Xây Dựng Luật Tài Nguyên Và Môi Trường Biển, Hải đảo Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Địa chỉ: Số 02, đường Hùng Vương, phường 5, tp. Cà Mau Điện thoại: (0290) 3667.888 Email: banbientap@camau.gov.vn
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH CÀ MAU Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Xây dựng Luật tài nguyên và môi trường biển, hải đảo Việt Nam
20/10/2017 10:00:25 AM Màu chữ Cỡ chữ Việt Nam có lợi thế để phát triển kinh tế biển với bờ biển dài hơn 3 nghìn km, vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2, lớn gấp 3 lần diện tích đất liền, vị trí địa lý thuận lợi, khoảng 3.000 đảo và dạng sinh học phong phú, lại giàu tiềm năng khoáng sản, thủy hải sản…Vì thế, công tác quản lý nhà nước về kinh tế biển và hải đảo luôn là nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Thực tế đang cho thấy, công tác quản lý nhà nước về kinh tế biển và hải đảo hiện nay được giao cho nhiều bộ ngành, căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan, như tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương, văn hóa, thể thao và du lịch, giao thông vận tải, xây dựng… Đi liền với hoạt động quản lý là công cụ pháp lý, các biện pháp chế tài. Để đáp ứng yêu cầu này, trong khoảng 10 năm qua, Chính phủ và các cơ quan hữu quan đã nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua; trong đó có Luật dầu khí năm 1993, Luật thủy sản năm 2003, Bộ Luật hàng hải năm 2005, Luật đa dạng sinh học năm 2008, Luật du lịch năm 2005, Luật bảo vệ môi trường năm 2005. Từ thực tiễn áp dụng các văn bản luật nêu trên, có thể rút ra nhận định, công tác quản lý theo ngành, theo lĩnh vực là rất cần thiết, đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Tuy nhiên, nghiêm túc đánh giá, phương thức quản lý này cũng đang bộc lộ nhiều nhược điểm cần được khắc phục. Quản lý theo ngành là một quá trình quản lý được tiến hành bởi từng ngành, mà các đặc điểm của nó là: Ưu tiên các lợi ích về kinh tế, mà ít quan tâm tới bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững; chú trọng tới lợi ích ngành mình mà ít chú ý đến lợi ích của ngành khác; thiếu sự phối, kết hợp giữa các ngành khác nhau trong khai thác sử dụng tài nguyên biển, làm cho không gian biển bị chia cắt, chức năng thống nhất và hoàn chỉnh của các hệ thống vùng bờ biển bị phá vỡ, gây ra các sự cố môi trường, sinh thái, gây thiệt hại cho nền kinh tế; cạnh tranh trong khai thác sử dụng làm phát sinh mâu thuẫn giữa các ngành khác nhau. Trong những năm qua, kinh tế biển đã giữ vai trò rất quan trọng với sự phát triển kinh tế đất nước, đạt 47-48% GDP, góp phần quan trọng bảo đảm ổn định kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng. Tuy vậy, quá trình phát triển kinh tế biển của Việt Nam đã bộc lộ nhiều bất cập. Sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của biển, và những vấn đề cấp bách đang được đặt ra là việc khai thác, sử dụng tài nguyên phải gắn với hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Để có thể phát huy tối đa lợi thế và tiềm năng của biển, khắc phục các nhược điểm của quản lý theo ngành, làm cho Việt Nam trở nên mạnh về biển, giàu từ biển, với kinh tế biển đạt 53 tới 55% GDP và 60% kim ngạch xuất khẩu trong một tương lai gần, thì việc cấp thiết là phải hoàn thiện và xây dựng mới mô hình tổ chức, thể chế theo hướng quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. Luật tài nguyên và môi trường biển và hải đảo Việt Nam đã được xây dựng trên cơ sở Nghị quyết của Quốc Hội trong bối cảnh như vậy. Khi được thông qua, Luật sẽ trở thành một công cụ quan trọng, tạo ra hành lang pháp lý cho việc quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảoViệt Nam. Luật tài nguyên và môi trường biển, hải đảo được xây dựng trong điều kiện nhiều luật chuyên ngành có liên quan đến quản lý nhà nước về biển và hải đảo đã được thông qua, như Luật đất đai năm 2003, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật tài nguyên nước năm 1998, Luật dầu khí năm 1993, Luật thủy sản năm 2003, Bộ Luật hàng hải năm 2005, Luật đa dạng sinh học năm 2008, Luật du lịch năm 2005, Luật bảo vệ môi trường năm 2005… Trên tinh thần không phủ nhận, không làm thay các luật khác, Luật tài nguyên và môi trường biển, hải đảo mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đang soạn thảo hướng tới việc xây dựng một hành lang pháp lý cho việc quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. Nghĩa là, quản lý kết hợp nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, dựa trên cơ sở một đầu mối. Như vậy, khi Luật tài nguyên và môi trường biển, hải đảo được ban hành, thì Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vẫn quản lý nhà nước về hải sản, theo Luật thủy sản; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn quản lý nhà nước về du lịch