Xây Dựng Nếp Sống Văn Hóa ở Cộng đồng Dân Cư Có ý Nghĩa Như Thế ...
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư có ý nghĩa như thế nào?
A. Làm cho cuộc sống bình yên.
B. Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
C. Góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc.
D. Cả A,B,C.
Trả lời:
Đáp án đúng: D. Cả A,B,C.
Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích khác nhé!
Mục lục nội dung 1. Cộng đồng dân cư là gì?2. Nếp sống văn hóa cộng đồng là gì?3. Tại sao phải xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng dân cư?4. Làm thế nào để xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng dân cư?5. Bài tập1. Cộng đồng dân cư là gì?
Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau cùng thực lợi ích chung
2. Nếp sống văn hóa cộng đồng là gì?
Nếp sống văn hóa của cộng đồng là toàn bộ các hoạt động sống và mối liên hệ giữa các nhân và tập thể trong một cộng đồng dân cư nhất định. Nếp sống văn hóa, lành mạnh và tiến bộ của các cá nhân trong một cộng đồng tạo nên nét văn hóa đặc thù của nếp sống cộng đồng ấy.
3. Tại sao phải xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng dân cư?
Không ai có thể một mình mà tạo nên thế giới. Muốn tồn tại và phát triển con người phải dựa vào cộng đồng. Một cộng đồng chỉ hình thành khi các cá nhân có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Mối liên kết này càng bền chặt thì cộng đồng càng mạnh mẽ. Ngược lại, khi liên kết giữa các cá nhân suy giảm thì cộng đồng sẽ có nguy cơ bị đổ vỡ. Vai trò và vị trí của một cá nhân do cộng đồng tôn vinh. Chính sự thành công của mỗi cá nhân góp phần làm nên sự thành công của một cộng đồng.
Văn hóa cộng đồng lành mạnh sẽ mang lại cho con người sự bình yên, tin tưởng ở cuộc sống. Một cộng đồng vững mạnh khi mỗi cá nhân có đóng góp nhất định để xây dựng cộng đồng ấy. Không những là liên kết về vật chất mà còn liên kết cả tinh thần. Chính mỗi cá nhân góp phần làm nên sức mạnh cộng đồng. Và ngược lại, cộng đồng có vai trò bảo vệ mỗi cá nhân trong cộng đông ấy.
Con người sống trong cộng đồng luôn có tác động qua lại với cộng đồng ấy. Một cộng đồng được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng cá nhân thì sẽ giúp cộng đồng vững mạnh. Ngược, lại, các cá nhân còn được tôn trọng, che chở, bảo vệ bởi cộng đồng ấy. Xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi con người.
4. Làm thế nào để xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng dân cư?
Trước hết là xây dựng lối sống lành mạnh, trong sạch và tiến bộ. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình có đời sống văn hóa tốt đẹp làm nên nếp sống văn hóa của cộng đồng. Xây dựng kinh tế vững mạnh là nhiệm vụ của cả cộng đồng. Bởi vì, các phúc lợi dành chung cho cộng đồng được tạo ra nhờ năng lực kinh tế dồi dào của các cá nhân đống góp mà thành. Cộng đồng nào có nguồn phúc lợi xã hội càng lớn thì càng bền vững và phát triển.
Biết sống yêu thương, đoàn kết và gắn bó với mọi người xung quanh. Biết cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn trong cộng đồng. Kiên quyết lên án, phê phán và loại trừ cái xấu, cái ác ra khỏi cộng đông. Bệnh vực, bảo vệ những người yếu đuối, nhỏ bé, giúp họ vượt qua nghịch cảnh. Xây dựng một cộng đồng dân cư có nếp sống lành mạnh sẽ tạo nên một môi trường sống an toàn và hạnh phúc.
Đồng cảm, gần gũi và giúp đỡ những người lầm lạc trong cộng đồng. Tạo điều kiện cho họ phấn đấu sửa chữa sai lầm, làm lại cuộc đời mới. Tích cực xây dựng nếp sống văn hóa của cộng đồng. Không chỉ ở mỗi cá nhân, mỗi gia đình mà nên phát triển tinh thần ấy trong toàn bộ cộng đồng dân cư. Tuyên dương, ca ngợi và tôn vinh những cá nhân có tinh thần cống hiến vì sự phát triển của cộng đồng. Khuyến khích và kêu gọi những hoạt động cứu trợ, tương thân tương ái.
