“Xây Dựng Khu Vực Phát Triển Vận động Ngoài Hiên Chơi Cho Khối ...

Truy cập nội dung luôn Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Lịch sử nhà trường
    • Đội ngũ CB - GV - NV
    • Cơ sở vật chất
  • HỎI ĐÁP
  • LIÊN HỆ

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Trường Mầm Non Sen Hồng

  • CHUYÊN MỤC
    • Tài liệu dạy và học
      • Bài giảng E - Learning
      • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Video dạy trực tuyến
      • Giáo án
      • Thơ, ca, hò, vè, chuyện
    • Tổ chuyên môn
      • Tổ Nhà Trẻ
      • Tổ Mầm
      • Tổ Chồi
      • Tổ Lá
    • Đảng
      • Chi bộ
    • Công đoàn
    • Đoàn thanh niên
    • Y tế - Học đường
      • Phòng bệnh
      • Cân đo
      • Thực đơn
      • Y tế
    • Góc phụ huynh
    • Văn bản
      • Văn bản từ Hiệu Trưởng
      • Văn bản từ Hiệu Phó
      • Văn bản phòng chống tham nhũng
    • Thi đua - Khen Thưởng
    • Chuyển đổi số
      • Video chuyển đổi số
      • Văn bản chuyển đổi số
    • Thủ tục hành chính
    • Tuyên Truyền Phổ Biến Pháp Luật
    • Tuyển sinh đầu cấp
Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Tất cả videos
Một số kĩ năng tham gia GT đường bộ an toàn - Cô Tiến Lá 4(29-03) An toàn Giao thông - Cô Thu Lá 5(29-03) Dạy trẻ cách mặc áo phao đúng cách - Cô Thắm Lá 5(29-03) Bé làm thuyền từ trái khổ qua - Cô Thoa Lá 3(29-03) GD an toàn khi tham gia PTGT đường thủy - Cô Diễm Lá 2(29-03)

  Đang truy cập : 4   Hôm nay: 202   Tổng lượt truy cập: 548728

“Xây dựng khu vực phát triển vận động ngoài hiên chơi cho khối nhà trẻ bằng đồ chơi tự tạo”. 15/11/2019 “Xây dựng khu vực phát triển vận động ngoài hiên chơi cho khối nhà trẻ bằng đồ chơi tự tạo”.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số :………………………………

1. Tên sáng kiến: Xây dựng khu vực phát triển vận động ngoài hiên chơi cho khối nhà trẻ bằng đồ chơi tự tạo”.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực chuyên môn

3. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:

Phát triển thể chất có vai trò hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non, và nhu cầu vận động của trẻ khác nhau ở mỗi giai đoạn. Vì vậy, môi trường giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên nhu cầu độ tuổi của trẻ. Các trò chơi vận động phải phù hợp với từng độ tuổi cũng như tạo nên sự hứng thú để trẻ tham gia tích cực. Từ đó, giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn và phát triển hài hòa, cân đối. Bên cạnh đó, nhằm phát triển trí thông minh; sự ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá; tình cảm xã hội; tính thẩm mỹ; ngôn ngữ và một số kỹ năng sơ đẳng nhận thức của trẻ; ngoài tiết học thể dục, giáo viên còn cho trẻ tập thể dục sáng, dạo chơi và tham gia mọt số trò chơi vận động ngoài trời.

Thực tế tại trường chúng tôi đang công tác, sân trường khá rộng rãi và được trang bị nhiều đồ chơi ngoài trời. Khu vực phát triển vận động được thiết kế giúp trẻ thoải mái hoạt động và sinh hoạt vui chơi hàng ngày. Nhưng hiện tại, khối nhà trẻ ở trường chúng tôi gồm 3 nhóm lớp với 130 trẻ. Các phòng học được bố trí tổ chức sinh hoạt trên lầu và việc di chuyển lên xuống cầu thang rất khó khăn cũng như không an toàn đối với trẻ nhỏ nên hàng ngày các bé chưa được tham gia các trò chơi vận động dưới sân. Ngoài ra, hiên chơi trên lầu chưa được trang bị đồ chơi ngoài trời, đặc biệt là đồ chơi có chức năng phát triển vận động dành cho nhóm trẻ nhỏ. Để thực hiện có hiệu quả “Chuyên đề nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2014 - 2016”, môi trường phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ chơi tập tự do hàng ngày vào các buổi sáng là rất cần thiết. Do đó, chúng tôi suy nghĩ và tìm ra các biện pháp giúp các bé nhỏ, bên cạnh các tiết học phát triển thể chất, có thể tham gia các trò chơi vận động ngoài trời vào mỗi buổi sáng mà không cần phải xuống sân. Tận dụng điều kiện thuận lợi ở trường về hiên chơi trước cửa các lớp rộng và cũng là không gian dành cho các nhóm trẻ sinh hoạt, chúng tôi đã cùng nhau thảo luận và thống nhất với phương án “Xây dựng khu vực phát triển vận động ngoài hiên chơi cho khối nhà trẻ bằng đồ chơi tự tạo ”