biển, theo Luật du lịch; Bộ Giao thông vận tải vẫn quản lý nhà nước về cảng biển, dịch vụ hàng hải, theo Bộ luật hàng hải…, Bộ Tài nguyên và Môi trường không trực tiếp quản lý nhà nước về từng lĩnh vực trên bằng Luật Tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, nhưng là cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ là đầu mối, phối hợp giữa các bộ, ngành nhằm giảm thiểu các xung đột và tối ưu hóa lợi ích của các bộ, ngành nói riêng và nền kinh tế nói chung. Vì thế, sự ra đời của Luật tài nguyên và môi trường biển, hải đảo không những không làm thay, không phủ nhận các luật chuyên ngành mà nó giúp cho hoạt động quản lý khai thác sử dụng tài nguyên môi trường biển và hải đảo đạt hiệu quả cao hơn, có trật tự hơn, thực hiện tốt hơn việc phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Với tư tưởng như vậy, các quy định của Luật tài nguyên và môi trường biển, hải đảo sẽ tập trung vào một số nội dung chính là: Xây dựng quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng tài nguyên môi trường biển và hải đảo; quản lý tổng hợp thống nhất về điều tra cơ bản, khai thác sử dụng tài nguyên môi trường biển và hải đảo; phối hợp giữa các bộ ngành có liên quan trong việc quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường biển và hải đảo; phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường biển và hải đảo… Quản lý tổng hợp và thống nhất là lĩnh vực mới, từ khái niệm, nội dung, tới các giải pháp thực hiện. Khó khăn của quản lý tổng hợp không phải ở khái niệm, hay nội dung, vì những nghiên cứu có thể giúp chúng ta giải quyết những điều đó. Khó khăn là việc phối, kết hợp giữa các bộ, các ngành nhằm bảo đảm tối đa lợi ích của nhà nước, và các bên liên quan gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Luật đưa ra các quy định về quy hoạch tổng thể, trong khi các luật đã được ban hành cũng có các quy định về quy hoạch ngành đối với từng lĩnh vực. Mối quan hệ tương tác giữa quy hoạch tổng thể với quy hoạch ngành, xây dựng, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch là các nội dung cần được xem xét kỹ. Luật tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong quá trình xây dựng, không chỉ nghiên cứu, kế thừa các luật chuyên ngành đã được ban hành, mà còn chắt lọc, xâu chuỗi, kết nối các luật thành một “hệ thống luật” quốc gia về biển, hướng tới một hành lang pháp lý cho một phương thức quản lý mới về khai thác và sử dụng biển và hải đảo, phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất. Hơn nữa, công tác xây dựng luật bao giờ cũng là vấn đề tối quan trọng và luôn luôn khó. Nội dung của luật, từng câu từng chữ, không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động của một tổ chức, một ngành, mà là cả quốc gia, dân tộc, trong khi các nguồn lực thường khan hiếm. Tuy nhiên, dưới dự chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tập trung và khẩn trương nghiên cứu những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để sớm hoàn thiện Luật, trình các cấp có thẩm quyền xin ý kiến và trình Quốc hội thông qua. PGS. TS. Vũ Sĩ Tuấn Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục biển và Hải đảo Việt Nam Chia sẻ Nhận xét In Lên trên
Các tin khác
-
1. Đối với quần đảo Hoàng Sa:
Trung Quốc đã tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ XX, mở đầu là sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy 3 pháo thuyền ra khu vực quần đảo Hoàng Sa, đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm vào năm 1909, sau đó phải rút lui vì sự hiện diện của quân đội viễn chinh Pháp với tư cách là lực lượng được Chính quyền Pháp, đại diện cho nhà nước Việt Nam, giao nhiệm vụ bảo vệ, quản lý quần đảo này.
(08/10/2014) -
Để bảo vệ cho chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, các bên tranh chấp đã dựa vào những nguyên tắc pháp lý chủ yếu như sau:
(07/10/2014) -
Biển Đông là tuyến vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới sau tuyến Địa Trung Hải với khoảng 150 – 200 tàu trọng tải lớn qua lại mỗi ngày. Các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào tuyến hàng hải qua Biển Đông (70% dầu lửa nhập khẩu của Trung Quốc qua Biển Đông). Biển Đông giàu tài nguyên như dầu, khí đốt và nhiều loại khoáng sản có giá trị như sắt, ti tan, cát thủy tinh, đặc biệt có loại khí đốt gọi là băng cháy với trữ lượng được đánh giá tương đương với trữ lượng dầu khí; nguồn tài
(07/10/2014) -
Ngày 07/5/2009, Trung Quốc gửi công hàm lên Tổng Thư ký Liên Hợp quốc phản đối việc Việt Nam và Malayxia nộp Báo cáo chung về ranh giới ngoài thềm lục địa của mình cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp quốc theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, Trung Quốc đã gửi kèm một bản đồ thể hiện yêu sách “đường lưỡi bò” của mình trên biển Đông (Bản đồ kèm theo).
