Xây Dựng Bộ đồ Chơi Domino Cho Trẻ Khiếm Thị Tuổi Mầm Non - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa học xã hội
  4. >>
  5. Giáo dục học
Xây dựng bộ đồ chơi domino cho trẻ khiếm thị tuổi mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.76 KB, 11 trang )

Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKHXÂY DỰNG BỘ ĐỒ CHƠI DOMINOCHO TRẺ KHIẾM THỊ TUỔI MẦM NONNguyễn Thị Ngọc Ngà(Sinh viên năm 4, Khoa Giáo dục Đặc biệt)GVHD: TS Cao Thị Xuân Mĩ1. Phần mở đầu1.1. Lí do chọn đề tàiTrong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình giáodục mầm non mới, xây dựng nội dung dạy và học theo hướng tích hợp nhiều chủ đề, tổchức nhiều hoạt động cho trẻ và đặc biệt là hoạt động vui chơi phù hợp với sự pháttriển tâm sinh lí lứa tuổi, hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Đối với trẻ ở lứatuổi mầm non, vui chơi là một trong những nhu cầu của trẻ, trẻ “học mà chơi, chơi màhọc”. Trẻ muốn chơi và thích chơi, chơi để tìm hiểu khám phá những điều mới lạ về thếgiới xung quanh.Hiện nay, có nhiều trò chơi vừa nhằm củng cố những kiến thức đã học vừa tạo cơhội phát huy tính năng động và óc tưởng tượng, sáng tạo của trẻ, trong đó có trò chơidomino. Domino là một trong trò chơi có luật, có ý nghĩa giáo dục và giáo dưỡng cao.Nó tác động trực tiếp đến việc hình thành biểu tượng và phát triển quá trình nhận thức,tư duy của trẻ. Trò chơi domino không chỉ tác động đến việc phát triển trí tuệ mà còngiáo dục phẩm chất đạo đức cho trẻ như tính thật thà, tính tổ chức, tính tự giác, kĩ nănghợp tác và luân phiên.Đối với trẻ khiếm thị, tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng, nên việc sửdụng đồ dùng, đồ chơi trong giảng dạy và vui chơi là rất quan trọng. Đặc biệt, dokhiếm khuyết về thị giác, trẻ rất khát khao được tìm tòi, khám phá những điều mới lạtrong cuộc sống; qua thao tác với đồ chơi, trẻ sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm và hiểu biếtnhiều hơn. Cũng chính vì thế mà trò chơi domino có thể hỗ trợ tốt cho trẻ trong họctập, giúp trẻ chơi mà học, vui mà học. Thế nhưng, hiện nay trẻ khiếm thị chưa có cácbộ domino đặc thù hỗ trợ học tập, việc tiếp xúc với chữ Braille của các em còn rất hạnchế. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Xây dựng bộ đồ chơi domino chotrẻ khiếm thị tuổi mầm non".1.2. Mục đích nghiên cứuĐề tài tìm hiểu để xây dựng những bộ domino phù hợp, hỗ trợ trẻ khiếm thị tuổimầm non vui chơi, học tập.1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu: Cách xây dựng bộ domino hỗ trợ học tập cho trẻ khiếmthị mầm non.- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động học và chơi của trẻ khiếm thị mầm non.92Năm học 2011 - 20121.4. Nhiệm vụ nghiên cứu-Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.Tìm hiểu và xác định nguyên tắc xây dựng domino.Xây dựng bộ domino mẫu.Thử nghiệm sản phẩm.1.5. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp tài liệu.- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, xây dựng sản phẩm, thực nghiệmsản phẩm, điều tra bằng bảng hỏi và thống kê toán học.1.6. Giới hạn đề tàiDo hạn chế thời gian nghiên cứu chúng tôi chỉ xây dựng bộ domino chữ cái đểgiúp trẻ khiếm thị làm quen chữ Braille.1.7. Đóng góp của đề tàiXác định được cách thức xây dựng các bộ domino đặc thù giúp trẻ khiếm thị cóthể vừa học vừa chơi để ghi nhớ được nhiều biểu tượng hơn trong quá trình phát triểntư duy, nhận thức.2. Những vấn đề chung về trẻ khiếm thị2.1. Khái niệmNgười khiếm thị là người có bệnh lí, tật khúc xạ hay khiếm khuyết của mắt gâygiảm thị lực, có thị lực dưới 3/10 sau khi đã được điều trị bệnh lí mắt và chỉnh kính.Một người cũng bị coi là khiếm thị nếu có thị lực trên 3/10 nhưng có thị trường nhỏhơn 10 0. Thuật ngữ trẻ khiếm thị được dùng để gọi chung cho cả trẻ mù và nhìn kém[4].2.2. Đặc điểm tâm lí của trẻ khiếm thị2.2.1. Đặc điểm tri giác của trẻ khiếm thịHình ảnh xuất hiện trên vỏ não do tri giác sờ đem lại tuy bị hạn chế hơn so với trigiác nhìn, nhưng cũng giúp cho trẻ mù nhận biết hình ảnh một cách trung thực. Mắt vàtay sờ đều có thể phản ánh được các dấu hiệu: hình dạng, độ lớn, phương hướng, cự li,chuyển động hay đứng yên. Đối với người khiếm thị, xúc giác được coi là cơ quannhận thức quan trọng hàng đầu. Nếu một người khiếm thị từ nhỏ, mất hoàn toàn hìnhảnh thị giác, chỉ nghe mô tả thế giới hữu hình thì khó mà có biểu tượng cụ thể.2.2.2. Đặc điểm cảm giác của trẻ khiếm thị- Đặc điểm cảm giác xúc giác của trẻ khiếm thị: Cảm giác xúc giác của trẻ khiếmthị tương đối nhạy và phát triển, nếu được rèn luyện và sử dụng nhiều.- Đặc điểm thính giác của trẻ khiếm thị: Độ nhạy cảm âm thanh của mọi ngườiđều phát triển theo quy luật như nhau. Tuy nhiên, khi bị mù, họ buộc phải thườngxuyên lắng nghe đủ mọi âm thanh, nên độ nhạy cảm giác nghe của họ tốt.93Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH2.2.3. Đặc điểm chú ý của trẻ khiếm thịTrẻ khiếm thị mau mệt khi tập trung chú ý, huy động cùng một lúc nhiều giácquan. Tuy nhiên trong quá trình sống và rèn luyện, nhờ quy luật bù trừ và tích lũy kinhnghiệm, trẻ khiếm thị vẫn có thể chú ý vào đối tượng để định hướng cho hoạt động,đảm bảo các điều kiện thần kinh và tâm lí cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.2.3. Chữ BrailleChữ Braille là một hệ thống kí hiệu được ghép lại bằng các chấm nổi trong một ôchữ có 6 chấm, xếp theo thứ tự quy định từ 1 đến 6, các điểm này được sắp xếp mộttrong khung hình chữ nhật gồm 2 cột và 3 dòng. Tập hợp các điểm nổi trong 6 vị trí sẽtạo ra một bộ 64 (26) kiểu [2].Khoảng cách tối thiểu giữa các chấm nổi trong ô kí hiệu Braille chỉ bằng 2mmdựa trên ngưỡng xúc giác phân biệt ở đầu ngón tay trỏ của người bình thường là 2,2mmvà ở người mù được rèn luyện là 1,2mm. Nhờ vậy, tay của người mù dễ nhận biếtnhiều kí hiệu chữ Braille. Đó cũng chính là cơ sở khoa học của hệ thống kí hiệu Braille.2.4. Trò chơi domino2.4.1. Khái niệmDomino là trò chơi tập thể, có luật, thông thườngcó 28 quân cờ. Mỗi quân cờ là một hình chữ nhật có rãnhchính giữa chia thành 2 ô vuông, mỗi ô vuông có cácchấm được sắp xếp kết hợp với nhau từ 0 (ô trống) đến 6.Mỗi số sẽ kết hợp với chính nó và kết hợp với những sốcòn lại để tạo thành những quân domino.Thông thường vật liệu làm domino thường là gỗ, nhựa cứng, gạch, kim loại,mica,… có độ dài và dày nhất định vừa đủ để cầm. Chơi theo nhóm từ 2 đến 4 người.Khi một người chơi đặt một quân đầu tiên xuống thì người tiếp theo tìm quân cósố chấm phù hợp và ghép vào 1 trong 2 đầu của quân domino của người đi trước. Tròchơi cứ như vậy cho đến khi người nào hết quân trước là người thắng cuộc. Nếu trongtrường hợp tất cả đều “bí cờ” thì đếm số chấm, người có ít chấm nhất là người thắngcuộc.2.4.2. Domino dành cho lứa tuổi mầm nonDomino là sự phối hợp độc đáo giữa việc “học mà chơi, chơi