Xây Dựng Dự án Pháp Lệnh ưu đãi Người Có Công Với Cách Mạng ...

Nhằm lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng (sửa đổi), sáng ngày 24/5, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng (sửa đổi). Tham dự Hội thảo có đại diện các bộ, ban, ngành, Sở LĐ-TB&XH các địa phương và Cố vấn trưởng Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô, tăng trưởng xanh của Đức ông Michel Krakowski. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng chủ trì Hội thảo.

Khắc phục những bất cập

Báo cáo đánh giá tác động dự án dự án Pháp lệnh ưu đãi NCC (sửa đổi), bà Nguyễn Thùy Dương – Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (Pháp lệnh) đã được ban hành năm 1994 đến nay đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần (các năm 1994, 2005, 2007, 2012) nhằm phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Pháp lệnh năm 2012 đã cơ bản hoàn thiện và mở rộng điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận đối tượng cũng như các chế độ, chính sách ưu đãi. Pháp lệnh đã tạo hành lang pháp lý trong việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng.

Xây dá»±ng dá»± án Pháp lá»nh Æ°u Äãi ngÆ°á»i có công vá»i cách mạng (sá»­a Äá»i) - Ảnh 1

Toàn cảnh Hội thảo.

Tuy nhiên, Pháp lệnh đã bộc lộ một số hạn chế như: Chưa quy định về điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận đối với một số đối tượng người có công với cách mạng. Cụ thể, chưa quy định cụ thể về điều kiện xác nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Quy định về điều kiện xác nhận liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trong các giai đoạn chưa phù hợp với thực tiễn, một số điều kiện xác nhận còn quá rộng, chưa cân đối giữa các lực lượng và trong tổng thể chính sách ưu đãi. Trong đó, điều kiện xác nhận liệt sĩ, thương binh trong trường hợp “đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ” chưa cụ thể; chưa xác định rõ địa điểm, phạm vi không gian, dẫn đến trên thực tế nếu bị tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở bất cứ đâu cũng được xác nhận là liệt sĩ hoặc thương binh; điều kiện xác nhận liệt sĩ đối với thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh chết do vết thương tái phát còn quá rộng; điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận bệnh binh trong thời bình quá rộng, không còn phù hợp với thực tiễn.

Ngoài ra, chưa quy định cụ thể các chế độ: Bảo hiểm y tế đối với thân nhân khi người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 còn sống; trợ cấp một lần đối với thân nhân Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, người có công giúp đỡ cách mạng được truy tặng hoặc đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi; vợ (chồng) liệt sĩ lấy chồng (vợ) khác nhưng đã có trách nhiệm chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ, nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng và được nhà nước mua bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, quy định điều chỉnh trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đã hưởng chế độ trước ngày 1-9-2012 hiện chỉ được quy định tại Nghị định của Chính phủ, chưa bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Quy định thân nhân liệt sĩ của 4 liệt sĩ trở lên cũng chỉ được hưởng tối đa 3 định suất tuất là không phù hợp. Quy định về tên gọi của nhóm đối tượng: Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế còn chưa phù hợp, thiếu thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Xây dá»±ng dá»± án Pháp lá»nh Æ°u Äãi ngÆ°á»i có công vá»i cách mạng (sá»­a Äá»i) - Ảnh 2

 Bà Nguyễn Thùy Dương – Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB&XH) chia sẻ, báo cáo đánh giá tác động dự án dự án Pháp lệnh ưu đãi NCC (sửa đổi).

11 nội dung được sửa đổi

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng khẳng định, Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô, tăng trưởng xanh của Đức đã hỗ trợ Bộ LĐ-TB&XH làm sâu sắc thêm báo cáo đánh giá tác động chính sách trong đó tập trung vào ngành xã hội trong hồ sơ đề nghị pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng sửa đổi nhằm pháp điển hóa các chính sách vào dự thảo Pháp lệnh sửa đổi.

Thứ trưởng cho biết, theo chương trình công tác của Chính phủ, tháng 9/2019 Bộ LĐ-TB&XH sẽ trình chính phủ dự án Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng (sửa đổi) và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến thông qua vào tháng 11/2019. “Việc sửa Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng lần này nhằm khắc phục những hạn chế bất cập và bổ sung những quy định mới trong pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng năm 2012  đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của NCC với cách mạng và thân nhân của họ phát huy vai trò trách nhiệm của xã hội đối với NCC và gia đình NC” – Thứ trưởng khẳng định.

Vì vậy, Thứ trưởng đề nghị: Các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề cho ý kiến báo cáo đánh giá tác động nhằm làm sâu sắc thêm các khía cạnh kinh tế, xã hội, lồng ghép giới, thủ tục hành chính của dự án Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng (sửa đổi) theo quy định của Bộ luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Tập trung thảo luật cho ý kiến đối với dự thảo Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng (sửa đổi).

Xây dá»±ng dá»± án Pháp lá»nh Æ°u Äãi ngÆ°á»i có công vá»i cách mạng (sá»­a Äá»i) - Ảnh 3

Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Chia sẻ về những nội dung đang được sửa đổi bổ sung trong dự án Pháp lệnh ưu đãi NCC (sửa đổi),  Phó Cục trưởng Cục NCC (Bộ LĐ-TB&XH) Nguyễn Duy Kiên cho biết, dự án Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng (sửa đổi) đang tập trung sửa đổi, bổ sung 11 nội dung trong dự án Pháp lệnh ưu đãi NCC (sửa đổi). Theo đó thuật nghữ về NCC sẽ được xác định rõ hơn. Bên cạnh đó, một số quy định sẽ được bổ sung như: quy định về nguyên tắc hưởng chế độ ưu đãi, tránh giải quyết trùng lắp; về điều kiện tiêu chuẩn xác nhận ( Xác nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Xác nhận liệt sĩ, thương binh; Xác nhận bệnh binh.

Sửa đổi tên gọi của một số đối tượng người có công, một số thuật ngữ: Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đổi thành người hoạt động kháng chiến bị mắc bệnh có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học; Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đổi thành người tham gia cách mạng, người tham gia kháng chiến, người tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày. Sửa đổi nguyên tắc hưởng tuất liệt sĩ tương ứng với số liệt sĩ, đảm bảo công bằng trong cống hiến và đãi ngộ.

Đánh giá về việc sửa đổi Pháp lênh ưu đãi NCC với cách mạng lần này, Phó Cục trưởng Cục NCC khẳng định, việc sửa đổi lần này nhằm tháo gỡ các vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện Pháp lệnh, đáp ứng những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn, đồng thời tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, minh bạch, thống nhất, đảm bảo công bằng, hợp lý, tạo sự đồng thuận cao của xã hội trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công. Bảo đảm công bằng, hợp lý, hài hoà giữa các diện đối tượng người có công, phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội của đất nước; không mở rộng diện đối tượng; chuẩn hóa điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người có công phù hợp với đặc điểm của từng giai đoạn cách mạng. Tiếp tục đẩy mạnh huy động nguồn lực của toàn xã hội nhằm chăm sóc ngày càng tốt hơn đời sống của người có công với cách mạng và thân nhân của họ.

NGUYỄN SÍU

(theo baodansinh.vn)

Từ khóa » Pháp Lệnh Người Có Công 1994