Xe Côn Tay Là Gì? Cách Xử Lý Xe Côn Tay đúng Cách - OKXE
Có thể bạn quan tâm
Khác với những dòng xe máy thông thường, nhiều người yêu thích côn tay chính vì cảm giác làm chủ tốc độ và được thể hiện cá tính của mình. Tuy nhiên, để có thể dễ dàng điều khiển xe côn tay. Bạn sẽ cần rất nhiều kỹ năng để có thể thuần thục mọi thao tác. Vậy xe côn tay gì? Cách xử lý xe côn tay thế nào cho đúng? Cùng tìm hiểu rõ hơn về xe côn tay ngay sau đây nhé.
Xe côn tay là gì?
Xe côn tay là loại xe có hệ thống đóng ngắt ly hợp bằng tay với cần côn được đặt bên trái tay lái xe. Để ngắt côn bạn cần bóp côn vào và để đóng ly hợp bạn sẽ phải thả côn ra. Sở hữu nhiều ưu điểm về hiệu suất và tốc độ khi di chuyển. Vì vậy đa số các dòng xe phân khối lớn như các dòng xe thể thao, xe đua đều sử dụng côn tay.
Hiện nay, dòng xe côn tay ngày càng được nhiều bạn trẻ ưa chuộng do thiết kế đậm chất thể thao cùng khối động cơ mạnh mẽ. Đặc biệt những thử thách trong việc chinh phục xe còn giúp tạo ra thú vui cho người sử dụng.
Vậy sau khi đã tìm hiểu xe côn tay là gì? Bạn đừng bỏ qua các nguyên lý của xe cũng như cách xử lý xe côn tay khi vận hành sẽ có trong phần bên dưới nhé.
Các nguyên lý xe côn tay cần nắm vững
Thực tế, việc điều khiển xe côn tay không khó. Khi đã hiểu rõ xe côn tay là gì bạn chỉ cần nắm được 2 quy tắc cơ bản sau đây là có thể điều khiển xe côn tay dễ dàng:
Bóp côn vào nhanh và thả côn ra nhịp nhàng
Bạn đã từng nghe đến câu “côn ra thì ga vào”, đó chính là nguyên lý quan trọng bạn cần nhớ khi điều khiển xe côn tay. Khi bóp côn để vào số, bạn nên bóp côn nhanh và dứt khoát. Ngược lại khi nhả côn để xe chạy, bạn nên nhả côn ra nhịp nhàng tránh tình trạng xe bị giật, bốc đầu hoặc có thể tắt máy nếu xe yếu hoặc đang để số lớn. Đây cũng chính là cách vào số xe côn tay mà bạn nên ghi nhớ.
Chạy xe ở vận tốc phù hợp với số
Nguyên tắc này có nghĩa là khi xe chạy càng chậm, vận tốc càng nhỏ, lúc này bạn phải đi với số nhỏ phù hợp. Nhằm tránh tình trạng xe côn tay bị tắt máy và giúp tiết kiệm xăng hơn. Các mức tốc độ cụ thể sẽ tương ứng với các số như sau:
- 0-10 km/h đi số 1
- 10-30km/h đi số 2
- 30-50km/h đi số 3
- 50-80km/h đi số 4
- Trên 80km/h đi số 5 hoặc 6.
Cách xử lý xe côn tay dễ dàng
Có thể nói, tại thị trường Việt nam xe côn tay là một trong những dòng xe rất được yêu thích. Tuy nhiên, việc điều khiển và xử lý xe côn tay sẽ cần nhiều kỹ năng hơn so với các dòng xe máy khác. Sau đây là một số điều cần biết về cách xử lý các tình huống xe côn tay thường gặp:
Vào số xe côn tay
Đối với những bạn mới chạy xe côn tay, việc vào số 1 xe côn tay sẽ tương đối khó, các số từ 2 đến 5 sẽ tương đối dễ vào hơn khi xe đã chạy.
Để vào được số 1, trước tiên bạn cần bóp hết tay côn và nhả từ từ khoảng 1/3 tay côn, và khi 2/3 côn còn lại được nhả ga thì xe mới vận hành được. Nếu bạn nhả côn tay quá nhanh thì xe có thể bị chết máy.
Khi bạn đã sử dụng sử dụng xe côn tay sau thời gian dài. Thông qua tiếng máy bạn có thể phân biệt được máy rù thì giảm ga còn máy kêu ọc ọc thì nên tăng ga.
Khi dừng xe tạm thời
Khi dừng đèn đỏ hoặc dừng xe thông thường bạn sẽ phải trả về số N. Để thành thạo các thao tác trả số về N. Bạn có thể nên dựng đứng chân chống lên và thực hành.