mà học” ở trẻ, pháttriển nhiều kĩ năng phối hợp cho trẻ. Luyện cho trẻ khả năng quan sát nhanh, tập trungchú ý, phát triển tư duy logic, ghi nhớ biểu tượng, biết hợp tác, luân phiên và chia sẻlẫn nhau. Nên hiện nay, để phục vụ cho nhu cầu vui chơi và học tập của trẻ mầm non,vẫn theo nguyên tắc kết hợp chung, người ta thay những chấm số trên các quân dominobằng những hình ảnh của các chủ đề khác nhau như: đồ dùng gia đình, động vật hoangdã, gia súc, gia cầm, hoa, củ, quả,…2.4.3. Domino dành cho người khiếm thị94Năm học 2011 - 2012Domino nổi cho người khiếm thịHiện tại, có 2 bộ domino nổi dùng cho người khiếmthị. Mỗi bộ có 28 quân giống như domino truyền thốngnhưng các chấm đen trên domino nhựa màu trắng đượcnâng nổi lên cho phép người khiếm thị xác định quân bàibằng cách sờ số chấm trên mỗi domino. Một đường nổixúc giác phân chia hai nửa của mỗi quân donino.Ngoài ra, để hạn chế sựlệch lạc khi nối kết các quândomino khi chơi của người khiếm thị, người ta tạo ra bộdomino với những quân có các góc khóa kết ở 2 đầu.Domino xúc giácĐây là bộ domino đượcthiết kế để phục vụ cho trẻ khiếm thị, giúp trẻ phân biệt xúcgiác và màu sắc, rèn luyện xúc giác trên những chất liệu khácnhau (như vải nhung, thảm). Mỗi quân trong số 28 quân đượclàm bằng gỗ, trong có khoét 2 lỗ để dán các chất liệu, màusắc khác nhau theo yêu cầu của từng trò chơi.Từ những vấn đề nêu ở trên, chúng tôi nhận thấy vai trò và ích lợi của trò chơidomino dành cho trẻ mầm non; nhưng trẻ khiếm thị thì lại không nhìn thấy được hìnhảnh nên việc chơi domino ứng dụng này sẽ không khả thi. Chính vì thế, chúng tôi đãtìm tòi nghiên cứu cách làm bộ cờ domino phục vụ cho trẻ khiếm thị, giúp các em cóthể vừa chơi vừa học tập một cách nhẹ nhàng, cũng như khắc sâu hơn về kiến thức GVđã dạy, giúp các em phát triển nhiều kĩ năng trong quá trình chơi.3. Kết quả nghiên cứu:3.1. Bộ domino thử nghiệmTrên cơ sở nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện một bộ domino chữ Braille dànhcho trẻ khiếm thị mầm non và dùng nó làm cơ sở thử nghiệm.3.1.1. Nội dungCũng giống như cách cấu tạo chung, bộ domino chữ cái có 28 quân cờ, theo 7nhóm. Trong bộ chữ Braille có 29 chữ vì thế tùy mỗi GV có những tiêu chí khác nhauvề các nhóm chữ để chọn 7 chữ làm một bộ domino. GV có thể chọn ngẫu nhiên, chọn95Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKHtheo thứ tự bảng chữ cái, chọn theo mức độ từ dễ đến khó.Trong bộ domino mẫu, chúng tôi chọn theo tiêu chí cho trẻ học và củng cố cácchữ Braille có từ 1 đến 2 chấm, đó là các chữ a, â, b, c, e, i, k.3.1.2. Cấu tạoMỗi quân domino có kích thước 5 x 10 cm, có nền trắng.Sợi chỉ được dán giữa để chia quân làm 2 đầu.Góc trái là hạt định vị, góc phải của mỗi bên là chữ Braille.Chữ cái a, â, b màu đỏ làm bằng thảm nhám mỏng.Chữ c, e làm bằng xốp bitis xanh trơn.Chữ i, k được làm bằng xốp bitis đen trơn.3.1.3. Cách chơi- Chơi theo nhóm, số trẻ từ 2 – 4 trẻ.- GV giới thiệu cho trẻ về bộ domino, về cấu trúc và vị trí chữ Braille, cho trẻ làmquen với quân cờ.