Xây Dựng Thang Lương Công Ty TNHH MTV Nhà Nước

  • ⚛ Trang chủ
    • ⚛ Giáo án - Bài Giảng
    • ⚛ Học tập
    • ⚛ Tài liệu
    • ⚛ Biểu mẫu
    • ⚛ Pháp luật
    • ⚛ Giáo án - Bài Giảng
    • ⚛ Học tập
    • ⚛ Tài liệu
    • ⚛ Biểu mẫu
    • ⚛ Pháp luật
    • ⚛ Dành cho giáo viên
Hoatieu.vn Pháp luật Văn bản pháp luật Lao động - Tiền lươngThông tư hướng dẫn xây dựng thang lương công ty TNHH MTV nhà nước số 17/2015/TT-BLĐTBXHXây dựng thang lương công ty TNHH MTV nhà nướcTải về Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn xây dựng thang, bảng lương, phụ cấp và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết Bộ luật lao động về tiền lương do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-------

Số: 17/2015/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc---------------

Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2015

THÔNG TƯHƯỚNG DẪN XÂY DỰNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG, PHỤ CẤP LƯƠNG VÀ CHUYỂN XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương;

Mục 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc xây dựng thang lương, bảng lương, chế độ phụ cấp lương và chuyển xếp lương đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (không bao gồm Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng lao động) trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương, bao gồm:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập thuộc các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chuyển đổi, thành lập.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này sau đây gọi chung là công ty.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động quy định tại Bộ luật lao động.

2. Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên (sau đây gọi chung là viên chức quản lý).

3. Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân công thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty (sau đây gọi chung là chủ sở hữu).

4. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Nguyên tắc chung

1. Thang lương, bảng lương áp dụng đối với người lao động được xây dựng trên cơ sở đánh giá độ phức tạp công việc của lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và lao động quản lý.

2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, công ty cần xác định quan hệ giữa mức lương thấp nhất, mức lương trung bình, mức lương cao nhất để bảo đảm quan hệ cân đối giữa các loại lao động trong công ty.

3. Căn cứ tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, công ty xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương phù hợp với tính chất, yêu cầu sử dụng lao động của công ty và bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Điều 7, Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.

Mục 2: XÂY DỰNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG

Điều 4. Chức danh nghề, công việc

1. Công ty thống kê, rà soát các chức danh nghề, công việc hiện tại của lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và lao động quản lý.

2. Phân tích, đánh giá, sửa đổi tên chức danh nghề, công việc không phù hợp; bổ sung tên chức danh nghề, công việc mới; phân loại và nhóm các chức danh nghề, công việc tương tự thành nhóm chức danh nghề, công việc.

3. So sánh chức danh nghề, công việc của công ty với chức danh nghề, công việc theo phân loại của nhà nước. Trường hợp chức danh nghề, công việc của công ty chưa có hoặc khác với chức danh nghề, công việc theo phân loại của nhà nước thì phải bổ sung, điều chỉnh hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh chức danh nghề, công việc cho phù hợp.

Điều 5. Đánh giá độ phức tạp công việc

1. Công ty đánh giá độ phức tạp công việc của các loại lao động bằng phương pháp cho điểm các yếu tố, bao gồm: thời gian hoặc trình độ đào tạo; trách nhiệm; kỹ năng, thời gian tích lũy kinh nghiệm; mức độ ảnh hưởng của công việc, sản phẩm hoặc quyết định quản lý; điều kiện lao động; tính hấp dẫn của nghề, công việc và các yếu tố khác (nếu có) phù hợp với điều kiện thực tế của công ty.

2. Căn cứ khung độ phức tạp công việc của các loại lao động quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này, công ty xác định tỷ trọng các yếu tố phản ánh độ phức tạp công việc đối với từng loại lao động của công ty. Riêng yếu tố điều kiện lao động được xác định theo Điều 6 Thông tư này.

3. Sau khi xác định tỷ trọng các yếu tố tại Khoản 2 Điều này, công ty xây dựng tiêu chí cụ thể của từng yếu tố và tổ chức đánh giá độ phức tạp công việc thông qua phiếu để người lao động tự chấm điểm hoặc sử dụng phương pháp chuyên gia để cho điểm; tổng hợp kết quả chấm điểm, hình thành bảng phân loại mức độ phức tạp của chức danh nghề, công việc; so sánh, cân đối, điều chỉnh điểm để bảo đảm quan hệ hợp lý giữa các loại lao động.