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

- Mục đích của giải pháp:

Giúp trẻ thực hiện được các vận động cơ bản theo độ tuổi và có được một số tố chất vận động ban đầu như nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng, tinh thần tập thể.

Giúp giáo viên thuận lợi trong việc rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác vận động cho trẻ trong tiết dạy. Tạo điều kiện thuận lợi cho khối nhà trẻ tham gia trò chơi phát triển vận động hàng ngày.

Mang lại hiệu quả cao, giúp trẻ hứng thú, tham gia tích cực, sáng tạo và thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ và khuyến khích các bậc phụ huynh cùng tham gia chơi với trẻ vào giờ đón, trả trẻ.

- Nội dung giải pháp:

+ Tính mới của giải pháp:

Tạo nhiều đồ chơi bằng các nguyên vật liệu phế thải vỏ xe cũ, thùng cat tong, lon sữa, hạt gấc, vỏ hộp kem…..

Xây dựng khu vực phát triển vận động bên ngoài hiên chơi trên lầu, phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ.

Tạo điều kiện thuận lợi cho khối nhà trẻ tham gia trò chơi phát triển vận động hàng ngày.

+ Một số giải pháp tổ chức thực hiện:

* Xây dựng kế hoạch thực hiện:

Qua khảo sát tình hình thực hiện kế hoạch giảng dạy trong năm học vừa qua, khi thực hiện lĩnh vực phát triển thể chất ở nhóm lớp, chúng tôi thấy còn một số hạn chế bởi các việc dạy chỉ xoay vòng trong khuôn viên lớp học không gian chật hẹp ảnh hưởng hoạt động của trẻ làm cho trẻ cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán, chưa sinh động. Đối với trẻ nhỏ thích thay đổi môi trường hoạt động mới lạ. Chính vì điều đó chúng tôi từng lúc làm mới môi trường hoạt động cho trẻ để trẻ tập trung hơn, hứng thú hơn, tích cực tham gia hơn.

Ngay từ đầu năm chúng tôi tham mưu với Ban giám hiệu trong việc xây dựng khu vực trò chơi phát triển vận động bên ngoài hiên chơi và tham khảo ý kiến các giáo viên ở các nhóm trẻ về việc bố trí đồ chơi phát triển vận động một cách phù hợp, không gian rộng rãi thoát mát tạo điều kiện thuận tiện cho trẻ dễ dàng thực hiện, đảm bảo an toàn, tạo hứng thú cho trẻ khi chơi và mang lại hiệu quả các hoạt động của giáo viên.

Ngoài thực hiện một số đề tài phát triển vận động cho trẻ ở trong chương trình, còn có thể sử dụng sân chơi trong giờ đón trẻ, trả trẻ, phụ huynh và trẻ có thể vui chơi ở khu vực này.

Phối hợp với giáo viên các nhóm trẻ và dựa vào chương trình giáo dục mầm non về lĩnh vực giáo dục phát triển vận động, chúng tôi lựa chọn những nội dung trò chơi vận động và các động tác phù hợp với lứa tuổi trẻ khối nhà trẻ như: lăn bóng vào đích, bò chui qua vòng, đi theo hướng thẳng, tung bóng, ném vào đích, nhảy bật, đi trong hẹp... Các vận động tinh tập các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay, mắt như: bỏ vào, lấy ra, đóng mở nắp hộp, lắp ghép, xâu hạt, luồn nút áo, xếp chồng các vật lên nhau…Từ đó, chúng tôi sưu tầm các nguyên vật liệu phù hợp để tiến hành làm một số đồ chơi theo kế hoạch đề ra.