- GV hướng dẫn luật chơi cho trẻ:Chơi nhóm 2 – 3 trẻ: Đầu tiên phát cho các trẻ chơi 7 quân cờ. Những quân dưđược úp trên bàn. Trẻ đi trước đặt một quân bất kì và nói 2 chữ cái có trong quân cờ.Trẻ bên cạnh (đi lần lượt theo chiều kim đồng hồ) tìm chữ cái trong các quân dominocủa mình giống với chữ cái bên phải hoặc bên trái quân của trẻ đi trước, đặt tiếp theobên cạnh. GV có thể hướng dẫn trẻ sắp xếp quân cờ theo đường vuông góc hoặc đườngthẳng.Nếu trẻ "bí cờ" sẽ được quyền lấy các quân thừa đang úp trên bàn, khi có quânthích ứng thì đi tiếp, nếu vẫn không có quân thích ứng thì phải nhận quân vừa bốc vàkết thúc lượt đi của mình, bạn bên cạnh được đi. Cứ như vậy, ai hết quân trước là ngườithắng cuộc.Chơi nhóm 4 trẻ: Đầu tiên phát cho các trẻ chơi 7 quân cờ. Trẻ bên cạnh (đi lầnlượt theo chiều kim đồng hồ) tìm chữ cái trong các quân domino của mình giống vớichữ cái bên phải hoặc bên trái quân của trẻ đi trước, đặt tiếp theo bên cạnh. Nếu khôngcó quân thích ứng thì sẽ kết thúc lượt đi và bạn bên cạnh được đi. Cứ như vậy, ai hếtquân trước là người thắng cuộc.3.2. Kết quả thử nghiệmĐối tượng thử nghiệm: Mức độ khả thi của bộ domino chữ cái dành cho trẻkhiếm thị mầm non.Phạm vi thử nghiệm: GV và học sinh mầm non Trường Trung học phổ thôngĐặc biệt Nguyễn Đình Chiểu và Mái ấm Thiên Ân.Giả thiết nghiên cứu:Khi có bộ domino đặc thù trẻ khiếm thị có thể vừa học vừa chơi để ghi nhớ các96Năm học 2011 - 2012biểu tượng tốt hơn. Thông qua đó, tạo cơ sở để làm nhiều bộ domino chủ đề khác giúptrẻ khiếm thị có nhiều biểu tượng hơn trong quá trình phát triển tư duy, nhận thức.Thời gian thử nghiệm: từ 26/3/2012 đến 31/3/2012.Cách tiến hành:-Gặp gỡ các giáo viên (GV) dạy trẻ, trao đổi về cách sử dụng bộ domino.Gởi Bảng hỏi cho GV.Gặp và cho trẻ làm quen với các quân cờ.Hướng dẫn cách chơi cho trẻ.Tiến hành cho trẻ chơi, cùng GV quan sát để hỗ trợ và nhận xét.Phỏng vấn trẻ sau khi chơi xong.- Kết quả:* Số lượng phiếu phát và thu: 10 phiếu* Tổ chức được 20 lượt chơiSau khi xử lí số liệu từ việc khảo sát ý kiến GV về bộ trò chơi domino thửnghiệm dành cho trẻ khiếm thị mầm non, chúng tôi có được những kết quả sau:Đánh giá của giáo viên:* Ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của bộ trò chơi domino cho trẻ khiếm thị:Biểu đồ 1: Mức độ cần thiết của Bộ trò chơi domino dành cho trẻ khiếm thị80%70%60%50%40%30%20%10%0%80%20%0%Không cầnthiế t0%Ít cần thiết0%C ần thiếtKhá cần thiế t Rất cần thiế tKết quả khảo sát cho thấy, phần lớn GV có ý kiến rằng bộ trò chơi domino cầnthiết (80%) và khá cần thiết (20%) đối với việc vui chơi kết hợp học tập cho trẻ khiếmthị. Điều này chứng tỏ bộ trò chơi này đã đáp ứng nhu cầu rèn luyện và vui chơi cho trẻkhiếm thị cũng như làm phong phú thêm đồ chơi cho trẻ khiếm thị.* Về mục đích rèn luyện học sinh nhận biết chữ Braille:Sau khi khảo sát thì có 100% giáo viên cho rằng dùng bộ trò chơi domino chomục đích rèn luyện chữ cái cho học sinh là phù hợp và cần thiết, vì hiện tại có rất nhiềutrẻ khi học lớp 1 và 2 khả năng đọc chữ Braille rất hạn chế do không được rèn luyện kĩnăng làm quen chữ Braille.* Về cấu tạo trên mỗi quân cờ domino:Biểu đồ 2. Mức độ hợp lí về cấu tạo trong mỗi quân domino chữ cái97Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH70%70%60%50%40%30%20%20%10%10%0%Chưa hợp lýHợp lýRất hợp lýQua biểu đồ trên, chúng tôi nhận thấy đa số các GV đều cho rằng cách thức cấutạo trong mỗi quân Doimino là hợp lí (70%), rất hợp lí (10%). Điều đó chứng tỏ việccấu tạo chữ Braille, chữ sáng, chấm định vị trong mỗi quân cờ domino là hợp lí phùhợp với trẻ khiếm thị. Có 20% giáo viên cho rằng sự sắp xếp là chưa hợp lí, chữ Braillenên được đặt dưới chấm định vị.