Xây Nhà Nên Dùng Loại Gạch Nào? - Kiến Trúc Nam Cường

Trong quá trình xây dựng nhà ở có rất nhiều loại vật liệu gia chủ cần quan tâm, trong đó không thể không nhắc đến gạch. Vậy có những loại gạch nào, gạch xây nhà nên lựa chọn loại nào để phù hợp nhất. Bạn đọc hãy cùng Kiến Trúc Nam Cường khám phá những thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.

Gạch đất nung

Gạch đất nung là loại gạch phổ biến từ thời cha ông, đến nay vẫn được nhiều chủ đầu tư lựa chọn khi xây biệt thự, khách sạn, nhà hàng… Đặc điểm chính của dòng gạch này là màu đỏ hoặc đỏ sẫm, làm từ đất sét. Các loại gạch xây nhà loại đất nung phổ biến bao gồm:

Gạch đặc

gạch đặc xây nhà

Gạch xây nhà loại đặc có màu sắc đỏ tươi phù hợp với nhiều phong cách xây dựng nhà ở hiện nay

Gạch xây nhà loại đặc có kích thước 220x105x55, màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm. Các vị trí thường sử dụng gạch đặc bao gồm: móng gạch, bể phốt, tường chịu lực, tường vệ sinh, tường bao, tường móng, đố cửa, bể nước, viên quay ngang của tường bao, đố cửa,…

Ưu điểm: Với tính đặc, khả năng chống thấm tốt loại gạch này được dùng để tạo sự chắc chắn cho công trình. Có ba loại gạch đặc A1, A2 và B, chất lượng giảm dần, tùy vào nhu cầu và điều kiện kinh tế mà gia chủ có sự lựa chọn phù hợp. 

Nhược điểm lớn nhất của loại gạch này là khối lượng nặng, chi phí cao hơn các loại gạch rỗng khác.

xây biệt thự sử dụng gạch đặc

Công trình nhà ở này sử dụng gạch đặc cho thiết kế tường và móng nhà, khu vực hành lang bậc tam cấp sử dụng gạch thông tấm. Sự kết hợp hài hoà giữa hai loại gạch xây nhà này mang đến sự chắc chắn, thống nhất cho tổng thể công trình.

Gạch thông tâm

Gạch thông tâm hay còn gọi là gạch 2 lỗ, kích thước viên gạch 220x105x55. Loại gạch này thường có màu đỏ hồng, hoặc đỏ sẫm, là loại gạch xây nhà phù hợp với nhiều phong cách nhà ở Việt Nam hiện nay. 

Ưu điểm: Trọng lượng của gạch nhẹ, thường phù hợp với những vị trí không chịu lực, không có yêu cầu chống thấm. Có thể kết hợp giữa gạch 2 lỗ và gạch đặc để đảm bảo sự chắc chắn cho công trình. Giá thành của gạch thông tâm tương đối rẻ, đáp ứng tối ưu tính cạnh tranh trên thị trường hiện nay, phù hợp với sự lựa chọn của nhiều người, trong đó có cả những gia chủ trẻ tuổi.

gạch 2 lỗ

Mẫu gạch xây nhà loại 2 lỗ rất phổ biến trong các công trình hiện nay

Nhược điểm: khả năng chịu lực không tốt; khả năng chống thấm kém. Thực tế cho thấy dùng gạch 2 lỗ để xây dựng tại những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước sẽ gây đến sự ẩm mốc, tính thẩm mỹ và độ bền của công trình không cao.

biệt thự tân cổ điển xây gạch 2 lỗ

Công trình biệt thự tân cổ điển sử dụng hoàn toàn gạch thông tâm, giúp gia chủ tiết kiệm được chi phí xây dựng

thi công nhà đẹp bằng gạch 2 lỗ

Công trình sử dụng gạch 2 lỗ rất phổ biến hiện nay

Gạch rỗng 6 lỗ

Gạch xây nhà loại gạch rỗng 6 lỗ hay còn gọi là gạch Tuynel, có kích thước viên gạch phổ biến 220x105x150. Cấu tạo 6 lỗ, màu sắc chủ đạo là đỏ sẫm, ngoài ra còn có màu đỏ hồng. 

