Xây Dựng Và Quảng Bá Thương Hiệu Du Lịch Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay, thương hiệu du lịch quốc gia trở thành một trong những tài sản giá trị nhất của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Do đó, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu nhằm xác lập hình ảnh du lịch của đất nước một cách rộng rãi đến với khách du lịch trên toàn cầu là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác marketing điểm đến để khẳng định vị thế cạnh tranh của Việt Nam với tư cách là một điểm đến du lịch ấn tượng "Impressive Vietnam" trên thị trường quốc tế.
1. Thương hiệu điểm đến và vai trò của thương hiệu điểm đến
Trong thời đại ngày nay, Du lịch đó trở thành hiện tượng phổ biến và là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Nhờ những đóng góp to lớn về kinh tế-xã hội, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng, không chỉ đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hoà bình, giao lưu văn hoá, tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt. Như vậy, có thể nói du lịch là một trong những hoạt động quan trọng đầu tiên hướng tới xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Vì vậy, luôn có hai mục tiêu song trùng đối với ngành du lịch, đó là quảng bá du lịch góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia và xây dựng một thương hiệu du lịch quốc gia.
Bản chất của việc xây dựng thương hiệu du lịch là việc chuyển tải có chủ định một bản sắc riêng thành một hình ảnh trong tâm trí khách du lịch. Ngày nay, thương hiệu đã và đang trở thành một trong những tài sản giá trị nhất của một quốc gia với tư cách là một điểm đến du lịch. Thương hiệu điểm đến giúp nhận ra những đặc điểm nổi bật của sản phẩm du lịch của điểm đến. Thương hiệu điểm đến là quá trình quản lý trong ngành du lịch đóng vai trò gắn kết chặt chẽ dựa trên hiểu biết với hệ thống đánh giá và cảm nhận của khách hàng, đồng thời là phương tiện định hướng hành vi của các nhà quản lý và kinh doanh du lịch tiếp thị điểm đến như một sản phẩm du lịch thống nhất. Nói cách khác, thương hiệu như một nguồn lực quan hệ với cả khách du lịch còng như với các doanh nghiệp trong nước và các tổ chức du lịch khác.
Xây dựng và quảng bá thương hiệu nhằm xác lập hình ảnh du lịch của một quốc gia một cách rộng rãi đến với khách du lịch trên toàn cầu là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác marketing điểm đến để khẳng định vị thế cạnh tranh của quốc gia với tư cách là một điểm đến du lịch quốc tế trên thị trường quốc tế. Để thu hút khách du lịch, các nước quan tâm phát triển du lịch đều phải chú trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia trên thị trường du lịch thế giới và khu vực.Thương hiệu du lịch quốc gia không chỉ là những yếu tố hữu hình như khẩu hiệu quảng cáo, logo, tập gấp, trang web mà còng bao gồm các yếu tố vụ hình như thông tin quảng cáo, quan hệ công chúng và marketing trực tiếp,
các sự kiện đặc biệt, chiến lược bán và thực hiện sản phẩm/dịch vụ du lịch. Thương hiệu luôn luôn là hỗn hợp của tất cả các yếu tố này trong mối liên kết chặt chẽ với nhau.
Tạo dựng thương hiệu là một quá trình xây dựng và nhận dạng tính khác biệt, độc đáo và đặc trưng của một điểm đến du lịch. Tạo dựng thương hiệu là sự phối kết hợp tất cả sản phẩm và dịch vụ của các ngành khác nhau như nông nghiệp, du lịch, thể thao, nghệ thuật, đầu tư công nghệ, giáo dục,... liên quan tới điểm đến du lịch. Mục tiêu là để nắm được bản chất của điểm đến trong một thể thống nhất. Hơn nữa, thương hiệu được sử dụng để chào bán những giá trị độc đáo này tới khách du lịch tiềm năng. Tạo dựng thương hiệu điểm đến du lịch có thể giảm rủi ro cho khách du lịch khi quyết định lựa chọn địa điểm du lịch cho kỳ nghỉ của họ. Khách du lịch cảm thấy tin tưởng với một thương hiệu mạnh vì nó cung cấp kiến thức, thông tin, an ninh và sự chắc chắn.