* Về sự hứng thú của trẻ khi chơi trò chơi domino chữ cái:Biểu đồ 3. Sự hứng thú của trẻ khi chơi domino chữ BrailleMột số GV cho biết có một số em chưa nắm rõ luật chơi và cách chơi, thời giantiếp xúc với quân cờ chưa nhiều nên chưa nhớ được hết các chữ cái trong mỗi quân cờ;vì vậy các em lúng túng, chưa hứng thú lắm trong khi chơi (20%). Nhưng những em đãnhận biết được chữ Braille thì tỏ ra nhanh nhẹn và rất hứng thú (80%). Cả hai cơ sở đềungỏ ý xin bộ domino cho trẻ chơi và họ cho biết không chỉ trẻ mầm non mà các trẻkhiếm thị tuổi tiểu học cũng rất thích bộ đồ chơi này.Ý kiến của học sinh:Chúng tôi đã phỏng vấn được 8 học sinh sau khi tham gia chơi.Qua phỏng vấn, các em học sinh đều cảm thấy trò chơi domino này vui và cầnthiết cho trẻ khiếm thị. Các em thấy cấu tạo hợp lí và mỗi quân domino cầm vừa taykhông quá to cũng không quá nhỏ. Các em thấy hứng thú khi được sờ chữ sáng vàđược củng cố chữ Braille. Trong đó cũng có một số em vì chưa nắm rõ luật nên cảmthấy trò chơi khó.Về đánh giá của GV đối với nội dung, cấu tạo và tính khả thi của các bộ dominotrò chơi, chúng tôi thu nhận được những ý kiến đóng góp như sau:Ưu điểm:98Năm học 2011 - 2012- Bộ domino chữ cái rất cần thiết vì có thể kích thích thị giác các em nhìn kém vàmột số trẻ mù hoàn toàn cũng nhận biết thêm cả chữ sáng.- Về hình thức, màu sắc tương phản khá tốt, có thể thay chữ in thường bằng chữin hoa.- Có thể làm thêm những bộ domino về số và hình.Một số đóng góp khác:- Cần cho trẻ hiểu rõ luật chơi và có thời gian để rèn luyện cả về trí nhớ và độ tậptrung cho trẻ.- Cũng có ý kiến cho rằng nên cho trẻ chơi domino số chấm nổi trước khi chochơi domino chữ cái.- Nên in chữ Braille ngay dưới chấm định vị.- Nên có một bảng nỉ định vị các quân cờ domino khi đặt xuống bàn hoặc sàn nhàkhi chơi.- Khi cho trẻ chơi cần có người hướng dẫn và chỉnh sửa giúp trẻ về định vị cácquân domino, kiểm tra trẻ qua trò chơi.4. Cách làm bộ dominoDựa trên kết quả trên, chúng tôi cân nhắc, tính toán và rút ra cách xây dựng bộ tròchơi domino cho trẻ khiếm thị mầm non như sau:4.1. Nguyên tắc- Đảm bảo phù hợp đối tượng: Điều này đặc biệt quan trọng vì trẻ khiếm thị cókhiếm khuyết về mắt và chia thành 2 đối tượng trẻ, trẻ mù hoàn toàn và trẻ nhìn kém.Trẻ mù hoàn toàn chủ yếu là sờ, cần phát triển kích thích tối đa xúc giác của trẻ quachất liệu; trẻ nhìn kém cần kích thích tối đa thị lực còn lại bằng hình ảnh, màu sắc trongcác quân cờ domino.- Đảm bảo độ tương phản: Mức độ tương phản màu sắc cần thích hợp, mức độtương phản cao phù hợp nhu cầu lứa tuổi khiếm thị mầm non.- Đảm bảo tính thẩm mĩ, an toàn, dễ làm và dễ sử dụng. Vì hoạt động chủ yếu củatrẻ là sờ nên cần làm từ các chất liệu bền, keo dán đảm bảo chặt để có thể sử dụngnhiều lần. Chú ý các góc cạnh của quân cờ để không làm tổn hại tay trẻ.- Đảm bảo nguyên tắc kết hợp theo cặp đôi trên mỗi quân cờ của bộ dominotruyền thống.4.2. Vật liệu- Giấy bìa cứng để làm quân cờ domino, khó làm gãy hoặc gấp khúc.- Giấy in ảnh trắng vì có thể làm nền, giữ được độ cứng khi đánh chữ Braille, cómột lớp nhựa mỏng bảo vệ để có độ bền.- Chỉ sợi để làm gờ nổi giữa 2 phần của quân domino.- Xốp bitis mỏng 2mm và thảm nhám 1mm (vật liệu làm biểu tượng sáng), độ dàyvừa đủ, không quá cao khiến quân cờ cồng kềnh.