* Tổ chức làm một số đồ chơi phát triển vận động bằng nguyên vật liệu phế thải…

Đồ dùng, đồ chơi đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục mầm non, nó là phương pháp hữu hiệu nhất để truyền thụ kiến thức cho trẻ.

Đặc điểm giáo dục của lứa tuổi này là thông qua con đường chơi mà học, học mà chơi. Qua vui chơi trẻ có thể tiếp thu kiến thức của bài học nhanh nhất, hiệu quả nhất. Do đó, chúng tôi dựa vào kế hoạch nội dung chương trình dạy giáo dục phát triển vận động, làm một số loại đồ chơi theo độ tuổi bằng các nguyên vật liệu như: vỏ xe hon đa, xe đạp cũ, thùng giấy, các loại hộp sữa bột, hạt gấc, vỏ hộp kem…..

Ví dụ:

Trò chơi vận động thô:

+ Trò chơi: “ Bước lên bậc thang”chúng tôi dùng những vỏ xe hon da cũ sơn màu sắc đẹp xếp chồng lên theo từng bậc, tạo dáng con ếch gây sự chú ý của trẻ. Trẻ chơi bước lên bậc thang theo chiều từng thấp lên cao, và bước xuống bậc thang theo chiều từ cao xuống thấp.

+ Trò chơi: “Bò chui qua cổng” làm bằng các vỏ xe đạp cũ sơn hoa văn được dựng lên tạo hình con sâu cho trẻ bò chui qua từng vòng,

+ Trò chơi “Bước đều bước” các bánh xe được xếp thành hàng dọc cho trẻ bước đều bước trong lòng các bánh xe giữ thăng bằng khi đi.

+ Trò chơi “Xếp hình” các lon sữa hộp được sơn màu, vẽ hình các con vật dễ thương cho trẻ xếp chồng lên thành khối theo sở thích sáng tạo của trẻ...

+ Trò chơi: “ Ném vào đích” Sử dụng các thùng giấy cắt vòng tròn vẽ hình con cá, con thỏ, cho trẻ chơi ném túi cát, ném bóng vào đích...

Trò chơi vận động tinh:

+ Trò chơi: “ Xếp hình” dùng các hạt gấc tô màu xanh, đỏ cho trẻ tự xếp hình theo sở thích như xếp đường đi, xếp bông hoa...

+ Trò chơi: “ Đóng mở nắp” Sử dụng các vỏ hộp thuốc sáp, hộp kem cho trẻ chơi trò chơi xoay tròn hộp thuốc sáp mở ra; hoặc các vỏ hộp kem bằng nhựa bên trong cô dán các hình con vật hoặc các loại quả, khi trẻ mở ra cô đố trẻ con gì hay quả gì trong hộp.

Những món đồ chơi này không chỉ ít tốn kém, bền lâu mà còn tạo hứng thú và đảm bảo an toàn cho trẻ.

* Sắp xếp khu vực phát triển vận động:

Dựa vào điều kiện cơ sở vật chất hiện tại của nhà trường: không có phòng giáo dục thể chất, kinh phí mua đồ chơi phục vụ cho phát triển vận động còn hạn hẹp, chúng tôi tận dụng, khai thác khu vực hành lang trên lầu trước các nhóm trẻ để xây dựng một khu vực dành riêng cho các nhóm trẻ nhỏ được tham gia chơi các trò chơi phát triển vận động. Đối với trẻ nhà trẻ, trẻ cần thông qua chơi để lĩnh hội kiến thức, cho nên việc tạo cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơi trong môi trường thân thiện rất cần thiết cho việc phát triển toàn diện về các mặt thể chất, nhận thức thẩm mỹ, lao động... của trẻ.