Tuy nhiên, ý tưởng để tạo dựng thành công một thương hiệu điểm đến du lịch đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng và mất nhiều năm. Thương hiệu điểm đến không chỉ tạo ra mà còn khuếch trương quảng bá những gì một đất nước, một vùng hoặc một thành phố đã cung cấp rồi. Để thành công, thương hiệu điểm đến cần phải độc đáo và khác biệt. Nếu một nước, một khu vực hoặc một điểm du lịch liên quan khác có các sản phẩm tương tự rồi thì sức mạnh của thương hiệu nhanh chóng biến mất. Vì vậy, luôn luôn phải chú ý tới đối thủ cạnh tranh nâng cao vị thế của họ như thế nào để xây dựng thương hiệu cho phù hợp.
2. Thực trạng xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam
Du lịch Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong thời gian qua, trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Năm 2007, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt trên 4,3 triệu lượt, gấp gần 20 lần so với năm 1990, tổng doanh thu toàn ngành đạt gần 56 nghìn tỷ đồng. Ngoài đóng góp về kinh tế, du lịch là một kênh quan trọng để giới thiệu quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, góp phần tạo nên thương hiệu quốc gia. Thời gian qua, hình ảnh về Du lịch Việt Nam đã bắt đầu được biết tới trên thị trường du lịch thế giới và khu vực. Du lịch Việt Nam được đánh giá là một trong 10 nước có triển vọng tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới trong vòng 10 năm tới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, Du lịch Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước. Cơ sở hạ tầng du lịch và các cơ sở dịch vụ du lịch đã được cải thiện nhưng còn nhiều hạn chế. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch Việt Nam còn thấp. Thông tin và hình ảnh về Du lịch Việt Nam ở nhiều phần của thế giới còn rất ít và mờ nhạt. Khả năng cạnh tranh trên thị trường du lịch thế giới của Du lịch Việt Nam còn thấp. Do đó, lượng khách quốc tế đến Việt Nam còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Có nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân quan trọng đó là đến nay Du lịch Việt Nam vẫn chưa tạo dựng được thương hiệu. Chưa có chiến lược quốc gia về xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam.
Trong những năm qua, Du lịch Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực để khuyếch trương hình ảnh của mình đến với thế giới . Tuy nhiên, Du lịch Việt Nam vẫn chưa có thông điệp chung và rõ ràng. Hình ảnh về điểm đến Việt Nam chưa nổi bật và chưa rõ ràng trong tâm trí của du khách, vì vậy chúng ta gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Để khuếch trương hình ảnh và thương hiệu Du lịch Việt Nam, đòi hỏi phải có một chiến lược khuếch trương thông qua một khẩu hiệu và biểu tượng thống nhất. Năm 2000, Du lịch Việt Nam lần đầu tiên đưa ra khẩu hiệu “Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới” (Vietnam- A destination for the new milliennium) với hình ảnh logo là một cô gái Việt Nam đội nón lá. Tuy nhiên, khẩu hiệu và logo này không phải là kết quả của một công trình nghiên cứu và đề xuất thống nhất mà chỉ là một sự lắp ghép cơ học từ hai ý tưởng khác nhau. Năm 2003, Du lịch Việt Nam đã đưa ra khẩu hiệu “Hãy đến với Việt Nam” (Welcome to Vietnam) với biểu tượng là hình cô gái mặc áo dài trắng đội nón lá. Tuy nhiên, khẩu hiệu và biểu tượng này ngày sau khi được công bố đã bị phê phán nhiều nên đặt ra yêu cầu phải thay thế sớm bằng một biểu tượng và khẩu hiệu khác. Năm 2005, Tổng cục Du lịch đã tổ chức cuộc thi lựa chọn khẩu hiệu và biểu tượng mới cho Du lịch Việt Nam nhằm thay thế khẩu hiệu và logo nêu trên. Kết quả cuộc thi đã lựa chọn ra khẩu hiệu và biểu tượng mới là “Việt Nam – vẻ đẹp tiềm ẩn” (Vietnam – the hidden charm). Tuy nhiên, khẩu hiệu và biểu tượng trên vẫn chưa thực sự tạo được thông điệp rõ ràng cho Du lịch Việt Nam. Trong khi đó, nhiều nước trong khu vực đã rất thành công trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia như Thái Lan với “Amazing Thailand” Singapore với “Độc đáo Singapore“ (Uniquely Singapore), Malayssia với “Malaysia-Châu Á đích thực” ( Malaysia –Truly Asia), Ấn Độ với “Ấn Độ trỗi dậy“ (Incredible India). Chính những chương trình khuếch trương thành công các biểu tượng và khẩu hiệu này đã góp phần nâng cao hình ảnh và thương hiệu du lịch của các nước này trên thế giới, đồng thời qua đó góp phần thu hút đáng kể khách quốc tế đến các nước này trong thời gian qua.