Điều 6. Xác định yếu tố điều kiện lao động

1. Công ty rà soát việc phân loại điều kiện lao động của các chức danh nghề, công việc trong công ty, trong đó:

a) Đối với chức danh nghề, công việc đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công nhận nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại IV) hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại V và loại VI) thì công ty sử dụng làm cơ sở để xác định mức lương theo điều kiện lao động.

b) Đối với chức danh nghề, công việc có yếu tố đặc trưng về điều kiện lao động theo Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này ảnh hưởng hoặc tác động xấu đến sức khỏe, tâm lý người lao động, nhưng chưa được công nhận nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì công ty đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và cơ quan có liên quan đánh giá, xác định để bổ sung công nhận nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

c) Đối với chức danh nghề, công việc còn lại thì công ty xác định mức lương theo điều kiện lao động bình thường.

2. Tùy theo yêu cầu thực tế, công ty quyết định đưa yếu tố điều kiện lao động để thiết kế các mức lương trong thang lương, bảng lương hoặc quy định thành chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Điều 8. Xây dựng thang lương, bảng lương

1. Tùy theo yêu cầu của tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, công ty xác định các thang lương, bảng lương cần xây dựng trong số thang lương, bảng lương sau:

a) Thang lương của lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh. Thang lương này xây dựng đối với chức danh nghề, công việc xác định được tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật theo từng bậc cụ thể.

b) Bảng lương của lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh. Bảng lương này xây dựng đối với chức danh nghề, công việc gắn với tiêu chuẩn chuyên môn, kĩ thuật nhưng không phân chia được theo mức độ phức tạp kĩ thuật của từng bậc cụ thể.

c) Bảng lương của lao động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phục vụ. Bảng lương này xây dựng đối với chức danh gắn với tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và thời gian tích lũy kinh nghiệm để thực hiện tốt công việc.

d) Bảng lương của chuyên gia, nghệ nhân. Bảng lương này xây dựng đối với chức danh giữ vai trò quan trọng, chi phối đến hiệu quả hoạt động của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế và gắn với tiêu chuẩn của chuyên gia, nghệ nhân.

đ) Bảng lương của lao động quản lý. Bảng lương này xây dựng đối với chức danh quản lý, gắn với chức danh, tiêu chuẩn, quy mô và độ phức tạp của quản lý, trong đó:

- Đối với chức danh quản lý là thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và Kiểm soát viên của công ty thì áp dụng bảng lương do Nhà nước quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ.

- Đối với chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng (hoặc tương đương), công ty xây dựng bảng lương chức vụ hoặc áp dụng bảng lương của lao động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phục vụ và cộng phụ cấp chức vụ.

2. Sau khi lựa chọn thang lương, bảng lương cần xây dựng, công ty tổ chức xây dựng thang lương, bảng lương đối với từng loại lao động như sau:

a) Thống kê, rà soát chức danh nghề, công việc, đánh giá độ phức tạp công việc, xác định yếu tố điều kiện lao động, quan hệ mức lương theo quy định tại Điều 4, 5, 6 và Điều 7 Thông tư này.

b) Thiết kế thang lương, bảng lương cụ thể đối với từng loại lao động, trong đó việc xác định các mức lương, bậc lương như sau:

- Đối với thang lương thì xác định mức lương bậc 1, bội số lương, phân chia số bậc lương phù hợp với bậc phức tạp kỹ thuật của nghề, công việc. Đối với bảng lương thì xác định mức lương bậc 1 và phân chia các bậc theo thâm niên phù hợp với yêu cầu công việc, khuyến khích người lao động tích lũy kinh nghiệm để thực hiện tốt công việc.

- Các mức lương phải bảo đảm: mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề ít nhất bằng 5%.