Sau khi xây dựng kế hoạch nội dung các hoạt động tập luyện cho trẻ, chúng tôi tiếp tục xây dựng “khu vực vận động”. Để thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, chúng tôi chọn vị trí khu vực hành lang trên lầu, trước cửa các nhóm, có diện tích rộng, thoáng mát, sắp xếp được nhiều góc chơi. Chúng tôi thiết kế khu vực vận động với những đồ chơi tự tạo bên ngoài lớp học và sắp xếp đồ chơi theo nhóm, phù hợp với từng trò chơi vận động nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia chơi cũng như tạo được nhiều cơ hội để trẻ vận động ở mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm thử thách vận động, khiến trẻ thật sự hứng thú, tích cực bộc lộ khả năng, hạn chế trong khi thực hiện kĩ năng vận động của mình. Các góc được bố trí ví dụ như:

+ Góc vận động thô có các trò chơi: Nhảy bật hái quả, đi lên - xuống bậc thang 2 chiều, đi lên - xuống bậc thang 1 chiều, bò chui qua cổng, bước đều bước và các mô hình chơi trò chơi lăn bóng, ném vào đích. Trẻ biết chơi theo thứ tự, khi đến lượt trẻ chơi đi lên xuống bậc thang, bò chui qua vòng phải theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy bạn. Giáo viên chú ý tư thế khi trẻ chơi tập và các biểu hiện mệt mỏi của trẻ, tạo không khí vui chơi một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không áp đặt trẻ, để trẻ tự tìm tòi, sáng tạo và chơi theo sở thích; đồng thời, cô theo dõi quan sát, giúp trẻ khi cần thiết.

+ Góc vận động tinh chơi với đồ chơi xếp hình, tháo lắp, xâu hạt. Các đồ chơi được sắp xếp theo từng loại để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng. Đến mỗi khi hoạt động ngoài trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng, đồ chơi phù hợp mà trẻ thích. Ngoài ra, cô có thể gợi ý trẻ tự nghĩ ra một số trò chơi như: nhặt các hạt gấc xếp thành hàng dài làm đường đi; xếp bông hoa, tháo lắp, đóng mở các vỏ viên thuốc bằng sáp hoặc dùng 2 ngón tay bật mở nắp hộp kem ra xem bên trong có gì sau đó tự đóng lại. Vỏ hộp kem có màu sắc đẹp sẽ kích thích sự tò mò, tư duy của trẻ trong việc tìm chỗ bật nắp hộp; sau khi mở ra, nếu bên trong rỗng, trẻ có thể bỏ hạt gấc hoặc vỏ sáp vào và sau đó biết cách đóng hộp lại.

Hơn nữa, khu vực vận động được bố trí thuận tiện, nên trẻ có thể tự tham gia vận động khi được bố mẹ đón và cho chơi ở bên ngoài hành lang, trẻ còn có thể rủ bạn cùng chơi cho bố mẹ xem. Khi xây dựng khu vực vận động, chúng tôi nhận thấy trẻ lớp tôi có nhiều tiến bộ hơn, trẻ tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự vận động của con mình, xem với vận động này,vận động kia con mình thực hiện được đến đâu, có thực hiện tốt bài tập không, có mạnh dạn tự tin khi bước lên - xuống bậc thang, sáng tạo trong quá trình chơi.

* Hướng dẫn rèn luyện nề nếp cho trẻ khi chơi:

Ổn định trẻ vào nề nếp cũng rất quan trọng; do đó, chúng tôi chú trọng vào vấn đề đưa trẻ vào nề nếp khi chơi. Mỗi hoạt động phát triển vận động đều phải đáp ứng các nhiệm vụ chăm sóc, rèn luyện sức khỏe, hoàn thiện kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực và giáo dục các phẩm chất đạo đức, ý chí cho trẻ. Chúng tôi cần phải đảm bảo một số yêu cầu cần thiết cho việc tổ chức hoạt động phát triển vận động của trẻ, đặc biệt là khi hướng dẫn trẻ các kĩ năng vận động khi thực hiện vận động thao tác.

Khi tổ chức cho trẻ chơi, phân công từng giáo viên theo dõi và hướng dẫn từng góc chơi, lựa chọn vị trí quan sát bao quát các góc chơi, vừa theo dõi vừa hướng dẫn trẻ thực hiện đúng sai, vừa đảm bảo được an toàn cho trẻ. Cô quan sát khi trẻ không muốn chơi thì cô yêu cầu trẻ cất đồ chơi vào nơi quy định, rồi mới được sang trò chơi khác. Điều quan trọng là phải duy trì các hoạt động thường xuyên, rèn cho trẻ có thói quen, nề nếp tốt các hoạt động khi tổ chức chơi. Do đó, các giáo viên trong nhóm lớp phải thống nhất phối hợp với nhau duy trì thường xuyên giáo dục nề nếp, thói quen, trẻ biết chơi theo thứ tự, lần lượt, không chen lấn, chơi xong biết cất đồ chơi đúng chổ, có như thế việc rèn luyện trẻ có nề nếp sẽ đạt kết quả cao.