Nước ta có tiềm năng to lớn về du lịch, tuy nhiên đến nay, ngành du lịch VN vẫn chưa tạo được một sản phẩm du lịch VN mang tầm vóc thương hiệu du lịch quốc gia. Điều cơ bản nhất mà du lịch VN đang thiếu là tính chuyên nghiệp. Sự thiếu chuyên nghiệp đó thể hiện ở nhiều khâu, trong đó quan trọng nhất là sự phối kết hợp thiếu hiệu quả của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và liên quan đến du lịch: từ các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển đến siêu thị, cửa hàng lưu niệm và các điểm du lịch. Công tác quảng bá du lịch của Du lịch Việt Nam vẫn chưa được quan tâm thực sự và thiếu chuyên nghiệp. Du lịch Việt Nam vẫn ít được thế giới biết đến, chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch chưa tạo được lòng tin cho du khách. Thực tế cho thấy, có những điểm du lịch được giới thiệu như là thiên đường nghỉ ngơi, trong các ấn phẩm du lịch, sách hướng dẫn du lịch, trên trang web... nhưng khi du khách đến sân bay, họ đó vấp phải không ít khó chịu như cơ sở hạ tầng sân bay còn lạc hậu, lái xe taxi tranh giành lừa đảo khách, môi trường bị ô nhiễm, kinh doanh chộp giật, chất lượng sản phẩm và dịch vụ không đúng như quảng cáo và nhiều hạn chế khác.
Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp du lịch Việt Nam đó bắt đầu quan tâm xây dựng và củng cố thương hiệu và thường đầu tư từ 1-5% doanh thu cho xây dựng và quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và quảng bá thương hiện của các doanh nghiệp du lịch hiện nay còn gặp khú khăn nhiều về nhân lực, tài chính, giá dịch vụ, tình trạng vi phạm bản quyền còng như cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính. Nhiều doanh nghiệp còng chưa ý thức được vai trò và ý nghĩa quan trọng của thương hiệu trong hoạt động kinh doanh còng như nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường để thu hút khách du lịch. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp du lịch Việt Nam vẫn đang ở thế yếu về năng lực cạnh tranh thu hút khách du lịch do thương hiệu của doanh nghiệp chưa được biêt đến trên thị trường khu vực và thế giới.