Ưu điểm của loại gạch này là trọng lượng nhẹ, nhẹ hơn nhiều so với gạch đặc hoặc gạch thông tâm, giá thành rẻ, đáp ứng tối ưu sự lựa chọn của chủ đầu tư.

gạch rỗng 6 lỗ

Gạch xây nhà loại gạch rỗng 6 lỗ thường có màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm, kết cấu rỗng phía trong thích hợp với những khu vực xây dựng nhẹ nhàng, cần sự uyển chuyển

– Tuy nhiên, loại gạch này có khả năng chịu lực rất thấp, khả năng chống thấm không cao, chỉ phù hợp với một số khu vực trong công trình: những vị trí không yêu cầu chống thấm, làm lớp chống nóng cho mái. Nếu muốn tạo sự chắc chắn và tăng độ bền cho công trình, gia chủ nên kết hợp giữa gạch rỗng 6 lỗ và gạch đặc để xây tường, xây móng.

Xem thêm: Cách chọn gạch ốp mặt tiền nhà đẹp và ấn tượng

Gạch 4 lỗ

Kích thước phổ biến của loại gạch xây nhà này là chiều dài 190 x chiều rộng 80 x dày 80 (mm). Cấu tạo có 4 lỗ ở giữa viên gạch, có hai màu chủ đạo là đỏ đậm hoặc đỏ nhạt. 

Ưu điểm: trọng lượng nhẹ, khả năng thích nghi với các công trình tốt, gạch 4 lỗ thường được dùng vào các công trình có tường dày 100mm. Quá trình xây thô nhanh hơn, dễ dàng hơn khi sử dụng gạch 4 lỗ, tiết kiệm thời gian và chi phí cho chủ đầu tư.

gạch 4 lỗ

Nhược điểm lớn nhất của loại gạch này là khả năng chịu lực và chống thấm không cao, ở các vị trí quan trọng như móng, cột trụ sẽ không sử dụng được. Ngoài ra, khả năng cách âm của gạch 4 lỗ cũng bộc lộ sự hạn chế, dùng để xây vách ngăn không gian phòng đôi khi không đảm bảo khả năng cách biệt âm thanh.

công trình xây dựng sử dụng gạch 4 lỗ

Công trình nhà ở sử dụng gạch 4 lỗ  tường dày 100mm

Gạch không nung

Nếu như gạch đất nung được lựa chọn nhiều cho các công trình nhà ở riêng lẻ của gia chủ thì gạch không nung được sử dụng nhiều trong các công trình dự án. Những loại gạch thuộc nhóm không nung sẽ được định hình và đạt các chỉ số cơ học mà không cần tới nhiệt độ. Một số loại gạch không nung phổ biến hiện nay:

Gạch xỉ

Nguyên liệu chính để làm gạch xỉ là tro xỉ kết hợp với xi măng và mạt đá, sử dụng phương pháp ép thủy lực có cường độ chịu nén tốt để tạo ra bề mặt gạch nhẵn, có hình dáng đồng đều. 

Ưu điểm

  • Gạch xỉ có hình chữ nhật, rất thuận tiện cho việc thi công và vận chuyển đi xa. 
  • Qua nhiều lần thử nghiệm, gạch không nung làm từ tro xỉ thải đều đạt các chỉ tiêu chất lượng của vật liệu xây dựng không nung như chịu lực, chịu nén, độ hút nước…theo TCVN 6477:2011. Vì vậy, loại gạch này có thể sử dụng thay thế gạch đất nung thông thường. 
  • Giá thành sản xuất của gạch xỉ chỉ bằng 70% gạch đất nung, đáp ứng tốt nhu cầu trong xây dựng dân dụng.
  • Công nghệ sản xuất gạch xỉ thông dụng, có thể ứng dụng rộng trong các nhà máy hiện có tại Việt Nam: nhà máy nhiệt điện, nhà máy xi măng, các lò nung vôi công nghiệp,… Điều này giúp tận dụng nguồn xỉ thải, giảm chi phí đầu tư so với việc sản xuất các loại gạch thông thường.
  • Từ việc tận dụng tối đa nguồn tro xỉ thải, loại gạch này có giá trị thực tiễn lớn, đóng góp vào việc bảo vệ môi trường thiên nhiên.
  • Cơ chế chính sách cho chủ đầu tư sản xuất chế biến gạch xỉ thuận lợi hơn rất nhiều so với các loại gạch khác, đặc biệt tại tỉnh Quảng Ninh.

gạch xi

Nhược điểm:

  • Công nghệ sản xuất gạch xỉ không cao, nếu so sánh với nhiều loại gạch nung cao cấp hiện nay thì gạch xỉ còn nhiều hạn chế về chất lượng và tính thẩm mỹ. 
  • Ngày nay gạch xỉ vẫn còn xuất hiện trong các công trình dự án nhưng rất ít chủ đầu tư lựa chọn loại gạch này.