* Công tác phối hợp với cha mẹ học sinh:

Công tác phối hợp với phụ huynh góp phần nâng cao chất lượng trong giáo dục trẻ. Để làm tốt được công tác này chúng tôi luôn phối hợp với giáo viên phải tuyên truyền đến phụ huynh. Nhất là khi làm được những đồ chơi mới lạ (từ các nguyên vật liệu mà phụ huynh hỗ trợ) giới thiệu, trưng bày cho phụ huynh xem hướng dẫn phụ huynh cách chơi để hỗ trợ hướng dẫn cho trẻ chơi đúng cách và cùng nhắc nhở trẻ bảo quản đồ chơi bền lâu.

3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:

Việc thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non” hiện nay đang được ngành giáo dục và các trường mầm non quan tâm; tuy nhiên, tùy vào những điều kiện cụ thể của từng đơn vị mà có những cách thức thực hiện khác nhau như đối với điều kiện trường không có khu vực không gian rộng thì có thể tổ chức các hoạt động trò chơi vận động trong lớp tạo một số đồ chơi vừa phải, phù hợp với không gian trong lớp, bố trí từng đồ chơi, tổ chức trò chơi hợp lý sẽ mang được hiệu quả tốt. Còn với chúng tôi điều kiện có được không gian ngoài hiên rộng rãi thoát mát, xây dựng được khu vực phát triển vận động cho trẻ ở lứa tuổi 25 -36 tháng, chúng tôi thiết kế đồ chơi phù hợp với không gian, bố trí các góc chơi đa dạng và phong phú và qua học kỳ I đã mang lại nhiều kết quả rất khả quan. Sáng kiến này có thể áp dụng cho các trường Mầm non trong tỉnh.

3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:

Trong học kỳ I của năm học 2015 -2016, chúng tôi đã xây dựng được khu vực phát triển vận động dãy hành lang dành cho trẻ khối nhà trẻ hoạt động, có nhiều đồ chơi được sắp xếp phù hợp và đảm bảo được an toàn cho trẻ khi chơi. Số lượng đồ chơi vận động mà chúng tôi tự làm có đến 6 loại đồ chơi được đưa vào sử dụng và đã đem lại hiệu quả rất cao; trẻ nhỏ có thể được tham gia chơi tự do, thoải mái, được trải nghiệm, sáng tạo khi chơi. Trẻ được chơi luyện tập hàng ngày vào các buổi sáng và buổi chiều ba mẹ đón về, nên nếu so với trước đây, khi áp dụng vào giờ học, giờ tập luyện có chủ đích các trò chơi vận động, trẻ chơi rất tự tin, thành thạo và hứng thú. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để giúp chúng tôi nâng cao chất lượng của chuyên đề phát triển vận động trong năm học 2015-2016.

Bên cạnh đó, qua quá trình thực hiện các giải pháp trên chúng tôi nhận thấy đa số cháu trở nên nhanh nhẹn, chủ động trong các trò chơi vận động, thao tác vững vàng.

- Về phía trẻ:

Đối với trẻ nhà trẻ: Có 90% trẻ có khả năng thực hiện các động tác vận động như: đi, bò, nhảy bật vững vàng tự tin, nhanh nhẹ hơn. Các thao tác lắp ghép, xếp chồng một cách khéo léo, sáng tạo hơn. Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng thích nghi với chế độ sinh hoạt; một số thói quen nề nếp văn minh chơi xong biết cất đồ chơi vào nơi qui định, biết giữ vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe và an toàn.

- Về phía giáo viên: 100% giáo viên đều xác định được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của việc phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. Xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất cho trẻ theo chương trình phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Đổi mới phương pháp giảng dạy, sáng tạo và linh hoạt tổ chức tốt các hoạt động vận động cho trẻ.