Để có được một thương hiệu du lịch quốc gia tầm cỡ, ngành Du lịch phải đóng vai trò hiệu quả hơn nữa để tạo sự kết nối giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và liên quan đến du lịch, từ đó, vạch ra chiến lược tạo dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam. Điều quan trọng nhất hiện nay phải là chấn chỉnh ngay tình trạng bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch hiện đang trở thành vấn nạn phổ biến ở nhiều điểm du lịch. Hiện nay, Việt Nam được coi là một điểm đến an toàn, thân thiện nhưng như vậy vẫn chưa đủ. An toàn thật sự phải là làm cho khách du lịch cảm giác được tự do, thanh thản và thoải mái ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên đẹp và khám phá kho tàng văn hoá đa dạng và đặc sắc của dân tộc Việt Nam mà không phải băn khoăn về những chuyện rắc rối gây ra bởi đội ngũ làm du lịch nghiệp dư hay những người bán hàng rong, ăn xin, dựt dọc. Phải làm thế nào để thúc đẩy và khích lệ mọi tổ chức,
cá nhân kinh doanh du lịch và liên quan đến du lịch ở địa phương kinh doanh lành mạnh, văn minh và biết tôn trọng khách du lịch thực sự.
Ngày nay, mọi khu vực hoặc điểm đến du lịch đều có các khách sạn cao cấp, các điểm du lịch hấp dẫn và đều khẳng định có các di sản văn hoá độc đáo, có người dân giàu lòng mến khách và có ngành công nghiệp du lịch quan tâm tới khách du lịch nhất. Dịch vụ và tiện nghi gần như không có sự khác biệt nhiều. Vì vậy, các điểm đến khác nhau cần tạo ra điều gì đó độc đáo và khác biệt với tất cả các điểm đến khác. Do đó, trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, tạo ra sự độc đáo và khác biệt là cần thiết hơn bao giờ hết. Nó thực sự trở thành cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của một điểm đến du lịch. Đã đến lúc chúng ta cần tìm ra điểm khác biệt để tạo dựng thương hiệu cho Du lịch Việt Nam. Việc tạo ra hình ảnh khác biệt, sẽ giúp Việt Nam khác biệt và cạnh tranh được với các nước Đông Nam Á còn lại.
3. Một số biện pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu Du lịch Việt Nam
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu để thu hút khách du lịch, việc xây dựng một thương hiệu du lịch quốc gia có ý nghĩa to lớn. Để xây dựng và quảng bá thành công thương hiệu du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch thế giới và khu vực, làm cho khách du lịch trên toàn cầu có ấn tượng đặc biệt về thương hiệu Du lịch Việt Nam, ngành Du lịch Việt Nam cần thực hiện một số chủ trương và biện pháp sau:
3.1. Xây dựng chiến lược thương hiệu Du lịch Việt Nam nằm trong Chiến lược marketing du lịch Việt Nam.
Đẩy mạnh hoạt động marketing và xúc tiến du lịch được coi là chìa khoá cho việc chiếm lĩnh thị trường, thu hút khách du lịch và thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ. Để thu hút được khách du lịch, phải hiểu rõ thị trường, nắm bắt được đặc điểm, tâm lý, thị hiếu, khả năng chi tiêu của từng đối tượng khách cụ thể, từ đó có biệc pháp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Muốn vậy, phải sớm tập trung xây dựng được chiến lược marketing du lịch quốc gia, mà cốt lõi là xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở đó tổ chức các chiến dịch xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia thiết thực và hiệu quả nhằm thu hút khách quốc tế. Đây cần được coi là nhiệm vụ ưu tiên của ngành Du lịch trong thời gian tới. Trong khi xây dựng chiến lược thương hiệu quốc gia cần đặc biệt chú trọng tới việc lựa chọn khẩu hiệu và biểu tượng cho Du lịch Việt Nam theo hướng khẩu hiệu và biểu tượng phải nằm trong một thể thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, đồng thời phản ánh được hình ảnh nổi bật và khác biệt của Du lịch Việt Nam để giúp khuếch trương quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam hiệu quả. Tuy nhiên, cần có một kế hoạch bài bản để đánh giá, xây dựng sản phẩm du lịch nhằm xác định rõ lợi thế của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh trước khi xây dựng thực hiện các chiến lược và kế hoạch quảng bá thương hiệu và kế hoạch marketing điểm đến.
