Xây Dựng Chiến Lược CRM Như Thế Nào để đạt Hiệu Quả? - MISA.VN

Tìm kiếm MISA.VN -Phần mềm kế toán doanh nghiệp tốt nhất MISA được ban chỉ đạo CNTT quốc gia khuyến cáo. Ngoài ra MISA còn có phần mềm quản trị doanh nghiệp (ERP) tất cả đều có bản miễn phí. MISA.VN MISA.VN -Phần mềm kế toán doanh nghiệp tốt nhất MISA được ban chỉ đạo CNTT quốc gia khuyến cáo. Ngoài ra MISA còn có phần mềm quản trị doanh nghiệp (ERP) tất cả đều có bản miễn phí. MISA.VN -Phần mềm kế toán doanh nghiệp tốt nhất MISA được ban chỉ đạo CNTT quốc gia khuyến cáo. Ngoài ra MISA còn có phần mềm quản trị doanh nghiệp (ERP) tất cả đều có bản miễn phí. iconKiến thức quản trị Các bước xây dựng chiến lược CRM bao gồm những gì? Thông thường, một chiến lược CRM bao gồm ba yếu tố cơ bản là:
  • Chiến lược kinh doanh của công ty
  • Chiến lược khách hàng của công ty
  • Tổng hợp hai chiến lược này thành chiến lược CRM.
Trong bài này chúng ta sẽ tập trung phân tích các yếu tố này, vai trò của chúng và các thành tố cần quan tâm trong từng yếu tố. >> Phần mềm CRM tốt nhất cho doanh nghiệp là như thế nào?

>> Doanh nghiệp của bạn sẽ lạc hậu nếu không quản lý được mối quan hệ với khách hàng

phần mềm crm

1. Chiến lược kinh doanh ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược CRM?

Có lẽ không cần phải bàn nhiều về cụm từ này, nói một cách tổng quan trong ngữ cảnh của chiến lược CRM thì chiến lược là cách tạo ra các giá trị. Nó cho phép chúng ta hình dung ra một mô hình tổng thể để giúp các doanh nghiệp xác định các cơ hội để mang những giá trị nhất định tới khách hàng và biến nó thành lợi nhuận. Chiến lược là cách để doanh nghiệp định nghĩa việc kinh doanh của họ và liên kết các nguồn lực nội tại như con người, kiến thức, mối quan hệ và lợi thế cạnh tranh của mình với khách hàng. Trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chúng ta sẽ phải xác định các yếu tố sau đây và các yếu tố con của nó nhằm phục vụ cho việc xây dựng một chiến lược CRM:

a. Phân tích ngành

Phân tích ngành mà doanh nghiệp quyết định tham gia vào, việc phân tích ngành sẽ dựa trên các tiêu chí: các cơ hội và tiềm năng của nó, quyền lực của người mua, quyền lực của người bán, nguy cơ thay thế, khả năng hợp tác, phân tích các đối thủ cạnh tranh, ảnh hưởng của công nghệ và phân tích môi trường vĩ mô. Mỗi một yếu tố sẽ ảnh hưởng đến chiến lược về khách hàng và chiến lược CRM sau này. hệ thống crm

b. Mô hình chiến lược tổng quan

Trong phần này chúng ta phải quan tâm tới một số chiến lược mà doanh nghiệp lựa chọn như chiến lược giá, chiến lược về sản phẩm… Các chiến lược này sẽ ảnh hưởng đến định vị của doanh nghiệp trên thị trường. 2. Chiến lược khách hàng ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược CRM? Từ chiến lược kinh doanh chúng ta sẽ biết doanh nghiệp quyết định tham gia vào ngành nào hay phục vụ đối tượng khách hàng nào, định vị của doanh nghiệp trên thị trường là gì? Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược nào để chiếm thị phần trong thị trường… Vậy còn chiến lược khách hàng ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược CRM? Trong chiến lược khách hàng chúng ta sẽ phải quan tâm:

a. Đặc điểm của khách hàng và phân khúc khách hàng

Các phần này đều được thể hiện thành các tiêu chí trong các công cụ CRM, tuy nhiên khi áp dụng doanh nghiệp phải biết mình sẽ phân khúc khách hàng của mình theo các tiêu chí nào. Với mỗi dạng khách hàng khác nhau sẽ có cách tiếp cận và quản lý mối quan hệ khác nhau (chiến lược CRM).
  • Khách hàng của mình là ai? Là nhà phân phối, là đại lý địa phương hay người dùng cuối?
  • Phân khúc khách hàng tiềm năng thành các nhóm nhỏ hơn và xác định độ lớn, đặc điểm từng thị trường nhỏ này. Với các doanh nghiệp dạng B2B có thể phân khúc theo các tiêu chí như ngành, dạng dịch vụ, dạng giá trị cộng thêm doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.. Với các doanh nghiệp dạng B2C có thể phân khúc theo độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, tiềm năng lợi nhuận, tính trung thành…

b. Chiến lược thị trường và sản phẩm

Xác định chiến lược sản phẩm và thị trường của mình đi theo hướng nào? Phục vụ thị trường cũ, khách hàng cũ, hay thị trường cũ mà đối tượng khách hàng mới, thị trường mới nhưng khách hàng cũ? hoặc cả thị trường lẫn khách hàng đều mới? Mỗi kiểu chiến lược khác nhau sẽ quyết định đến cách thức giao tiếp khác nhau với khách hàng và ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược CRM.

c. Chiến lược marketing

Xác định doanh nghiệp sẽ thực hiện marketing theo kiểu mass marketing hay one-to-one marketing, hay thậm chí nếu phân khúc khách hàng tốt doanh nghiệp có thể thực hiện Mass Customization marketing. Đây là một kiểu marketing mang đầy đủ các lợi thế và điểm mạnh của hai cách marketing trên. 3. Chiến lược CRM

Chiến lược kinh doanh và chiến lược khách hàng là hai yếu tố cơ bản trong chiến lược CRM. Hình vẽ dưới đây là ma trận chiến lược CRM, thế hiện các cấp độ khác nhau của chiến lược CRM mà doanh nghiệp có thể áp dụng theo thời gian.

ma trận chiến lược crm

Cấp độ thấp nhất và cũng đơn giản nhất là bán hàng dựa trên sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ tập trung vào sản phẩm và kênh phân phối và hoàn toàn không quan tâm tới khách hàng. Có lẽ đây là cấp độ của hầu hết các doanh nghiệp ở ta hiện nay.