- Keo dán sắt, kéo, dao rọc giấy, bảng đánh chữ nổi.99Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH- Các hạt làm kí hiệu định vị chiều sờ chữ Braille.4.3. Cấu tạo của mỗi quân dominoMỗi quân domino có kích thước 5x10cm. Chính giữa có dây chỉ phân chia 2 hìnhvuông của quân domino. Biểu tượng sáng nằm ngay giữa mỗi ô vuông. Chữ Braillediễn giải nội dung biểu tượng sẽ ghi ở 2 đầu góc phải quân cờ. Có kí hiệu định vị bêngóc trái để trẻ biết đặt chiều của mỗi quân cờ.Cấu tạo như trên có cả biểu tượng sáng và chữ Braille nên trẻ mù hoàn toàn và trẻnhìn kém đều có thể dùng được.4.4. Nội dung chủ đề cho mỗi bộ dominoCác chủ đề của bộ domino phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu của học sinh mỗilớp, GV có thể đi thực hiện nội dung từng bộ với nhiều chủ đề khác nhau như chữ cái,số hoặc các hình học cơ bản…Domino chữ cái: Cho trẻ học chữ cái và cả chữ Braille.Domino số: Cho trẻ học chữ số sáng và số của kí hiệu Braille. Học phép cộng vàtrừ trong phạm vi 10 hoặc phạm vi 20 với các số trên quân cờ.Domino hình học: Học về hình dạng các hình cơ bản.4.5. Hướng dẫn cách sử dụng4.5.1. Người hướng dẫn: Cần giới thiệu cho trẻ về cấu trúc,vị trí bộ dominovàchữ Braille, hướng dẫn luật chơi cho trẻ, cho trẻ làm quen với bộ domino nhiều lầntrước khi chơi.4.5.2. Các cách chơi* Cách 1: Đếm số lượng quân cờ của mình (chơi cá nhân)GV phát cho mỗi em một số quân domino bất kì. Sau đó lần lượt từng em sẽ trảlời số quân mình có.* Cách 2: Tìm hiểu nội dung của mỗi quân cờ (chơi cá nhân)GV phát cho mỗi em một quân cờ domino. Sau khi sờ, mỗi em sẽ nói nội dungcủa quân domino trẻ có (là chữ gì? hình gì? số mấy?...). Trẻ nói đúng sẽ được khenthưởng.* Cách 3: Ghép tương ứng nội dung của các quân domino lại với nhau (chơi theonhóm)Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội khoảng 3 - 4 em. Phát cho mỗi đội 14 quân domino.Mỗi đội sẽ tự tìm các quân domino có nội dung giống nhau để ghép nối các quândomino lại với nhau. Sau thời gian 10 phút, đội nào ghép được đúng và nhiều quân hơnlà đội thắng cuộc.* Cách 4: Cho hai đội thi đua ghép tương ứng nội dung với nhau (chơi theonhóm)Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội khoảng 3 – 4 em. Phát cho mỗi đội 14 quândomino. Tùy chọn đội đi trước. Đội đi trước sẽ đặt xuống bàn một quân bất kì và100Năm học 2011 - 2012nói 2 nội dung của domino, đội tiếp theo sẽ tìm quân có nội dung tương ứng vớinội dung bên trái hoặc bên phải của quân domino đội đi trước. Trò chơi cứ như vậyđến khi đội nào hết quân trước là đội thắng cuộc. Trong trường hợp một đội “bí cờ”thì đội còn lại sẽ thắng cuộc.* Cách 5: Ghép tương ứng nội dung các quân cờ domino (chơi cá nhân)Cho từ 2-4 trẻ tham gia. Phát cho mỗi trẻ 4 đến 7 quân cờ (GV tùy vào trình độtập trung ghi nhớ của học sinh để phát số lượng cờ phù hợp), nếu còn số quân dư sẽkhông chơi số quân dư đó. Các em tự chọn bạn đi trước. Trẻ đi trước đặt một quân bấtkì và nói nội dung trong quân domino. Trẻ bên cạnh (đi lần lượt theo chiều kim đồnghồ) tìm trong các quân domino của mình nội dung tương ứng phù hợp với nội dung bênphải hoặc bên trái quân cờ của bạn đi trước đặt tiếp vào bên cạnh quân cờ. Nếu đếnlượt mà trẻ không có quân thích hợp thì mất lượt đi, bạn tiếp theo bên cạnh sẽ tiếp tục.Cứ như vậy, ai hết quân trước là người thắng cuộc. Trường hợp các trẻ đều không cóquân đi thì trò chơi được bắt đầu lại từ đầu.