Khi xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế, cần phải tiến hành thường xuyên liên tục. Các chiến dịch xúc tiến thương hiệu này phải đảm bảo dễ dàng tiếp cận và nhiều thông tin cập nhật. Sử dụng đa dạng và linh hoạt các công cụ xúc tiến để quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam như quảng cáo, marketing trực tiếp, xúc tiến bán, quan hệ công chúng, tài trợ, hội chợ, …Cần chú trọng áp dụng chiến lược marketing hỗn hợp trong việc quảng bá thương hiệu nhằm thu hút khách du lịch. Việc xây dựng chiến lược marketing hỗn hợp cho du lịch Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào đặc trưng của du lịch Việt Nam, nhóm đối tượng khách mục tiêu, mà còn phụ thuộc vào môi trường bên ngoài và tình hình bên trong của Việt Nam với tư cách là một điểm đến du lịch. Do đó, cần phải tính đến tất cả các yếu tố trên khi xây dựng chiến lược marketing hỗn hợp để phát huy hiệu quả của tất cả các công cụ xúc tiến du lịch.
Trong quá trình xây dựng và quảng bá thương hiệu Du lịch Việt Nam, cần phải sử dụng đa dạng các phương tiện xúc tiến theo hướng vừa sử dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất phim quảng cáo thương hiệu du lịch và lợi thế của mạng internet, vừa sử dụng các ấn phẩm quảng cáo truyền thống như bản đồ, tập gấp, áp phích, tờ rơi, sách mỏng, sách ảnh hay tập ảnh quảng cáo du lịch nhằm tăng hiệu quả của hoạt động này.
Để thực hiện tốt chiến dịch quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia nhằm tăng cường vị thế và hình ảnh du lịch của đất nước trên thị trường du lịch thế giới, cần phải có sự tham gia của cả Chính phủ, ngành Du lịch, các Bộ ngành liên quan, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và sự hưởng ứng tham gia tích cực của người dân. Tổng cục Du lịch phải có một đội ngũ chuyên nghiệp, năng động, có kinh nghiệm hiểu biết về marketing, thương hiệu và xúc tiến quảng bá thương hiệu. Trước khi phát động một chiến dịch quảng bá thương hiệu, cần xây dựng kế hoạch, chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung và cách thức tổ chức, huy động lực lượng chuyên nghiệp tham gia vào công tác này, thuê các tổ chức quảng cáo du lịch lớn, có uy tín xây dựng logo, khẩu hiệu và làm phim quảng cáo cho chiến dịch. Tổ chức sản xuất các ấn phẩm, tờ rơi, áp phích, biển quảng cáo về chiến dịch. Tập trung chuẩn bị, tổ chức tốt các sự kiện, lễ hội, các hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế về du lịch, các chiến dịch xúc tiến bán hàng, tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, ... Tổ chức các tour làm quen FAM TRIP cho các nhà báo, các hãng lữ hành nước ngoài, quảng cáo thường xuyên trên các kênh truyền hình quốc tế lớn có uy tín như CNN, TV5, ZDF và các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế khác. Tận dụng lợi thế của mạng internet để quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam. Tổ chức thực hiện tốt chiến dịch xúc tiến thương hiệu du lịch sẽ mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế-xã hội, thúc đẩy tăng nhanh lượng khách quốc tế, khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường du lịch thế giới.
3.2. Xây dựng hình ảnh du lịch quốc gia dựa trên nền tảng văn hoá và tiềm năng thiên nhiên đa dạng của Việt Nam để khẳng định thương hiệu của Du lịch Việt Nam.