Gạch AAC

Gạch AAC

Gạch AAC được sử dụng khá phổ biến trong xây dựng các công trình hiện nay

Gạch AAC hay còn được gọi với cái tên phổ dụng khác là gạch bê tông khí chưng áp, tên tiếng Anh là “Aerated Autoclaved Concrete”. Vật liệu chính để sản xuất gạch AAC là xi măng, vôi, cát nghiền mịn, nước và chất tạo khí. Công thức, tỷ lệ trộn vật liệu đáp ứng chuẩn công nghệ hiện đại hiện nay. Quy trình sản xuất cụ thể như sau:

  • Bước 1: gạch  được định hình bằng khuôn thép.
  • Bước 2: Cho các nguyên liệu đã trộn đều vào trong.
  • Bước 3: Chờ nguyên liệu đông kết, lúc này  phản ứng sinh khí sẽ tạo các lỗ rỗng kín từ đó bề mặt tông trương nở.
  • Bước 4: Lấy gạch ra khỏi khuôn, đưa vào thiết bị chưng áp.
  • Bước 5: Hoàn thành quá trình sản xuất, những viên gạch AAC ra đời.

– Ưu điểm của gạch AAC: 

  • Khả năng cách nhiệt, cách âm tốt. 
  • Gạch có trọng lượng nhẹ, thậm chí là siêu nhẹ do có kết cấu bê tông với đa số các bọt khí nhỏ phù hợp với những vị trí tạo điểm nhấn, tăng tính thẩm mỹ cho công trình. 
  • Giá thành gạch cũng tương đối rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều chủ đầu tư xây dựng hiện nay.

biệt thự xây bằng gạch AAC

Bên cạnh gạch đặc, một số khu vực của căn biệt thự này sử dụng gạch AAC tạo độ nhẹ và tiết kiệm chi phí thi công cho công trình

Nhược điểm: 

  • Gạch bê tông khí chưng áp là độ bền không cao, khả năng chống thấm dột kém.
  • Không phải vị trí nào cũng có thể sử dụng gạch AAC, chủ đầu tư cần có sự tính toán cân nhắc cho phù hợp.

Gạch bê tông

gạch bê tông

Gạch bê tông có ưu điểm giá thành rẻ, phù hợp với sự lựa chọn của nhiều chủ đầu tư xây dựng hiện nay

Gạch bê tông được tạo thành bằng cách trộn bê tông vào các khuôn định hình. Sau khi bê tông khô lại, gạch se thành viên và có thể mang đi sử dụng. 

– Ưu điểm: Giá thành rẻ, quy trình sản xuất đơn giản, loại gạch này trước đây thường được dùng tại các vị trí móng, vừa tạo sự chắc chắn vừa tiết kiệm kinh phí đầu tư. 

– Nhược điểm: gạch có trọng lượng nặng, quá trình vận chuyển thi công khá khó khăn gây tốn kém về thời gian. Những năm gần đây loại gạch này không còn được ưa chuộng.

Xem thêm: Bật mí những thông tin về đá lát nền cao cấp

Những thông tin chia sẻ của Nam Cường về gạch xây nhà hy vọng bạn đọc đã giúp bạn đọc giải mã được câu hỏi xây nhà nên sử dụng loại gạch nào? Khi có nhu cầu tư vấn chi tiết về các loại vật liệu xây dựng, quy trình thiết kế thi công nhà ở bạn đọc có thể liên hệ với Kiến Trúc Nam Cường qua hotline 0976.222.555 để được hỗ trợ chi tiết.

Từ khóa » Gạch Xây Nhà Nào Tốt Nhất Hiện Nay