Xây Dựng Chiến Lược Marketing 4P Siêu Đỉnh Cho Doanh Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Trong thời đại công nghệ số, có tới hơn 90% doanh nghiệp tập trung nguồn lực thực hiện chiến lược marketing 4P để xây dựng thương hiệu vững mạnh. Vậy 4P trong Marketing là gì? Chiến lượng Marketing 4P có vai trò như thế nào đối với tiến trình phát triển của doanh nghiệp?
4P Trong Marketing Là Gì?
4P trong Marketing là 4 chữ cái đầu tiên để phát triển chiến lược kinh doanh cốt lõi. Mô hình 4P trong Marketing bao gồm: Product (sản phẩm hoặc dịch vụ), Price (giá), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến hay còn gọi là tiếp thị).
1. Product
Product (P1) chính là sản phẩm, nền tảng đầu tiên trong mọi chiến lược Marketing. Đây là điểm cốt lõi trong việc đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
Nếu sản phẩm không tốt thì mọi nỗ lực marketing của doanh nghiệp đều thất bại. Sản phẩm trong Marketing có thể là hàng hoá hữu hình hoặc dịch vụ vô hình như khách sạn du lịch, viễn thông.
Product chính là nền tảng cốt lõi trong mọi chiến lược Marketing của doanh nghiệp
2. Price
4P trong marketing, Price (P2) là giá bán của sản phẩm đến tay khách hàng. Khi xác định giá, chủ doanh nghiệp cần xác định kỹ các khoản chi phí, hoàn thiện sản phẩm, nguyên vật liệu, nhân công, thiết kế, vận chuyển,... Sau khi trừ mọi chi phí, doanh nghiệp cần có lãi từ 15 - 20%.
3. Place
Place là chữ P thứ 3 trong chiến lược Marketing 4P. Đây chính là địa chỉ khách hàng có thể mua được sản phẩm. Các cửa hàng, đại lý, hay còn gọi là kênh phân phối của doanh nghiệp.
Phân phối có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược Marketing 4P. Nó chính là sự lưu chuyển giúp sản phẩm đến tay khách hàng. Chính sách cho các trung gian phân phối ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Để hàng hóa được tiêu thụ cần có các thành phần gồm: Nhà sản xuất, các trung gian phân phối và khách hàng. Cấu trúc kênh phân phối cho thấy chiều dài của kênh và chiều rộng của kênh.
Chiều dài của kênh gốm số cấp trung gian, trong đó quá trình từ nhà sản xuất phân phối trực tiếp cho khách hàng không qua trung gian có kênh ngắn nhất. Kênh có 3 cấp trung gian gồm đại lý, bán sỉ, bán lẻ chính là kênh dài nhất.
Chiều rộng của kênh gồm số lượng trung gian trong mỗi cấp. Chẳng hạn như ở cấp nhà bán lẻ, kênh B có 10 nhà bán lẻ, kênh C có 100 nhà bán lẻ. Như vậy, so sánh giữa kênh B và kênh C thì kênh C có chiều rộng hơn.
Thông qua 2 khía cạnh trên, khi xây dựng cấu trúc kênh phân phối cần thiết lập chiến lược về chiều dài và chiều rộng kênh.
3.1. Chiến Lược Về Chiều Dài Kênh Phân Phối
Trong chiến lược chiều dài kênh phân phối, kênh A từ nhà sản xuất đến khách hàng chính là kênh phân phối trực tiếp. Đây là kênh không qua trung gian. Doanh nghiệp có đội ngũ bán hàng riêng.
Bán hàng tự động bằng máy móc hoặc khách mua trực tiếp trên kênh bán của nhà cung cấp. Kênh phân phối trực tiếp giúp doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng sản phẩm phân phối ra thị trường.
Thời gian lưu chuyển nhanh, doanh nghiệp toàn quyền quyết định trong cách xây dựng hình ảnh thương hiệu và trải nghiệm người dùng. Kênh phân phối gián tiếp trong chiến lược Marketing 4P gồm các cấp bậc trung gian như đại lý, bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng.
Đối với kênh phân phối gián tiếp nhà sản xuất không cần đầu tư ngân sách lớn cho phân phối. Đồng thời tận dụng được kinh nghiệm sẵn có của cấp bậc trung gian để tung sản phẩm ra thị trường
Chiến lược về chiều dài kênh phân phối trong mô hình Marketing 4P
3.2. Chiến Lược Về Chiều Rộng Kênh Phân Phối
Phân phối đại trà áp dụng cho các sản phẩm tiêu dùng phổ thông. Nhà sản xuất ưu tiên phát triển nhiều trung gian, đặc biệt là tìm cách tăng số lượng nhà bán lẻ tiếp cận khách hàng.