phần mềm quản lý khách hàng Cấp độ thứ hai là cung cấp thêm các dịch vụ và hỗ trợ cho khách hàng. Ở giai đoạn này doanh nghiệp tập trung vào việc hỗ trợ cho khách hàng nhiều hơn và bắt đầu có sự đối xử khác biệt giữa các khách hàng khác nhau. Doanh nghiệp có thể lựa chọn xây dựng các hệ thống call center, thực hiện telemarketing, xây dựng các hệ thống quản trị các khách hàng dạng đơn giản, thực hiện việc bán hàng và marketing tự động…Tất cả những điều trên, doanh nghiệp đều dễ dàng thực hiện khi có được một chiến lược CRM hợp lý. Cấp độ thứ ba, theo hướng thông tin khách hàng ngày càng chi tiết hơn, chất lượng hơn. Lúc này doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến lược marketing dựa trên khách hàng và nhu cầu thực sự của khách hàng nhằm xây dựng lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ xây dựng các hệ thống quản lý chi tiết hơn thông tin và hành vi của khách hàng nhằm đảm bảo hiểu khách hàng hơn và hiểu nhu cẩu của họ hơn. Một số hoạt động trong chiến lược CRM có thể bao gồm: đánh giá tiềm năng khách hàng, phản ứng của đối thủ cạnh tranh, quản lý độ trung thành của khách hàng, tính điểm (như kiểu thẻ thành viên hay điểm thành viên chẳng hạn), quản lý các rủi ro có thể xảy ra… Để làm được điều này các doanh nghiệp cần phải phân khúc kỹ hơn khách hàng của mình, đưa ra những lợi ích khác nhau tới những khách hàng khác nhau (bản chất của quản lý khách hàng), xác định và quản lý các cách khác nhau để bán hàng chéo và bán thêm để gia tăng lợi nhuận. Một ví dụ đơn giản là cho các siêu thị, siêu thị có thể sử dụng các thông tin về mua hàng của khách hàng tại quầy tính tiền, sử dụng các thông tin về thành viên để nắm bắt nhu cầu và xu hướng của người mua, thậm chí một số siêu thị phân tích người mua và hành vi của họ để biết nên mua và bày bán sản phẩm nào vào thời điểm nào, theo ngày, theo giờ và theo mùa. Siêu thị có thể đặt các máy quay để tính toán và phân tích việc di chuyển của người mua hàng để biết nên đặt các mặt hàng ở đâu? đặt ở độ cao nào? phần mềm crm Cấp độ cuối cùng, là cá nhân hóa. Đây là mục tiêu cuối cùng của chiến lược CRM. Mỗi khách hàng khác nhau sẽ được đối xử khác nhau, nhận những giá trị khác nhau từ doanh nghiệp. Các ứng dụng doanh nghiệp phải xây dựng trong giai đoạn này là: One-to-One marketing, các hệ thống tích hợp (tích hợp hệ thống điện thoại, tích hợp các quy trình bán hàng tự động, quản lý các hoạt động doanh nghiệp liên quan tới khách hàng, các công cụ cho phép khách hàng tương tác trực tiếp với doanh nghiệp, quản lý tất cả các mối hoạt động từ bên trong doanh nghiệp ra bên ngoài như các cuộc hẹn, các cuộc gọi, các email…). Có thể tạm xem như nếu doanh nghiệp triển khai các hệ thống này chúng ta sẽ có cái nhìn toàn cảnh về khách hàng của mình, về lịch sử làm việc của họ với doanh nghiệp, thông qua đó phản ảnh các hoạt động của từng nhân viên, từng bộ phận và chất lượng của các hoạt động này. Với mỗi doan nghiệp, dựa vào đặc thù ngành, đặc thù doanh nghiệp và khả năng nội tại sẽ lựa chọn cho mình một chiến lược CRM phù hợp nhất. Có doanh nghiệp sẽ di thẳng từ cấp độ 1 lên 4, có doanh nghiệp đi vòng thông qua cấp độ 2 hoặc 3 để lên cấp độ 4. Việc lựa chọn cho mình đường đi và các bước cần thực hiện trên đường đi đó chính là chiến lược triển khai phần mềm quản lý khách hàng CRM. Bài viết liên quan[RA MẮT] Ấn phẩm Con đường quản trị qua chuyển đổi số – Khi dữ liệu chính xác, liên thông, kịp thời tạo ra những quyết định trúngiconKiến thức quản trịicon30/10/2024MISA ra mắt ấn phẩm Business Innovation số 02: “Tăng trưởng nhanh & chắc trong thời đại AI”iconKiến thức quản trịicon15/05/2024Ra mắt MISA Inspirers – Series nội dung chia sẻ bài học Khởi nghiệp & Quản trị doanh nghiệpiconKiến thức quản trịicon03/04/2024Viện Đổi mới doanh nghiệp MISA ra mắt ấn phẩm Business Innovation số đầu tiêniconKiến thức quản trịicon09/01/2024
Công ty cổ phần MISA
  • Công ty
  • Tin tức
  • Tuyển dụng
  • Hợp tác
  • Liên hệ
Tầng 9, tòa nhà Technosoft, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội Giấy CNĐKKD: 0101243150 - Ngày cấp: 22/04/2002, được sửa đổi lần thứ 14 ngày 23/07/2018 Cơ quan cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội
  • ISO 27001:2013
  • ISO 9001:2015
  • CMMIDEV/3
  • CSA STAR
  • DMCA.com Protection Status
  • Tính nhiệm mạng
Copyright © 1994 - 2024 MISA JSC Chính sách bảo mật | Thông tin thanh toán Youtube Facebook Đã thông báo Bộ công thương Công ty cổ phần MISA Tư Vấn Bán Hàng0904885833 Hỗ Trợ Sau Mua 19008177

Từ khóa » Chiến Lược Crm Là Gì