Xanh Xao Nhợt Nhạt Kéo Dài: Bạn Cần Phải Lưu ý điều Gì ? - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Xanh xao kéo dài nhận biết như thế nào?
- Các bệnh lý nào có thể là nguyên nhân của xanh xao kéo dài?
- Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Triệu chứng xanh xao nhợt nhạt thường được nhận thấy dễ dàng bởi người đối diện. Đây là một dấu hiệu bất thường cần lưu ý. Khi bị xanh xao kéo dài, kiệu mình có thể mắc bệnh gì, nên xử lí như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết này của Thạc sĩ, Bác sĩ Thái Việt Nguyên nhé.
Xanh xao kéo dài nhận biết như thế nào?
Với cuộc sống thường ngày, nếu ít để ý mình trong gương, có thể chúng ta sẽ không nhận ra mình xanh xao nhợt nhạt. Do đó, người tiếp xúc với mình là đối tượng dễ nhận ra triệu chứng này nhất. Hãy xác nhận lại bằng quan sát lại mình, so sánh lòng bàn tay của bản thân. Có thể sẽ nhận ra sự khác biệt rõ ràng.
Các bệnh lý nào có thể là nguyên nhân của xanh xao kéo dài?
Xanh xao thật sự thì là một đặc điểm trung thành rõ rệt của thiếu máu. Có nhiều nguyên nhân thiếu máu, nhưng tuỳ thuộc vào đối tượng mà các tình trạng sau cần lưu ý:
1. Thiếu sắt
Do thiếu sắt biểu hiện tình trạng thiếu máu là một trong những đặc điểm có thể gây xanh xao kéo dài. Nhưng thực tế, với chế độ ăn và tình trạng xã hội hiện tại, rất ít người bình thường có tình trạng thiếu sắt thật sự. Tuy nhiên, nguy cơ thiếu sắt do không cung cấp đủ so với nhu cầu đặc biệt dễ gặp ở các đối tượng sau:
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Tiêu hóa - Gan mật, tải ngay ứng dụng YouMed.
- Phụ nữ mang thai. Đó là lý do truyền thông luôn khuyến khích cần bổ sung sắt và acid folic.
- Tuổi thiếu niên đang lớn: Nhu cầu sắt vượt trội, đòi hỏi chế độ ăn giàu sắt hơn.
- Thanh thiếu niên tuổi dậy thì: Nhu cầu dinh dưỡng trong đó sắt cũng tăng vượt trội.
2. Nhiễm giun
Khi bị nhiễm giun sán, dinh dưỡng thu nhận được qua các bữa ăn sẽ bị giảm sút (điển hình là giun đũa). Một số loại giun như giun móc sẽ gây nên tình trạng thiếu máu do tổn thương niêm mạc ruột. Trong bối cảnh xứ nhiệt đới như Việt Nam. Giun sán là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất không thể loại trừ.
Một trong những nguyên nhân khiến bạn xanh xao nhợt nhạt kéo dài là do đã nhiễm giun. Tìm hiểu ngay các biện pháp phòng bệnh giun sán thông qua bài viết của bác sĩ tại đây nhé!
3. Loét dạ dày tá tràng
Nếu trước đó người bệnh có những đặc điểm sau:
- Hay ợ chua ợ hơi, nóng rát sau xương ức.
- Đau âm ỉ khu vực trên rốn, đau nhiều ở trước ăn hoặc sau ăn.
- Tiêu phân sậm đen hơn bình thường
- Hay sử dụng thuốc giảm đau NSAID, corticoid (đặc biệt dùng nhiều khi đau khớp).
Thì có nhiều nguy cơ xanh xao kéo dài là do loét dạ dày tá tràng. Cụ thể là do tình trạng chảy máu rỉ rả từ ổ loét này. Hãy tìm đến bác sĩ tiêu hoá hoặc nội soi để tham vấn điều trị.
4. Do thuốc đang điều trị
Một số loại thuốc có thể gây thiếu máu và tạo nên đặc điểm xanh xao kéo dài:
- Chống động kinh.
- Điều trị viêm khớp, ung thư.
- Thuốc lao.
- Kháng sinh.
Hãy tham vấn bác sĩ nếu bạn đang điều trị với bất kỳ loại thuốc nào. Đặc biệt là các loại thuốc kể trên nhé.
5. Bệnh lý mạn tính khác
Một số bệnh lý mà thiếu máu là hệ quả:
- Viêm ruột hoại tử từng vùng, viêm đại tràng, suy gan, suy thận.
- Bệnh nhân phẫu thuật cắt dạ dày, cắt đoạn ruột.
