Xây 2 Cầu đô Thị Cạnh Cầu Vượt Mai Dịch để Tăng Năng Lực đường ...

Xây 2 cầu đô thị cạnh cầu vượt Mai Dịch để tăng năng lực đường vành đai 3 trên cao - Ảnh 1.

Cầu vượt Mai Dịch hiện tại (phía trên là metro Nhổn - ga Hà Nội) - Ảnh: NAM TRẦN

Cụ thể, Thủ tướng vừa phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án "Xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc vành đai 3 TP Hà Nội" sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản với nội dung bổ sung hạng mục "xây dựng 2 cầu đô thị và tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch".

Tổng mức đầu tư của hạng mục trên dự kiến hơn 348 tỉ đồng. Trong đó vốn vay ODA Nhật Bản hơn 291 tỉ đồng, vốn đối ứng của Việt Nam hơn 56,7 tỉ đồng.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng chủ trương đầu tư 2 cầu đô thị 2 bên cầu vượt Mai Dịch hiện nay vào dự án xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 Hà Nội. Việc này nhằm tăng năng lực giao thông qua nút giao Mai Dịch khi đã hoàn thành phần đường vành đai 3 trên cao.

Theo đó, 2 cầu đô thị nằm song song với cầu vượt Mai Dịch có quy mô đường đô thị cấp 1. Bề rộng mỗi cầu là 7,75m, gồm: 1 làn xe cơ giới rộng 3,5m, 1 làn xe thô sơ rộng 3m… Thi công từ quý 4-2022 đến quý 1-2024.

Cầu vượt Mai Dịch hiện nay kết nối đường vành đai 3 đoạn Phạm Hùng với Phạm Văn Đồng, phía dưới cầu là giao cắt giữa đường Xuân Thủy với đường Hồ Tùng Mậu. Đây là nút giao thông quan trọng ở phía Bắc Hà Nội có lưu lượng giao thông rất lớn.

Tuy nhiên, cầu vượt Mai Dịch được xây dựng trước khi có quy hoạch phần trên cao đường vành đai 3 Hà Nội. Do vậy, khi đường vành đai 3 trên cao đoạn Pháp Vân đến Mai Dịch và đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long hoàn thành, cầu vượt Mai Dịch nằm ở giữa lại không kết nối cùng mặt bằng với đường trên cao. Đường vành đai 3 trên cao chỉ dành cho ôtô nhưng cầu vượt Mai Dịch lại cho phép cả xe máy đi cùng ôtô làm hạn chế năng lực lưu thông, mất an toàn giao thông.

Trong khi đó, ngã tư phía dưới cầu vượt Mai Dịch thường xảy ra ùn tắc kéo dài trong giờ cao điểm.

Do đó, Bộ Giao thông vận tải cùng TP Hà Nội thống nhất nghiên cứu, tổ chức giao thông qua cầu vượt Mai Dịch đồng bộ với phần đường trên cao. Hai cầu vượt đô thị chạy dọc hai bên cầu vượt Mai Dịch được xây dựng nhằm dành cho xe lưu thông trong nội đô. Còn cầu vượt Mai Dịch sẽ dành cho ôtô đi trên đường vành đai 3 không có nhu cầu xuống nội đô.

Mở rộng cầu vượt Mai Dịch chưa giải quyết triệt để các xung đột luồng xe Mở rộng cầu vượt Mai Dịch chưa giải quyết triệt để các xung đột luồng xe

TTO - Bộ Xây dựng nhận định như vậy trong văn bản vừa gửi Bộ Kế hoạch - đầu tư để góp ý kiến thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3, Hà Nội.

Từ khóa » Hình ảnh Chân Cầu Mai Dịch