- Phối hợp tuyên truyền với các bậc phụ huynh, cùng hướng dẫn, giáo dục trẻ nề nếp, thói quen cất đồ chơi sau khi chơi xong, hỗ trợ đóng góp công sức, sưu tầm nguyên vật liệu cung cấp cho các giáo viên bổ sung, làm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ vui chơi phong phú, đa dạng.

3.5. Tài liệu kèm theo gồm:

Các hình ảnh thực hiện khu vực phát triển vận động của trẻ tại trường.

Bến Tre, ngày 19 tháng 02 năm 2016.

​“Xây dựng khu vực phát triển vận động ngoài hiên chơi cho khối nhà trẻ bằng đồ chơi tự tạo”. Tin liên quan “Tạo một số đồ chơi từ nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương để tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ viết”. - 23/07/2020 Tạo một số đồ dùng đồ chơi cho lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi từ nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương. - 17/02/2020 “Thiết kế mô hình trò chơi ô cửa bí ẩn dành cho trẻ mẫu giáo” - 06/02/2020 “ Thiết kế thùng rác làm từ nguyên vật liệu để thực hiện tốt chủ trương “ không rác” trong trường Mầm non”. - 12/12/2019 “Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên khối nhà trẻ mới ra trường nâng cao chất lượng chuyên môn giảng dạy”. - 12/12/2019  DANH SÁCH HỌC SINH ĐƯỢC KIỂM TRA CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN PHỔ CẬP BƠI NGÀY 17/11/2024
pcb-17-11-0001-7287865-17112024164918.pdf(44-lượt)
 Công văn về việc thông báo tuyển chọn lao động đi làm việc trong lĩnh vực may mặc và trồng nấm công nghệ cao tại tỉnh Ehime, Nhật Bản
cong-ty-esuhai-0001-7287865-12112024081402.pdf(11-lượt)
cv-thong-bao-may-mac-va-trong-nam-tai-nhat-ban-signed-7287865-12112024081402.pdf(6-lượt)
 Công văn về việc thông báo tuyển chọn lao động đi làm việc trong lĩnh vực may mặc và trồng nấm công nghệ cao tại tỉnh Ehime, Nhật Bản
cong-ty-esuhai-0001-7287865-12112024081355.pdf(5-lượt)
cv-thong-bao-may-mac-va-trong-nam-tai-nhat-ban-signed-7287865-12112024081354.pdf(6-lượt)
 Giấy mời dự họp mặt kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam
gm-hieu-truong-0001-7287865-11112024152718.pdf(89-lượt)
 LỊCH THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN
lich-thi-dau-bong-chuyen-0001-7287865-11112024150721.pdf(44-lượt)
 Thông báo chiêu sinh lớp nghiệp vụ sư phạm
thong-bao-lop-nvsp-7287865-08112024143915.pdf(49-lượt)
 Thông báo về việc mở lớp phổ cập giáo dục Trung học cơ sở năm học 2024 - 2025
123-thong-bao-vv-mo-lop-pho-cap-thcs-nam-hoc-2024-2025-7287865-04112024184935.pdf(37-lượt)
 Danh sách công nhận phổ cập bơi ngày 01-02/11/2024
pcb-02-1-1-0001-7287865-04112024131256.pdf(55-lượt)
 Danh sách công nhận phổ cập bơi ngày 18/10/2024
pcb-18-10-0001-7287865-04112024131047.pdf(44-lượt)
 KẾ HOẠCH Thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW, ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật
ke-hoach-thuc-hien-quy-dinh-178-tw-ve-phong-chong-tham-nhung-trong-xd-van-ban-pl-10-2024-signed-signed-7287865-03112024162756.pdf(9-lượt)
Hội thi Bé sáng tạo Họp mặt kỉ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam Trường mầm non Sen Hồng hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024 Hội nghị Cán bộ, viên chức và người lao động năm học 2024 - 2025 Thông báo tuyển bảo vệ ngày Xem thêm >> Tên hiển thị Mật khẩu Đăng nhập Liên kết website

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẾN TRE

TRƯỜNG MẦM NON SEN HỒNG

Địa chỉ: 116A3, Khu Phố 2, Phường Phú Tân, TP. Bến Tre

Điện thoại: 02753575466

Email: mnphukhuong@tpbentre.edu.vn

Từ khóa » Các Góc Chơi Lứa Tuổi Nhà Trẻ