* Cách 6: Ghép tương ứng nội dung các quân cờ domino (chơi cá nhân)Cho từ 2 đến 3 trẻ tham gia. Phát cho mỗi trẻ 7 quân domino, những quân còn dưúp xuống bàn giữa các trẻ chơi. Các trẻ tự chọn một bạn đi trước, trẻ đi trước đặt mộtquân bất kì và nói nội dung trong quân domino. Trẻ bên cạnh (đi lần lượt theo chiềukim đồng hồ) tìm trong các quân domino của mình nội dung tương ứng phù hợp với nộidung bên phải hoặc bên trái quân cờ của bạn đi trước đặt tiếp vào bên cạnh quân cờ.Trong trường hợp trẻ "bí cờ" sẽ được quyền lấy một quân thừa đang úp trên bàn, quânvừa lấy thích ứng thì đi tiếp, nếu vẫn không được thì phải nhận quân vừa bốc và kếtthúc lượt đi của mình, bạn bên cạnh được đi. Cứ như vậy, ai hết quân trước là ngườithắng cuộc.* Cách 7: Rèn luyện trí nhớ thị giác và khả năng bao quát thị giác (dành cho họcsinh nhìn kém)Đặt lên bàn 5 quân domino bất kì theo hàng ngang. Cho học sinh quan sát (đọcnội dung) từng quân domino. Sau đó GV yêu cầu trẻ lấy một quân bất kì, trẻ chọn đúngtrong 5 quân là thắng, nếu chưa đúng GV nêu rõ lại yêu cầu cho trẻ tìm lại.* Cách 8: Kích thích thị giác qua màu sắc của biểu tượng sáng trên quân cờ(dành cho học sinh nhìn kém)Chia lớp làm 2 đội. Phát cho mỗi đội số quân bằng nhau. Trong 5 phút mỗi đội sẽphân loại thành 2 nhóm: nhóm 1 có những quân domino màu sắc giống nhau ở cả 2đầu; nhóm 2 có những quân có màu sắc khác nhau ở cả 2 đầu. Đội nào phân loại đúnglà đội thắng.* Cách 9: Kích thích thị giác qua màu sắc (dành cho học sinh nhìn kém - chơi cánhân)Đặt lên bàn 5 - 10 quân (chọn ra một số quân domino giống nhau về màu sắc ở cả2 đầu và một số quân có màu khác nhau ở 2 đầu). Yêu cầu trẻ lấy ra quân có màu khác101Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKHvới những quân domino còn lại. Trẻ lấy đúng được khen thưởng, nếu chưa đúng GVnêu rõ lại yêu cầu cho trẻ tìm lại.Lưu ý: Trò chơi cần có người theo dõi hỗ trợ cũng như định vị các quân dominokhi đặt xuống bàn.5. Kết luậnTrên cơ sở đặc điểm tâm sinh lí, nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ khiếm thị, đềtài đã xây dựng được bộ domino dành cho trẻ khiếm thị ở lứa tuổi mầm non. Bộ tròchơi sẽ giúp trẻ củng cố được chữ Braille và hình thành biểu tượng sáng, thông quachơi trẻ phát triển được nhiều lĩnh vực và kĩ năng khác nhau.Bộ domino dễ làm, những chất liệu làm có thể linh hoạt dễ tìm và giá thành rẻ,tiện lợi và an toàn.Các bộ domino có thể ứng dụng cho các trẻ ở trường chuyên biệt, mái ấm cũngnhư trường mẫu giáo hòa nhập. Trẻ mù hoàn toàn hình thành thêm biểu tượng chữ cáisáng, trẻ nhìn kém còn nhìn được chữ sáng có thể chơi và học tập. Ngoài ra trẻ cũng cóthể chơi với các bạn sáng mắt; GV kiểm tra hỗ trợ trẻ tốt hơn, và phụ huynh có thể vừachơi với trẻ ở nhà vừa kiểm tra, hỗ trợ trẻ trong quá trình học chữ Braille.Đây chỉ là kết quả bước đầu của một quá trình nghiên cứu, vì thế không thể tránhkhỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được thêm sự góp ý, nhận xét của quýthầy cô và các bạn để sản phẩm nghiên cứu hoàn thiện hơn.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Trần Thị Hòa (2008), Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thị, Khoa Tâm lí – Giáodục, Nxb Đại học Sư phạm Đà Nẵng.2. Nguyễn Khen, Braille Việt ngữ, Trường Trung học phổ thông Đặc biệt NguyễnĐình Chiểu.3. Hoàng Thị Nga (2007), Tài liệu bài giảng môn: Phương pháp dạy học trẻ khiếm thị,Khoa Giáo dục Đặc biệt, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.4. Hoàng Thị Nga, Lê Dân Bạch Việt (2009), Phương pháp hỗ trợ trẻ nhìn kém, KhoaGiáo dục Đặc biệt, Trường ĐHSP TP HCM.5. Trần Thị Ngọc Trân (2011), Trò chơi phát triển tư duy cho trẻ từ 3-6 tuổi, NxbGiáo dục.6. Trung tâm Giáo dục trẻ có tật Hà Nội (1994), Giáo trình Đào tạo GV dạy trẻ có tậtthị giác.7. Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa (2007), Tâm lí họctrẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb Đại học Sư phạm TPHCM.8. Đinh Văn Vang (2009), Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non, Nxb Giáodục.9. />10. />277711. />102