Phân phối độc quyền hạn chế số lượng trung gian. Nhà sản xuất chỉ chọn một trung gian phân phối cho mỗi khu vực thị trường để bán độc quyền sản phẩm. Phương pháp này được áp dụng cho các sản phẩm cao cấp, có danh tiếng, số lượng giới hạn.
Phân phối chọn lọc thường lựa chọn nhà phân phối giữa đại trà và độc quyền. Nhà sản xuất đặt ra tiêu chí rõ ràng để chọn một số trung gian có khả năng phân phối tốt trong khu vực.
4. Promotions
Chữ P thứ 4 trong chiến lược Marketing 4P là Promotion. Đây là chiến dịch truyền thông, tiếp thị, cách quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp đến người tiêu dùng.
Các công cụ được sử dụng trong Promotion bao gồm: Quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công chúng, tổ chức bán hàng, v.v.
Promotion - chữ P thứ tư trong chiến lược Marketing 4P của doanh nghiệp
Vai Trò Của Chiến Lược 4P Trong Marketing
Một số vai trò của chiến lược Marketing 4P bao gồm:
1. Thúc Đẩy Doanh Nghiệp Tạo Ra Sản Phẩm Mới
Chiến lược Marketing 4P thúc đẩy doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng hơn. Chiến lược này giúp doanh nghiệp nghiên cứu, hiểu rõ thị trường và nhu cầu của khách hàng.
Thông qua kết quả nghiên cứu, doanh nghiệp đưa ra những ý tưởng mới, tạo ra sản phẩm phù hợp, đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng.
2. Gia Tăng Lợi Ích Cho Người Tiêu Dùng
Mô hình 4P Marketing không chỉ hữu ích với doanh nghiệp mà còn mang đến cho người tiêu dùng nhiều lợi ích hấp dẫn, cụ thể là các sản phẩm chất lượng cao, có tính năng tốt, mẫu mã mới, giá thành cạnh tranh.
3. Nâng Cao Giá Trị Thương Hiệu Và Uy Tín Của Doanh Nghiệp
Chiến lược Marketing 4P, nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Mục tiêu của các chiến dịch này là giúp thương hiệu phát triển mạnh hơn, mở rộng khắp quốc gia, khu vực, thế giới, v.v.
Khi áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp sẽ thường xuyên tổ chức các chiến dịch quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Tất cả phục vụ cho mục đích đẩy bán sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh, quảng bá hình ảnh thương hiệu, giúp khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Mô hình 4P Marketing nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín doanh nghiệp
4. Tạo Môi Trường Cạnh Tranh Công Bằng, Lành Mạnh
Các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực ngày càng nhiều. Điều này đòi hỏi thương hiệu phải thường xuyên đổi mới, ra mắt sản phẩm chất lượng hơn. Hàng hoá sở hữu những tính năng ưu việt tạo lợi thế cạnh tranh và chinh phục khách hàng ngày càng khó tính.
Ưu Và Nhược Điểm Của Mô Hình 4P Marketing
Chiến lược Marketing 4P mang đến nhiều lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình 4P Marketing cũng có những ưu, nhược điểm riêng.
1. Về Ưu Điểm
Chiến lược Marketing 4P giúp doanh nghiệp dễ tương tác với khách hàng. Thông qua các trang mạng xã hội, doanh nghiệp dễ dàng biết được khách hàng đang nghĩ gì về thương hiệu hay chiến lược Marketing của mình.
Nếu các bài đăng về thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được chia sẻ rộng rãi, nhiều bình luận tích cực chứng tỏ chiến lược Marketing đang đi đúng hướng, tiếp cận tốt với khách hàng mục tiêu.
Mô hình 4P Marketing giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn khi tương tác với khách hàng
Số lượng hiển thị rõ ràng, chi tiết. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng bá thương hiệu. Tạo động lực cho các chiến lược Marketing tiếp theo. Dễ tiếp cận với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Việc tìm kiếm sản phẩm trở nên dễ dàng với các công cụ, phần mềm công nghệ.
2. Về Nhược Điểm
Tình trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Do đó, doanh nghiệp cần có chiến lược vững vàng, tiềm lực tài chính tốt để tăng sức cạnh tranh trong cuộc chiến Marketing hiện đại.
Chiến lược Marketing 4P dễ tạo cảm giác phiền nhiễu cho khách hàng khi có quá nhiều thông tin và gợi ý. Do đó, doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý, kiểm soát nghiêm ngặt tránh tình trạng loãng thông tin.
Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng dễ bị khách hàng bỏ qua. Do đó, nội dung sáng tạo là vô cùng cần thiết nếu muốn doanh nghiệp trở nên nổi bật trước công chúng.
Quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng dễ bị khách hàng bỏ qua
FieldCheck Có Thể Hỗ Trợ Bạn Tối Ưu Hóa Chiến Lược Marketing 4P
Trong chiến lược Marketing 4P hiện nay không thể sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ. Trong đó FieldCheck là ứng dụng được người dùng đánh giá cao về tính năng quản lý nhân viên, hỗ trợ ghi chép số liệu và quản lý chuỗi cửa hàng.
1. Quản Lý Nhân Viên
FieldCheck với nhiều tính năng ưu việt giúp doanh nghiệp quản lý nhân viên dễ dàng, hiệu quả hơn. Đặc biệt nó được xem là giải pháp hoàn hảo để quản lý nhân viên thị trường.
Phần mềm cho phép nhân viên chấm công, check in/Check out ngay trên điện thoại di động. Mọi hoạt động của nhân viên được cập nhật liên tục lên hệ thống trong thời gian thực.
Tính năng số hoá toàn bộ công việc của nhân viên lên hệ thống giúp nhà quản lý dễ dàng trong việc theo dõi, kiểm soát gian lận bằng vài thao tác đơn giản.
Quản lý nhân viên dễ dàng trên ứng dụng
2. Hỗ Trợ Ghi Chép Số Liệu
FieldCheck thu thập và chuyển hoá dữ liệu từ phương pháp lưu trữ truyền thống sang quy trình số hoá hiện đại. Nhân viên và quản lý có thể cập nhật, lưu trữ, tìm kiếm dữ liệu trực tiếp trên điện thoại di động.
Hệ thống quản trị của FieldCheck được trang bị đầy đủ tính năng chống gian lận cũng như công vụ phân tích dữ liệu giúp bạn thấu hiểu thị trường, khách hàng để xây dựngchiến lược Marketing 4P hiệu quả nhất.
Ghi chép chính xác, chi tiết mọi dữ liệu theo thời gian thực
3. Quản Lý Chuỗi Cửa Hàng
FieldCheck cung cấp giải pháp tối ưu hoá quản lý chuỗi cửa hàng với nhiều tính năng vượt trội được thực hiện trực tiếp trên điện thoại di động, đó là:
- Cập nhật vị trí cửa hàng, kiểm soát số lượng sản phẩm được bán ra theo thời gian thực.
- Ghi nhận số lượng sản phẩm trong kho, tính huê hồng, giám sát chất lượng cửa hàng trực tiếp trên điện thoại.
- Cập nhật hiệu quả kinh doanh dễ dàng, không bị giới hạn về thời gian, địa điểm.
- Tối ưu hoá quản trị doanh nghiệp giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực.
FieldCheck là phần mềm hỗ trợ có thể hoạt động song song với các phần mềm khác và không gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các phần mềm doanh nghiệp đã có. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có sẵn hệ thống quản lý, FieldCheck có thể được sử dụng như một hệ thống tối ưu đáp ứng yêu cầu riêng của bạn.
Từ khóa » Chiến Lược Marketing In English
-
CHIẾN LƯỢC MARKETING HIỆU QUẢ In English Translation - Tr-ex
-
CHIẾN LƯỢC MARKETING LÀ In English Translation - Tr-ex
-
Chiến Lược Tiếp Thị In English - Marketing Strategy - Glosbe Dictionary
-
THUẬT NGỮ MARKETING BẰNG TIẾNG ANH NÊN BIẾT
-
Từ Vựng Tiếng Anh Chuyên Ngành Marketing Thông Dụng Nhất
-
Top 6 Tài Liệu Về Tiếng Anh Chuyên Ngành Marketing Chuẩn Mực
-
Unit 5: 4Ps Trong Chiến Lược Marketing - Ms Hoa Giao Tiếp
-
160 Từ Vựng Tiếng Anh Chuyên Ngành Marketing Cho Các Marketer ...
-
Chiến Lược Tiếng Anh Là Gì, Chiến Lược In English, Translation ...
-
Top 13 Chiến Lược Sản Phẩm In English
-
[PDF] Trại Hè Anh Ngữ - English Corner
-
Chiến Lược Tiếng Anh Là Gì, Chiến - MarvelVietnam
-
4P Trong Marketing Là Gì? Chiến Lược Sống động Trong Từng P
-
Trọn Bộ Từ Vựng Tiếng Anh Chuyên Ngành Marketing - Step Up English