Việt Nam cú thể xây dựng hình ảnh du lịch quốc gia dựa vào đặc điểm và nền tảng của nền văn hóa Việt Nam còng như tiềm năng thiên nhiên đa dạng và đặc sắc của Việt Nam. Du lịch Việt Nam có thể khai thác nét văn hóa vốn có của mình làm thế mạnh để thu hút du khách đến tham quan, tạo cho khách du lịch có được ấn tượng sâu sắc khi đến Việt Nam. Phối hợp các di sản phi vật thể và vật thể, cảnh quan thiờn nhiờn kết hợp với những công trình kiến trúc đậm nét văn hóa dân tộc sẽ tạo ra sản phẩm đặc sắc để tạo dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch quốc gia. Với nền văn hóa đa dạng, hội tụ những nét văn hóa giàu bản sắc và độc đáo cộng với cảnh quan thiên nhiên phong phú và đa dạng, du lịch sẽ là con đường thuận tiện giúp Việt Nam nhanh chóng đưa hình ảnh quốc gia ra thế giới và qua đó thương hiệu Du lịch Việt Nam sẽ khẳng định được vị thế trên thị trường du lịch thế giới.
3.3. Thiết lập văn phòng đại diện du lịch quốc gia ở những thị trường trọng điểm và tiềm năng và hình thành mạng lưới trung tâm thông tin du lịch tại các thành phố, trung tâm du lịch lớn ở trong nước để thúc đẩy quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam : Kinh nghiệm các nước thành công trong việc quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia cho thấy, để tiếp thị, quảng bá thương hiệu du lịch hiệu quả ở nước ngoài, cần thiết phải có mạng lưới văn phòng đại diện du lịch quốc gia ở các thị trường trọng điểm và tiềm năng. Đây là yếu tố quan trọng trong chiến lược quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia nhằm cung cấp và giải đáp thông tin du lịch cập nhật, kịp thời và triển khai các hình thức tiếp thị, quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam khác nhau tới du khách tiềm năng. Đến nay, Du lịch Việt Nam chưa có văn phòng đại diện nào để hỗ trợ quảng bá thương hiệu và hình ảnh du lịch Việt Nam ở nước ngoài. Vì vậy, Chính phủ và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần thống nhất chủ trương sớm cho phép Tổng cục Du lịch thiết lập
một số văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở một số thị trường gửi khách trọng điểm và tiềm năng như Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Anh, Thuỵ Điển, Úc và Mỹ.
Để hỗ trợ quảng bá thương hiệu Du lịch Việt Nam, ngay ở trong nước cần tập trung hình thành mạng lưới trung tâm thông tin du lịch tại các đô thị lớn, các trung tâm du lịch và các điểm du lịch có đông khách du lịch. Các trung tâm thông tin du lịch này có chức năng cung cấp thông tin du lịch, hỗ trợ, giải đáp những thắc mắc cho khách du lịch, xúc tiến sản phẩm du lịch địa phương, nâng cao cảm nhận của du khách về đất nước, con người Việt Nam. Các trung tâm du lịch này cần phải có nhiều ấn phẩm, tờ rơi, tập gấp, bản đồ giới thiệu về du lịch của cả nước nói chung, của mỗi vùng, địa phương nói riêng để cung cấp miễn phí cho khách du lịch. Các ấn phẩm du lịch đều phải có khẩu hiệu và logo về Du lịch Việt Nam.
3.4. Thúc đẩy quảng bá thương hiệu Du lịch Việt Nam ở nước ngoài thông qua sự hiện diện thường xuyên của Du lịch Việt Nam tại các hội chợ, hội nghị, hội thảo du lịch quốc tế có tính chuyên nghiệp cao và sự hợp tác chặt chẽ của Du lịch Việt Nam với Hàng không Việt Nam:
- Tổng cục Du lịch cần lập kế hoạch năm năm và hàng năm về việc tham gia các hội chợ, hội nghị du lịch quốc tế chuyên nghiệp ở nước ngoài, trên cơ sở đó tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tham gia dưới một ngôi nhà chung. Tăng cường tổ chức các roadshow để đẩy mạnh quan hệ công chúng ở các thị trường trọng điểm và tiềm năng, đồng thời tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế chuyên nghiệp về du lịch.