(06/10/2014) -
Như đã đề cập ở trên, Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 không phải là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, chủ quyền đối với 2 quần đảo này như thế nào thì không thể không đề cập. Bởi vì điều này có liên quan rất mật thiết đến tình hình biển Đông. Vì vậy, cần tìm hiểu về những nguyên tắc pháp lý có liên quan đến quyền thụ đắc lãnh thổ trong luật pháp và thực tiễn quốc tế để trả lời cho câu hỏi quốc gia nào có chủ quyền đối với hai quần đảo này?
(03/10/2014) -
Lập trường nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là Việt nam có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; có quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý và thềm lục địa theo quy định của Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982.
(03/10/2014) -
Hiện tại, trong Biển Đông có 2 loại tranh chấp chủ yếu: Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tranh chấp về ranh giới các vùng biển và thềm lục địa do các quốc gia ven biển Đông, khi vận dụng quy định Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 để xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của mình, đã tạo ra những vùng chồng lấn.
(02/10/2014) -
Vấn đề chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển và chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được ghi nhận trong Luật Biển Việt Nam có ý nghĩa gì?
(01/10/2014) -
Từ nhiều thế kỷ nay, ít nhất là từ thế kỷ thứ 17, Việt Nam đã xác lập, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo một cách hòa bình, liên tục và không gặp phải sự phản đối của bất cứ quốc gia nào.
(04/08/2014) -
Trung Quốc đã không chỉ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam mà còn ngạo ngược yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
(04/08/2014) -
Trang đầu ... 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trang cuối
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Tin vắn;tinvan
Display content menu Display portlet menu- Tin vắn
Tin vắn
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền hướng dẫn người dân tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
- Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Đề án truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
- UBND tỉnh vừa có quyết định phê duyệt chương trình phát triển nhà ở tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 – 2030.
- Tỉnh Cà Mau mở điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
- Chủ tịch HĐND tỉnh vừa ký ban hành nghị quyết quy định mức hỗ trợ kinh phí hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng giai đoạn 2025 - 2027 trên địa bàn tỉnh.
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành kế hoạch tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tổ chức trực và báo cáo tình hình trong dịp tết Dương lịch 2025.
- Chủ tich UBND tỉnh vừa ký Quyết định công nhận xã Khánh Bình Tây, Huyện Trần Văn Thời đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
- Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các văn bản liên quan.
- Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các mạnh thường quân, nhà hảo tâm ủng hộ phong trào “Tết vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin” xuân Ất Tỵ năm 2025.
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Văn bản
Display content menu Display portlet menu- Văn bản
- Văn bản trung ương
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Văn bản quy phạm pháp luật
- CSDL quốc gia về văn bản pháp luật
Thông tin
Display content menu Display portlet menu- Thông tin
- Đất đai
- Ngân sách
- Thi đua khen thưởng, xử phạt
- Đấu thầu, mua sắm công
- Chương trình, đề tài khoa học
- Lấy ý kiến xây dựng Văn bản QPPL
- Thông báo
- phòng chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm
- Thông tin đối ngoại
- Danh bạ điện thoại
- Đường dây nóng
- ${title}${badge}
Từ khóa » Nguyên Và Môi Trường Vùng Biển Việt Nam Hiện Nay
-
Tài Nguyên Và Bảo Vệ Môi Trường Biển Việt Nam | SGK Địa Lí Lớp 8
-
Tài Nguyên Và Môi Trường Vùng Biển Việt Nam Hiện Nay ... - Khóa Học
-
Tài Nguyên Và Môi Trường Vùng Biển Việt Nam Hiện ...
-
Tài Nguyên Và Môi Trường Vùng Biển Việt Nam Hiện Nay: - HOC247
-
Báo Cáo Hiện Trạng Môi Trường Biển Và Hải đảo Quốc Gia Giai đoạn ...
-
Thực Trạng Ô Nhiễm Môi Trường Biển Việt Nam Hiện Nay
-
Chú Trọng Thực Hiện Các Dự án Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Về Tài Nguyên ...
-
Một Số Vấn đề đặt Ra Về Bảo Vệ Môi Trường Biển ở Việt Nam Hiện Nay
-
Luật Tài Nguyên, Môi Trường Biển Và Hải đảo Số 82/2015/QH13 ...
-
Tài Nguyên Và Môi Trường Vùng Biển Việt Nam Hiện Nay
-
Ô Nhiễm Môi Trường Biển: Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Các Biện Pháp
-
Hoàn Thành Báo Cáo Hiện Trạng Môi Trường Biển Việt Nam 2016-2020
-
Phát Triển Kinh Tế Biển Việt Nam - Chi Tiết Tin
-
Tổ Chức Hưởng ứng “Ngày Đại Dương Thế Giới, Tuần Lễ Biển Và Hải ...