6. Bệnh lý tự miễn
Một số bệnh lý tự miễn có thể biểu hiện tình trạng thiếu máu.
7. Ung thư
Đây là nguyên nhân cần lưu ý nhất. Một số đặc điểm cần quan tâm thêm:
- Có sụt cân không, chế độ ăn uống có thay đổi gì.
- Nổi hạch hay phát ban gì.
- Bầm da hay chảy máu ở bất kỳ vị trí nào.
- Nuốt khó nuốt nghẹn, khó thở.
- Nôn ói sau ăn, chướng bụng, không xì hơi được, bí đại tiện.
- Thay đổi thói quen đi tiêu hằng ngày. Tiêu chảy hoặc táo bón, đặc biệt là tiêu ra máu, tiêu phân đen.
- Rong kinh, rong huyết.
- Ngứa ngáy trên cơ thể.
- Có bất kỳ u / cục gì trên người.
Trong tất cả loại ung thư, nguyên nhân thiếu máu do đường tiêu hoá là phổ biến và có thể nhận thấy bằng nội soi. Những đối tượng cao tuổi mà có đặc điểm xanh xao kéo dài mà không có triệu chứng rõ ràng nào gợi ý thì luôn cần thiết kiểm tra bằng nội soi để loại trừ ung thư dạ dày và đại tràng.
Ung thư dạ dày là một căn bệnh ung thư nguy hiểm, nếu không phát hiện kịp thời bệnh sẽ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh. Vậy Ung thư dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị như thế nào?
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Xanh xao nhợt nhạt chưa bao giờ là một đặc điểm bình thường. Hãy thăm khám sớm nhất có thể, khi nhận ra sự thay đổi của cơ thể. Việc thăm khám sớm và điều trị phù hợp sẽ giúp bệnh nhân cải thiện bệnh tình. Trẻ em được giải quyết căn nguyên thiếu máu sẽ tăng trưởng ổn định. Người già sẽ có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Với những biểu hiện chưa có phần rõ rệt, nên tìm đến bác sĩ gia đình, bác sĩ đa khoa để được nhận định khái quát và kiểm tra tổng thể nhất. Khi có nhiều triệu chứng về tiêu hoá, tiết niệu, phụ khoa,… thì có thể tiết kiệm thời gian bằng cách tìm đến chuyên khoa phù hợp.
Xanh xao nhợt nhạt là một triệu chứng không nên xem thường. Có thể bệnh lý gây nên đơn giản lành tính như thiếu sắt hay nhiễm giun. Nhưng cũng không thể loại trừ có thể có bệnh lý ác tính gì tiềm ẩn, đặc biệt là trên những người lớn tuổi. Hãy tìm đến bác sĩ ngay khi có bất thường kể trên bạn nhé.
Từ khóa » Da Xanh Xao Nhợt Nhạt
-
Da Xanh Xao Nhợt Nhạt, Nguyên Nhân Do Dâu? - Ferrovit
-
5 Nguyên Nhân Hàng đầu Khiến Da Xanh Xao Nhợt Nhạt - Hello Bacsi
-
Da Xanh Xao Nhợt Nhạt Cảnh Báo Bệnh Gì, Có Chữa được Không?
-
Chớ Chủ Quan Khi Thấy Da Mặt Xanh Xao, Nhợt Nhạt!
-
Nguyên Nhân Da Xanh Xao, Nhợt Nhạt Và Chứng Bệnh đáng Lưu Tâm!
-
5 DẤU HIỆU BỆNH UNG THƯ TẾ BÀO MÁU KHÔNG THỂ BỎ QUA
-
Da Mặt Nhợt Nhạt, Vàng Da Cẩn Thận Dấu Hiệu Thiếu Hụt Vitamin B12
-
Sắc Thái Da Cho Bạn Biết điều Gì?
-
7 Nguyên Nhân Khiến Da Xanh Xao - Nhợt Nhạt - Acti-Globin
-
Nguyên Nhân Khiến Da Xanh Xao, Người Mệt Mỏi, Thiếu Sức Sống
-
Vàng Da Cơ Thể Mệt Mỏi Dấu Hiệu Bệnh Gì? - Vinmec
-
Xanh Xao, Mệt Mỏi, Thường Xuyên Cáu Gắt Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Thấy Hiện Tượng Này Trên Da, đi Khám Ung Thư Ruột Ngay!
-
Sắc Mặt Xanh Xao, Nhợt Nhạt – Triệu Chứng Bệnh Gì, Phải Làm Sao
-
Da Xanh Xao Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?
-
Trang Trang Vũ - Da Xanh Xao Nhợt Nhạt, Thiếu Sức Sống - Facebook