Xây Dựng Thang Bảng Lương Trong Công Ty Cổ Phần
Có thể bạn quan tâm
Xây dựng thang bảng lương trong công ty cổ phần là việc làm cần thiết để doanh nghiệp nộp lên cơ quan chức năng. Nếu bạn đang còn mơ hồ trong cách xây dựng thang bảng lương, hãy theo dõi bài viết dưới đây. Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn bạn đọc cách xây dựng thang bảng lương trong công ty cổ phần.
> Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương > Cách tính lương và hình thức để trả lương hiện nay
Bảng lương (bảng chức danh) là bảng xác định khoảng cách lương cho mỗi ngạch chức danh công việc. Bảng lương gồm một hay nhiều ngạch lương. Mỗi ngạch quy định cụ thể mức lương cho từng bậc trong ngạch lương đó số lượng bậc tối thiểu (bậc 1) đến tối đa tùy theo từng ngạch lương.
Thang lương: dùng để xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương theo trình độ lành nghề giữa những công nhân cùng nghề hoặc nhóm nghề giống nhau khi họ đảm nhiệm những công việc có mức độ phức tạp khác nhau.
Mỗi thang lương gồm các bậc lương nhất định và các hệ số lương phù hợp với các bậc lương ấy.
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG THANG BẢNG LƯƠNG VỚI MÔ HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương
Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định một số nguyên tắc khi xây dựng thang, bảng lương như sau:
- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đơn giản nhất trong điều kiện bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;
- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
- Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%. Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương làm việc trong điều kiện bình thường.
2. Xây dựng thang bảng lương trong công ty cổ phần
Việc xây dựng thang lương, bảng lương 2019 trong các doanh nghiệp có thể được thực hiện theo các bước như sau:
2.1. Thủ tục hồ sơ cần thiết
Bao gồm:
- Công văn gửi Phòng lao động thương binh và xã hội TẠI ĐÂY
- Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương TẠI ĐÂY
- Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương TẠI ĐÂY
- Xây dựng bảng hệ thống thang bảng lương TẠI ĐÂY
- Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng TẠI ĐÂY
- Khai trình sử dụng lao động lần đầu TẠI ĐÂY hoặc định kỳ TẠI ĐÂY (nếu chưa nộp trước đó)
- Quy chế lương, bảng phụ cấp (xây dựng để phục vụ cho công việc quyết toán thuế TNCN và đóng BHXH) TẠI ĐÂY
- Văn bản xác nhận không có công đoàn cơ sở do Liên đoàn lao động ký đóng dấu (nếu không có tổ chức Công đoàn cơ sở) TẠI ĐÂY
CHÚ Ý: Người lập mẫu biểu phải điền tên và số điện thoại, đi nộp trực tiếp kèm theo Giấy giới thiệu và CMND
2.2. Cập nhật mức lương tối thiểu vùng
- Do thang lương, bảng lương được xây dựng trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Nên trước tiên, các doanh nghiệp cần phải cập nhật mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP áp dụng đối với doanh nghiệp của mình.
2.3. Thống kê các chức danh, công việc chuyên môn trong doanh nghiệp
- Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng thang lương, bảng lương là xác định, thống kê các công việc theo từng chức danh đang sử dụng trong doanh nghiệp. Để phục vụ cho việc phân nhóm chức danh ở bước tiếp theo.
2.4. Phân nhóm các chức danh công việc
- Các công việc có cùng yêu cầu trình độ đào tạo thì xếp cùng một chức danh.
- Đồng thời xem xét thêm các yếu tố khác như kinh nghiệm làm việc, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ…
2.5. Xây dựng mức lương tương ứng
- Sau khi phân nhóm các chức danh công việc. Cần xây dựng mức lương tương ứng cho từng nhóm dựa theo nguyên tắc như nêu trên.
2.6. Tham khảo ý kiến của công đoàn
- Khi xây dựng thang lương, bảng lương. Doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện.
2.7. Gửi thang lương, bảng lương đến Phòng LĐTBXH
- Sau khi hoàn thành việc xây dựng thang lương, bảng lương. Doanh nghiệp phải thang lương, bảng lương này đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội nơi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh.
Lưu ý:
Là có sự thay đổi về mức lương hoặc doanh nghiệp mới thành lập thì mới cần xây lại thang bảng lương để nộp cho Phòng Lao Động Thương Binh Và Xã Hội của Quận, Huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
>> MẪU QUY ĐỊNH HỆ THỐNG THANG BẢNG LƯƠNG PHỤ CẤP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 2018: Tải về
Sau khi xây dựng thang bảng lương trong công ty cổ phần, bạn hãy làm hồ sơ để tiến hành thủ tục đăng ký thang bảng lương tại cơ quan chức năng. Nếu doanh nghiệp còn chưa nắm rõ hãy tham khảo bài viết trên để bổ sung thêm tư liệu tham khảo nhé.> Mẫu quyết định tăng lương nhân viên mới nhất hiện nay > Mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2019 theo 157/2018/NĐ-CP
Từ khóa » Cách Xếp Bậc Lương Trong Doanh Nghiệp
-
Hướng Dẫn đầy đủ Về Cách Tính Lương Và Quy Chế Trả Lương Trong ...
-
Xếp Lương, Nâng Bậc Lương Tại Công Ty Cổ Phần
-
I. Quy định Về Nguyên Tắc Xây Dựng Thang Bảng Lương 2021
-
Bậc Lương Là Gì? Quy định Về điều Kiện, Thủ Tục Nâng Bậc Lương Mới ...
-
Thông Tư 05/LĐTBXH-TT Hướng Dẫn Nâng Bậc Lương đối Với Công ...
-
Quy định Tiền Lương Mới Nhất Về Thang Bảng Lương Trong Công Ty 2021
-
Các Chế độ Tiền Lương Chế độ Cấp Bậc - Vietsourcing Training Centre
-
Hệ Số Lương Là Gì? Cách Tính Mức Lương Theo Hệ Số Mới Nhất 2022
-
Khái Niệm Về Bậc Lương, Cách Tính Lương Theo Bậc Lương
-
Xếp Lương Như Thế Nào Khi Chuyển Ngạch Trong Doanh Nghiệp Nhà ...
-
Phụ Lục Bảng Lương Bậc Lương Cán Bộ Công Chức, Viên Chức Mới Nhất
-
Thông Tư Liên Tịch 15/LB-TT Hướng Dẫn Xếp Hạng đặc Biệt Doanh ...
-
Xếp Lương Trường Hợp Chuyển Công Tác Từ Doanh Nghiệp Vào Cơ ...