Tài liệu liên quan

  • Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại ngân hàng Đầu Tư và Phát triển chi nhánh Quảng Trị Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại ngân hàng Đầu Tư và Phát triển chi nhánh Quảng Trị
    • 77
    • 497
    • 0
  • Xây dựng và sử dụng câu hỏi   bài tập để dạy học phần sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non cho sinh viên cao dẳng sư phạm mầm non Xây dựng và sử dụng câu hỏi bài tập để dạy học phần sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non cho sinh viên cao dẳng sư phạm mầm non
    • 83
    • 2
    • 6
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của giáo dục mầm non đối với sự chuẩn bị cho trẻ đi học lớp 1 Nghiên cứu ảnh hưởng của giáo dục mầm non đối với sự chuẩn bị cho trẻ đi học lớp 1
    • 86
    • 618
    • 1
  • Nghiên cứu trình độ phát triển tư duy trực quan hình tượng trẻ em cuối mẫu giáo, sắp bước vào lớp 1 Nghiên cứu trình độ phát triển tư duy trực quan hình tượng trẻ em cuối mẫu giáo, sắp bước vào lớp 1
    • 126
    • 4
    • 9
  • MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI MỞ CHO TRẺ MẦM NON TỪ NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI MỞ CHO TRẺ MẦM NON TỪ NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN
    • 15
    • 4
    • 14
  • XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM ĐỒ CHƠI DÀNH CHO TRẺ EM TẠI CÔNG TY GỖ ĐỨC THÀNH ĐẾN NĂM 2020.PDF XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM ĐỒ CHƠI DÀNH CHO TRẺ EM TẠI CÔNG TY GỖ ĐỨC THÀNH ĐẾN NĂM 2020.PDF
    • 100
    • 3
    • 50
  • LÀM ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI TỪ NGUYÊN LIỆU PHẾ THẢI CHO TRẺ EM TRONG ĐỘ TUỔI MẦM NON LÀM ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI TỪ NGUYÊN LIỆU PHẾ THẢI CHO TRẺ EM TRONG ĐỘ TUỔI MẦM NON
    • 20
    • 3
    • 1
  • Tiểu luận tình huống ngạch chuyên viên xác định thẩm quyền ban hành văn bản quy định việc điều chỉnh, bổ sung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở y tế của nhà nước thuộc thành phố hà nội Tiểu luận tình huống ngạch chuyên viên xác định thẩm quyền ban hành văn bản quy định việc điều chỉnh, bổ sung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở y tế của nhà nước thuộc thành phố hà nội
    • 20
    • 1
    • 9
  • Sáng kiến kinh nghiệm mầm non một số đồ dùng đồ chơi giúp cho trẻ phát triển vận động tinh Sáng kiến kinh nghiệm mầm non một số đồ dùng đồ chơi giúp cho trẻ phát triển vận động tinh
    • 14
    • 1
    • 1
  • Nghiên cứu trình độ phát triển tư duy trực quan hình tượng trẻ em cuối mẫu giáo, sắp bước vào lớp 1 Nghiên cứu trình độ phát triển tư duy trực quan hình tượng trẻ em cuối mẫu giáo, sắp bước vào lớp 1
    • 11
    • 402
    • 2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(415.76 KB - 11 trang) - Xây dựng bộ đồ chơi domino cho trẻ khiếm thị tuổi mầm non Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Trò Chơi Domino Trong Dạy Học