Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng để phát triểnVăn hóa DN không chỉ là hình ảnh DN, mà còn là hình ảnh quốc gia; là chiếc cầu nối hữu hiệu nhất để hòa nhập, hội nhập khu vực và thế giới. Tại buổi tọa đàm, nhiều ý kiến cho rằng để phát triển bền vững, ngoài xác định rõ chiến lược, mục tiêu kinh doanh cụ thể; xây dựng cho mình một hệ thống quản trị DN hiện đại, hiệu quả; xây dựng thương hiệu và không ngừng đổi mới, sáng tạo thì VHDN chiếm một vai trò quan trọng, thậm chí đây là vấn đề cốt lõi, nền tảng phát triển.
Sự kiện là Diễn đàn để các cơ quan quản lý, các chuyên gia, DN, doanh nhân và bạn đọc có cơ hội bày tỏ tâm tư, nguyện vọng cũng như chia sẻ thành công, kinh nghiệm trong xây dựng văn hóa DN, xây dựng thương hiệu, nhằm hiện thực hóa điều mà Thủ tướng Chính phủ gửi gắm tới cộng đồng DN Việt Nam nói chung, DN Hà Nội nói riêng là xây dựng lợi thế cạnh tranh, lợi thế thương mại và bản sắc Việt Nam trên sân chơi toàn cầu hóa. Đó là một phần nhiệm vụ của Chính phủ, của cộng đồng DN Việt Nam.
PGS.TS. Đỗ Minh Cương - Phó Viện trưởng VNACB cho hay, VHDN là tất cả những hành vi sản phẩm những giá trị có tính chân - thiện - mỹ của DN được hình thành trong quá trình hoạt động. Đây chính là bản sắc, phong cách riêng, nguồn sức mạnh mềm, nền tảng tinh thần cho sự phát triển bền vững. VHDN là những đức tính của người doanh nhân có đạo đức, có văn hóa kinh doanh. Do vậy, mối quan hệ của văn hóa doanh nhân và VHDN rất mật thiết với nhau. Cùng bàn về vấn đề này, PGS. TS Phạm Thị Tuyết - Chánh Văn phòng VNABC, Văn phòng Thường trực Ban tổ chức 248 (Ban Tổ chức triển khai Cuộc vận động xây dựng văn hóa DN Việt Nam) thẳng thắn, bản sắc văn hóa DN là kết tinh những tinh hoa quản lý và kinh doanh của một DN.Nhiều đơn vị chưa coi trọng văn hóa doanh nghiệpTừ trải nghiệm thực tế quản lý, theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Đàm Tiến Thắng, bất kể DN nào muốn phát triển bền vững cũng cần hội tụ đủ 3 yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Trong đó, VHDN chính là yếu tố “nhân hòa”. Vì vậy, muốn thành công trên thương trường cùng với việc không ngừng hoàn thiện sản xuất, kinh doanh, việc xây dựng những giá trị của cả hệ thống mới tạo ra VHDN. “Đến lúc phải nhìn nhận, văn hóa là mục đích của sự phát triển, vừa là động lực, vừa là mục tiêu trong từng trường hợp cụ thể. Bản chất DN sinh ra là để kiếm lợi nhuận, phát triển, nhưng muốn phát triển bền vững thì bắt buộc phải có văn hóa. Văn hóa không thể tự có” - ông Thắng nhấn mạnh.
Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Ảnh: Danh Lam
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, hiện có bộ phận DN vẫn chưa coi trọng vấn đề này và chưa coi đây là yếu tố tạo nên thành công. Việc xây dựng VHDN nhìn chung chưa tương xứng với tầm quan trọng và vai trò của nó. Một số DN chưa biết đến, hoặc chưa thực sự tham gia vào Cuộc vận động xây dựng VHDN ở phạm vi quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phát động. Còn nhiều DN làm văn hóa không theo chuẩn, mang tính phiến diện, đối phó hoặc nặng về hình thức nên ít tác dụng và hiệu quả thấp. TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, VHDN sẽ được thúc đẩy bởi văn hóa quản lý Nhà nước. Thực tế, nếu văn hóa quản lý lành mạnh, VHDN cũng lành mạnh và ngày một tốt hơn. Trường hợp của Khải Silk là một ví dụ. Nếu cơ quan quản lý Nhà nước làm tốt giám sát DN đã ngăn chặn ngay từ đầu những vi phạm của Khải Silk. Bởi đâu đó vẫn còn tình trạng “bôi trơn” xuất hiện trong tâm lý của không ít DN. Thực trạng này dẫn đến việc DN nào cũng muốn chen ngang lấy lợi ích. Do đó, trong VHDN cần chú ý đến chuẩn mực văn hóa quản lý Nhà nước để xóa bỏ lợi ích nhóm và hỗ trợ tốt hơn cho VHDN.Nâng cao nhận thứcĐể khắc phục tình trạng này, giải pháp đầu tiên phải nâng cao được nhận thức của DN về VHDN, trước hết và quan trọng nhất là từ người sáng lập, lãnh đạo DN, từ đó truyền đạt, lan tỏa xuống bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý và xuống tới người lao động. Muốn vậy, lãnh đạo, người đứng đầu và bộ phận cán bộ quản lý phải được đào tạo và tự đào tạo về VHDN một cách hệ thống; không chỉ biết các lý luận, mô hình, phương pháp trong quản lý hiện đại của quốc tế trong quá trình hội nhập mà còn cả các yêu cầu, tiêu chí đánh giá và chuẩn mực VHDN của Việt Nam. Việc đào tạo, truyền thông về VHDN cần được đẩy mạnh theo kế hoạch, mục tiêu cụ thể thông qua vai trò của Chính phủ, các hiệp hội, tổ chức xã hội, trường đại học, của các cơ quan báo chí, truyền thông…
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Tổ chức 248 đã phối hợp với UBND các tỉnh Quảng Ninh, Sơn La, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ tổ chức Hội nghị triển khai Cuộc vận động xây dựng văn hóa DN Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phát động. Đến nay 46/63 tỉnh, thành trong cả nước, bao gồm: 9 tỉnh khu vực Đông Bắc; 7 tỉnh khu vực Tây Bắc; 17 tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên; 13 tỉnh khu vực miền Tây Nam Bộ hưởng ứng. Dự kiến, Ban Tổ chức 248 sẽ tiếp tục triển khai đến đến 9 tỉnh Đồng bằng sông Hồng và 9 tỉnh miền Đông Nam Bộ.PGS. TS Dương Thị Liễu - Viện trưởng Viện Văn hóa kinh doanh
Theo TS Đỗ Minh Cương, VNACB với vai trò, nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trong thời gian tới sẽ tập trung làm nổi bật chức năng tổ chức chủ trì, quản trị chung về công tác nâng cao nhận thức và hành động hiệu quả trong việc nâng cao ý thức, thói quen trong xây dựng VHDN. Đặc biệt là trong việc xây dựng hệ tiêu chí, quy chế đánh giá, bình chọn và tôn vinh DN đạt chuẩn trong xây dựng VHDN… Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hanoisme Mạc Quốc Anh chia sẻ thêm, bên cạnh những DN bất chấp việc vi phạm văn hóa và đạo đức cũng như vi phạm pháp luật nhằm đạt được lợi nhuận trong việc kinh doanh, cũng có nhiều DN xây dựng và phát triển kinh doanh một cách bền vững nhờ đẩy mạnh sử dụng bộ tiêu chí văn hóa ứng xử và đạo đức. Bên cạnh đó, sự vào cuộc của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc ngăn chặn hàng lậu, hàng giả và những hành động vi phạm pháp luật của một số DN hiện nay cũng là điều cần thiết. Trên cơ sở đó Chính phủ xây dựng thể chế, cộng đồng DN phát triển xây dựng VHDN trên cơ sở phát động của Thủ tướng nhằm hình thành những đặc trưng riêng trong văn hóa ứng xử của DN mình. Điều này giúp DN phát triển văn hóa của mình, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi… Trong giai đoạn hiện nay, đây là yêu cầu cơ bản và cấp thiết để phát triển bền vững, nâng cao năng lực hội nhập và khả năng cạnh tranh. Nếu thiếu yếu tố này, DN khó có thể đứng vững và tồn tại, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập.
Ngày 14/5, Hanoisme đã tổ chức Lễ kỷ niệm 24 năm thành lập (15/5/1995 - 15/5/2019). Đến nay, Hanoisme có 20 câu lạc bộ, chi hội với hơn 2.300 hội viên và trở thành ngôi nhà chung của các DN Thủ đô, một tổ chức hội uy tín của cả nước. Trong khuôn khổ của chương trình, Hanoisme phát động Cuộc vận động “Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động; Trao Kỷ niệm chương 30 năm tuổi Đảng cho Đảng viên Đảng bộ Hanoisme.