- Chủ động tăng cường hợp tác và kêu gọi hỗ trợ về tài chính và chuyên gia của các tổ chức quốc tế như UNWTO, JAICA, EU,… để tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về thị trường du lịch Việt Nam để người bán và nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch của Việt Nam gặp nhau tại các điểm du lịch và tạo điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam tiếp cận được các thị trường trọng điểm và tiềm năng.
- Hợp tác chặt chẽ với Hàng không Việt Nam để tổ chức thực hiện các chiến dịch xúc tiến quảng bá thương hiệu Du lịch Việt Nam ở nước ngoài. Phối hợp nghiên cứu mở các đường bay trực tiếp tới các thị trường này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách từ các thị trường này đến Việt Nam. Phối hợp tổ chức tham gia các hội chợ, hội thảo du lịch quốc tế, roadshow, tuần văn hoá du lịch Việt Nam, các tour làm quen FAMTRIP cho các hãng lữ hành, nhà báo nước ngoài. Phối hợp xây dựng và phát hành các ấn phẩm để quảng bá ngay trên các chuyến bay của hàng không Việt Nam.
3.5. Huy động mọi cấp, mọi ngành và mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào hoạt động tiếp thị, xúc tiến một hình ảnh Việt Nam mới, năng động và đầy sức bật để khẳng định vị thế của thương hiệu Du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch toàn cầu.
Du lịch Việt Nam cần được tiếp thị bằng một hình ảnh mới mẻ, năng động và đầy sức bật trẻ trung và mãnh liệt. Quảng bá hình ảnh và thương hiệu du lịch của đất nước không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, của ngành Du lịch mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp cũng như trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam. Môĩ nụ cười, mỗi cử chỉ và thái độ thân thiện của người dân Việt Nam đều có thể giúp hình ảnh Việt Nam trở nên đẹp hơn trong mắt du khách quốc tế và qua đó đã tạo dựng được thương hiệu Du lịch Việt Nam vững chắc. Chương trình phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam cần phải được thực hiện và điều phối của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch mà trực tiếp là Tổng cục Du lịch tương thích với chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia tổng thể và trong sự phối hợp chặt chẽ với những ngành liên quan. Một nguyên tắc bất di bất dịch trong quảng bá thương hiệu là phải đảm bảo tính trung
thực của tất cả sản phẩm và dịch vụ du lịch hình thành thương hiệu đó. Có như vậy, thương hiệu của Du lịch Việt Nam mới thực sự trở thành tài sản giá trị của ngành Du lịch Việt Nam trong việc thu hút khách du lịch và khẳng định vị thế cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch thế giới.
Theo Ths. Nguyễn Anh Tuấn
VNHN
Từ khóa » Chiến Lược Marketing Du Lịch Việt Nam
-
Giới Thiệu Bản Tóm Tắt Chiến Lược Marketing Du Lịch Việt Nam
-
Phê Duyệt “Chiến Lược Marketing Du Lịch đến Năm 2020”
-
Top 12 Chiến Lược Marketing Du Lịch Hiệu Quả Chi Phí Thấp 2022
-
Đột Phá Mới Với 5 ý Tưởng Marketing Du Lịch “cực Chất” Năm 2022
-
Chiến Lược Marketing Du Lịch Việt Nam đến Năm 2020
-
Chiến Lược Marketing Du Lịch đến Năm 2020
-
Nội Dung Và Chiến Lược Marketing Du Lịch Tại Việt Nam HIỆU QUẢ ...
-
4 Chiến Lược Marketing Hiệu Quả Nhất Trong Kinh Doanh Du Lịch
-
[PDF] CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA CÔNG ...
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của Vietravel - Công Ty Du Lịch Hàng ...
-
Xây Dựng Chiến Lược Marketing Du Lịch ASEAN
-
[Chia Sẻ] Top 8 "bí Kíp" Marketing Trong Du Lịch Hiệu Quả Chi Phí Thấp
-
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Chiến Lược Marketing Du Lịch
-
Vai Trò Của Marketing Du Lịch Trong Quảng Bá Du Lịch Việt Nam