Tham khảo thêm

  • Công văn về việc điều chỉnh thang lương, bảng lương số 1317/LĐTBXH-LĐTL

  • Bộ luật lao động số 45/2019/QH14

  • Thông tư về giám sát tiền lương, thưởng trong tổng công ty Nhà nước số 15/2015/TT-BLĐTBXH

Đánh giá bài viết 1 8.895
  • Chia sẻ: 🖼️ Nguyễn Thị Cúc
  • Ngày: 13/05/2015
Tải về Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
  • Tải file định dạng .DOC

    10/01/2018 10:57:51 CH
0 Bình luậnSắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhất⚛Xóa Đăng nhập để Gửi

Gợi ý cho bạn

  • Thông tư 41/2023/TT-BQP hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở với đối tượng hưởng lương thuộc Bộ Quốc phòng

    Thông tư 41/2023/TT-BQP hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở với đối tượng hưởng lương thuộc Bộ Quốc phòng

  • Thông tư 113/2016/TT-BQP về chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng

    Thông tư 113/2016/TT-BQP về chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng

  • Hướng dẫn khai lý lịch viên chức 2024

    Hướng dẫn khai lý lịch viên chức 2024

  • Thông tư 06/2023/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng

    Thông tư 06/2023/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng

  • Tỷ lệ trích các khoản theo lương 2024 mới nhất

    Tỷ lệ trích các khoản theo lương 2024 mới nhất

  • Phụ cấp của Chính trị viên quân sự cấp xã gồm những gì năm 2024

    Phụ cấp của Chính trị viên quân sự cấp xã gồm những gì năm 2024

  • Thông tư 53/2024/TT-BQP về điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc

    Thông tư 53/2024/TT-BQP về điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc

  • Cách tính lương hưu mới nhất cho viên chức là giáo viên

    Cách tính lương hưu mới nhất cho viên chức là giáo viên

  • Tải Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu từ 1/7/2024 file Doc, Pdf

    Tải Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu từ 1/7/2024 file Doc, Pdf

  • Hướng dẫn cách tính lương, làm bảng lương hàng tháng 2024

    Hướng dẫn cách tính lương, làm bảng lương hàng tháng 2024

Có thể bạn cần

  • Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc

    Phân tích khổ 4 bài Tràng giang
  • Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)

    Cách viết Phiếu đảng viên
  • Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên

    Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng
  • Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên

    Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
  • Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc

    Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh
  • Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học

    Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn Toán
  • Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật

    Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMN
  • Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024

    Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024
  • Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024

    Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăng
  • Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất

    Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt động
  • Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến

    Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024

    Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Xem thêm Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm Mua Hoatieu Pro 69.000đ Bạn đã mua gói? Đăng nhập ngay! Lao động - Tiền lương

Bài viết hay Lao động - Tiền lương

  • Thông tư 02/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động

  • Chế độ THAI SẢN tăng 7.4% cho các mẹ sinh con nửa cuối năm 2017 – Đọc ngay kẻo mất quyền lợi!

  • Dự thảo chuyển xếp lương giáo viên THPT

  • Quy định tặng quà cho lao động nữ nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

  • Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm số 61/2015/NĐ-CP

  • Công văn 672/LĐTBXH-LĐTL

Xem thêm
  • ⚛ Thuế - Lệ phí - Kinh phí

  • ⚛ Giáo dục - Đào tạo

  • ⚛ Y tế - Sức khỏe

  • ⚛ Thể thao

  • ⚛ Bảo hiểm

  • ⚛ Chính sách

  • ⚛ Hành chính

  • ⚛ Cơ cấu tổ chức

  • ⚛ Quyền Dân sự

  • ⚛ Tố tụng - Kiện cáo

  • ⚛ Dịch vụ Pháp lý

  • ⚛ An ninh trật tự

  • ⚛ Trách nhiệm hình sự

  • ⚛ Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp

  • ⚛ Tài nguyên - Môi trường

  • ⚛ Công nghệ - Thông tin

  • ⚛ Khoa học công nghệ

  • ⚛ Văn bản Giao thông vận tải

  • ⚛ Hàng hải

  • ⚛ Văn hóa Xã hội

  • ⚛ Du lịch

  • ⚛ Doanh nghiệp

  • ⚛ Xuất - Nhập khẩu

  • ⚛ Tài chính - Ngân hàng

  • ⚛ Lao động - Tiền lương

  • ⚛ Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại

  • ⚛ Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở

  • ⚛ Lĩnh vực khác

Từ khóa » Cách Xây Dựng Thang Bảng Lương Theo Thông Tư 17