũ khí, hoa văn trên áo giáp đều đặc chế theo hình dạng này. Vì vậy, tattoo Quan đế cưỡi rồng cũng là mẫu tattoo giàu tính biểu đạt bạn nên thử nghiệm.
Quan Vũ ngự long thể hiện sức mạnh chế ngự, thuần phục nhưng vẫn thong dong bình thản, tay nhuốm máu nhưng không đánh mất sơ tâm. Đây là “linh phù” hữu hiệu cho những ai đang bế tắc, thiếu niềm tin vào sự nghiệp mà mình theo đuổi.
4.3. Hình xăm tattoo quan nhị ca cầm đao
Quan Nhị ca cầm đao là hình họa tuyệt đẹp được giới kinh doanh và buôn đồ cổ cực yêu thích. Tattoo tái hiện dáng đứng hiên ngang, tay trái giơ cao, tay phải cầm đao, ánh mắt sắc lạnh hướng về kẻ địch của Quan Vân Trường.
Đặc biệt, tattoo cũng phác thảo chi tiết từng đường nét áo giáp, ngọc quan, Thanh Long yển nguyệt đao theo đúng nguyên tác. Mẫu xăm mang khổ dọc, thích hợp ở bắp tay, ngực phải hoặc ống chân.
4.4. Hình xăm quan công và ngũ hổ tướng
Một gợi ý thú vị cho các nhóm bạn thân khi xăm chính là tattoo Quan công và ngũ hổ tướng. Theo sử Thục Hán, 5 vị mãnh tướng dưới trướng Huyền Đức là Vân Trường, Dực Đức, Tử Long, Mạnh Khởi, Hoàng Trung.
Họ đại diện cho các phẩm chất nhân nghĩa lễ trí tín; phong tỏa ngũ hành, trấn giữ giang sơn. Đặc biệt, tattoo còn truyền tải ý nghĩa gắn bó, tình đoàn kết, sự sắc son với chủ tử và khát vọng kiến công lập nghiệp.
Đa số hình xăm ngũ hổ tướng đều được ngự tại ngực, gáy hoặc lưng. Trong đó, ngực là nơi “đắc địa” khi gần tim, gần tay, giúp định hướng trái tim, trí tuệ và hành động của bản chủ.
??? THAM KHẢO: 99 Mẫu Tattoo Triệu Tử Long Đẹp, Ý nghĩa nhất
Mặt khác, chỉ nên xăm mặt hoặc thêm vũ khí của các vĩ nhân trong ngũ hổ tướng, điểm mắt nhìn theo một hướng giống nhau (thường là phía trước). Cùng với đó, bạn hãy sử dụng tone basic trắng – đen để hình xăm ấn tượng và lâu trôi nhất.
Hình xăm Quan Công không chỉ thỏa mãn phương diện thẩm mỹ mà còn ẩn chứa nhiều vượng khí giúp đỡ khổ chủ. Chọn ngay Học viện SCI cho những mẫu tattoo Tam Quốc chất lượng, hiện đại và giàu giá trị nhân sinh.
Từ khóa » Hình Xăm Quan Công Mở Mắt
-
30+ Hình Xăm Quan Công (Quan Vũ / Quan Nhị Ca) Khí Chất Ngời Ngợi
-
BẬT MÍ Ý NGHĨA HÌNH XĂM QUAN CÔNG - TATTOO GÀ
-
Tại Sao Các Bức Tượng điêu Khắc Quan Vũ đều Nhắm Mắt? - Dân Việt
-
Ý Nghĩa Hình Xăm Quan Công Mở Mặt
-
Hình Xăm Quan Công Mở Mắt - YouTube
-
99+ Hình Xăm Quan Công: Đẹp, Ý Nghĩa, Hợp Phong Thủy
-
Tại Sao Ko đc Xăm Quan Công Mở Mắt - TikTok
-
+50 Mẫu Hình Xăm Quan Công & Nguồn Gốc Ý Nghĩa Xăm Quan Vũ
-
Bật Mí Ý Nghĩa Hình Xâm Quan Công
-
99+ Hình Xăm Quan Công: đẹp, ý Nghĩa, Hợp Tuổi Nhất
-
Quy Tắc Tâm Linh “không Thể đùa” Của Những Hình Xăm
-
Hình Xăm Quan Công Có ý Nghĩa Gì Và Nên Xăm Không?
-
+101 Hình Xăm Quan Công Đẹp Nhất ⚡️ Kèm Nguồn Gốc & Ý ...