Xây dựng nếp sống vệ sinh sạch sẽ, không tệ nạn xã hội, không tội phạm. Hướng cộng đồng đạt đến các giá trị vĩnh hằng nhân, trí, tín, đức, thiện, mỹ. Nhiệm vụ ấy phải được duy trì lâu dài, được phổ biến rộng khắp và được xem là nhiệm vụ hàng đầu trong mỗi cộng đồng dân cư.
5. Bài tập
Bài 1 (trang 23 Bài tập tình huống GDCD 8): Em tìm hiểu về nếp sống văn hóa trong quy chế dân chủ ở xã, phường cơ sở.
Trả lời:
Em hãy đọc báo, thời sự, tivi, nghe ông bà bố mẹ kể về việc thực hiện quy chế dân chủ ở địa phương và xem xét đánh giá về việc thực hiện đó.
Bài 2 (trang 24 Bài tập tình huống GDCD 8): Em có suy nghĩ gì về phong trào “xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời” khi mình là người thuộc thế hệ trẻ của đất nước? Ở nơi em đang sinh sống, có nhà văn hóa – thư viện không? Có trạm bưu điện – sách báo không? Có hội khuyến học không? Em thấy những nơi đó xã phường em đang làm những gì?
Trả lời:
Em thấy phong trào xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời và một phong trào ý nghĩa và có tính giáo dục cao. Từ đây, chúng ta có thể khắc phục được tình trạng trẻ em, những người có điều kiện khó khăn có cơ hội được đi học.
Em quan sát, hoặc hỏi người lớn về nhà văn hóa, thư viện, trạm bưu điện, sách báo, hội khuyến học, kể tên các nơi đó.
Em thấy cán bộ xã, phường em đã làm gì để nâng cao mức sống dân cư, hiểu biết pháp luật, chất lượng và an toàn dân cư.
Bài 3 (trang 24 Bài tập tình huống GDCD 8): Nếp sống văn hóa ở các cộng đồng dân cư, theo em, có bao gồm nếp sống trong gia đình không?
Trả lời:
Theo em, có bao gồm nếp sống trong gia đình. Bởi vì, nhờ có từng gia đình có nếp sống lành mạnh thì mới xây dựng được một tập thể xã hội vững mạnh, có nếp sống văn minh.
Bài 4 (trang 24 Bài tập tình huống GDCD 8): Em hãy nêu ra những nếp sống văn hóa riêng biệt ở địa phương em đang sống. Có điều gì khó thực hiện không? Nên ứng xử thế nào cho tốt?
Trả lời:
Những nếu sống riêng biệt ở địa phương em là: Mọi người sống rất hòa thuận, khi gia đình khác có cãi vã to tiếng thì đều sang khuyên bảo và can ngăn, tất cả học sinh đều được đi học và học lên cao…
Điều khó thực hiện ở chỗ em là: Tình trạng người dân không đội mũ bảo hiểm, thiếu hiểu biết về an toàn giao thông.
Từ khóa » đồng Dân Cư Là Gì
-
Cộng đồng Dân Cư Là Cộng đồng Người Sinh Sống Trên Cùng địa Bàn ...
-
Theo Em, Thế Nào Là Cộng đồng Dân Cư Và Xây Dựng Nếp Sống Văn ...
-
Cộng đồng Dân Cư Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Cộng đồng Dân Cư Là Gì? Tiêu Chuẩn Nếp Sống Văn Hóa ở ... - Hoc24
-
Cộng đông Dân Cư Là Gì ? Thế Nào Là Xây Dựng Nếp Sống Văn ...
-
Bài 9: Góp Phần Xây Dựng Nếp Sống Văn Hóa ở Cộng đồng Dân Cư
-
Em Hiểu Thế Nào Là Cộng đồng Dân Cư? Hãy Kể Tên Những Việc Làm ...
-
Cộng đồng Dân Cư Là Gì? Tiêu Chuẩn Nếp Sống Văn Hóa ở Cộng ...
-
Khái Niệm Khu Dân Cư Là Gì? Quy định Khu Dân Cư Cần Biết
-
Cơ Sở Tôn Giáo, Cộng đồng Dân Cư Sử Dụng đất Có Quyền Và Nghĩa ...
-
Ý Nghĩa Xây Dựng Nếp Sống Văn Hóa ở Cộng đồng Dân Cư
-
Cộng đồng Dân Cư Là Gì? Giải Thích Từ Ngữ Văn Bản Pháp Luật
-
Dân Cư Là Gì? - DanSo.Org
-
Lý Thuyết GDCD 8 Bài 9: Góp Phần Xây Dựng Nếp Sống Văn Hóa ở ...