Cách đơn giản nhất, bạn có thể trả về số 2, sau đó đặt lòng bàn chân chạm vào chỗ để chân và mũi chân giẫm 1/2 số để có thể trả từ số 2 về số N.
Xử lý tốc độ xe côn tay trong quá trình vận hành
Thông thường, xe côn tay rất dễ bị chết máy giữa đường khi tốc độ xe xuống thấp mà xe vẫn chưa được trả về số nhỏ.
Ở các đoạn đường cua, giao lộ hoặc khi tránh các xe lưu thông phía trước bạn sẽ phải giảm tốc độ và trả về số nhỏ tương ứng như đã được nêu trên.
Khi chạy xe côn tay trên địa hình gồ ghề
Xe côn tay rất dễ chết máy khi chạy trên các địa hình gồ ghề. Khi di chuyển trên các đoạn dốc thấp bạn có thể tăng ga mạnh để xe có thể lên dốc được. Tuy nhiên, khi di chuyển lên những con dốc cao và chở thêm người ngồi sau. Bạn nên lưu ý 3 trường hợp sau đây:
Trường hợp 1
Khi di chuyển lên những con dốc cao và chở thêm người ngồi sau, bạn nên giảm dần tốc độ, về số tương ứng với tốc độ đó khi đến gần chân dốc.
Dốc càng cao bạn nên về số càng thấp. Nếu các dốc nghiêng khoảng 30 độ bạn có thể về số 3 để lên dốc. Hoặc nếu dốc cao hơn bạn nên về số 2 để việc điều khiển được an toàn hơn.
Khi đã giảm tốc độ và về số thấp tương ứng cũng là lúc xe côn tay vừa đến chân dốc, lúc này bạn nên bắt đầu thả côn và lên ga.
Khi xe bắt đầu lên dốc, bạn nên nhích ga lên từ từ để máy khỏe khi leo dốc, không lên ga quá nhanh, xe sẽ phát ra tiếng rú không bình thường.
Nếu ga quá nhẹ xe có thể sẽ phát ra tiếng kêu lọc cọc và dễ bị chết máy. Vì vậy, việc lắng nghe tiếng xe sẽ giúp bạn điều chỉnh tăng hoặc giảm ga chính xác nhất.
Trường hợp 2
Nếu xe của bạn dừng ngay chân dốc, hoặc ở tầng hầm giữ xe và không có điều kiện để chạy đà dần như trường hợp 1.
Sau khi khởi động máy vào số 1, bạn nên vào ga mạnh để xe vượt dốc. Khi bánh sau đã vượt qua khỏi dốc thì nên nhả ga.
Trường hợp 3
Nếu xe bị chết máy giữa dốc và bạn đang chở người ngồi sau thì tốt nhất bạn nên bảo người ngồi sau xuống xe để có thể lên dốc một cách dễ dàng.
Sau đó, bạn cần bóp phanh tay để chống 2 chân, khởi động lại máy vào số 1. Và giữ thăng bằng xe bằng 1 chân, chân còn lại sẽ giẫm vào phanh chân.
Với những thông tin trên hy vọng bài viết này đã giải đáp được những thắc mắc của bạn về câu hỏi xe côn tay là gì? Qua đó giúp bạn hiểu rõ hơn về xe côn tay. Cũng như những điều cần quan tâm khi sử dụng xe côn tay. Chúc bạn sớm chinh phục được côn tay nhé.
Từ khóa » Bóp Côn Là Gì
-
Kinh Nghiệm Và Cách Chạy Xe Côn Tay - Yamaha
-
Xe Côn Tay Là Gì? Cách Chạy Xe Côn Tay - Honda Hoàng Việt
-
Xe Tay Côn Là Gì? Hướng Dẫn Cách Chạy Xe Côn Tay Đúng Cách
-
Giới Thiệu: Xe Côn Tay Và Cách Chạy Xe Côn Tay - Tinhte
-
Xe Tay Côn Là Gì? Cách Chạy Và Lưu ý Khi Sử Dụng Xe Côn Tay?
-
Học Chạy Xe CÔN TAY Trong 5 PHÚT - Chrunix
-
Xe Tay Côn Là Gì? Những Dòng Xe Tay Côn Phổ Biến
-
NẾU NHƯ MỚI TẬP XE CÔN TAY, BẠN CẦN LƯU Ý NHỮNG ĐIỀU ...
-
NHỮNG DẤU HIỆU CHO THẤY LÁ CÔN CÓ VẤN ĐỀ, NGUYÊN ...
-
3 Lỗi Thường Gặp Của Người Mới Chạy Xe Côn Tay - Xe Máy - Zing
-
5 Dấu Hiệu Cảnh Báo Côn Tay Có Vấn đề Người đi Xe Cần Biết
-
Cách Chạy Xe Côn Tay Và Những Lưu Ý Khi Đi Xe Côn Tay
-
Côn Là Gì