Xe Gầm Cao Cỡ Nhỏ Tại Việt Nam - Nơi Ngôi Vương Luôn đổi Chủ
Có thể bạn quan tâm
Xe gầm cao cỡ nhỏ là khái niệm được hình thành vài năm trở lại đây, khi các mẫu xe CUV đô thị ngày càng được ưu chuộng. Tuy nhiên, nền móng của những chiếc xe này đã xuất hiện từ những năm 2003, với những Suzuki Vitara và Daihatsu Terios. Với mục tiêu là những chiếc xe gầm cao cỡ nhỏ có thể đi địa hình, khi xuất hiện cả hai mẫu xe này đều có biến thế số sàn và tùy chọn hai cầu để phù hợp cho những cung đường khó.
Nhưng thời điểm đó, khi đường phố không quá chật chội, nhu cầu về xe cỡ nhỏ không cao, các mẫu xe này dần mất chỗ đứng vì điểm yếu là không gian nội thất không thoải mái. Khách ưu tiên những mẫu sedan cỡ B hay C rộng rãi hơn.
Terios dừng bán ở Việt Nam vào năm 2008 và không xuất hiện lại trên thị trường. Sau này, Toyota đưa Rush vào Việt Nam, là một mẫu xe cùng nền tảng với Terios thế hệ mới. Từ chiếc tiểu SUV, Terios hay Rush giờ là MPV lai SUV.
Năm 2008 cũng là lúc Vitara dừng bán. Đến 2011, Suzuki mang về biến thế Grand Vitara với kích thước lớn hơn, nhiều tính năng hơn nhưng do không quá thành công nên đến 2013 mẫu xe này lại biến mất. Đến năm 2015, Vitara thế hệ mới lại được đưa về và không thành công về doanh số. Mẫu xe này chính thức dừng bán vào năm 2018.
Lý do Vitara thế hệ mới không thành công do giá bán cao, phụ tùng thay thế cũng thuộc dạng hiếm và khá đắt tiền so với giá trị xe. Ví dụ một "con chuột" lên kính của mẫu xe này có giá chính hãng lên tới 8 triệu đồng và phải chờ 3 tháng mới có hàng.
Những tưởng rằng xe gầm cao cỡ nhỏ sẽ không có đất diễn tại Việt Nam, cho tới khi Ford đưa EcoSport về bán vào 2014. Dòng xe này nhanh chóng tạo ra sự chú ý và có doanh số tương đối tốt trong nhiều năm. EcoSport với lợi thế về trang bị, gầm cao, nhỏ gọn đánh đúng vào tâm lý của nhiều gia đình ở đô thị lớn, chật chội.
Thành công của EcoSport vì "một mình một ngựa" là động lực để các hãng khác lại mang xe gầm cao cỡ nhỏ về bán. Trong năm 2015, Hyundai đưa về bộ đôi Creta và i20 Active, nếu Creta không thành công do giá bán cao, ít trang bị, phân khúc lỡ cỡ thì i20 Active có kiểu dáng giống một chiếc hatchback nâng gầm hơn là một mẫu SUV đô thị. Cả hai mẫu xe đều tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn và bị rút khỏi thị trường vào 2016.
Một năm sau đó Cheverolet ra mắt mẫu Trax vào 2017, tuy nhiên thương hiệu yếu kèm giá cao khiến mẫu xe này cũng không thành công và rời thị trường một năm sau đó vào 2018.
EcoSport, suy cho cùng, là một mẫu xe đúng thời điểm, chứ không xuất sắc. Bởi đến 2018, khi Hyundai giới thiệu Kona, thì mẫu xe của Ford bắt đầu mất chỗ đứng, đến nay càng ngày bán càng ít. Kona có kiểu dáng bắt mắt, đô thị hơn, động cơ cũng mạnh mẽ và nội thất nhiều tiện nghi. Mẫu xe Hàn nhờ thế chiếm ngôi vương doanh số. Cùng năm này, Honda bán HR-V, nhưng mức giá quá cao là điểm trừ khiến HR-V chỉ "bán cho vui".
Thế nhưng Kona thậm chí còn ngồi trên ngôi vương thời gian ngắn hơn EcoSport. Năm 2020, Kia Seltos và Toyota Corolla Cross xuất hiện. Cuộc chiến phân khúc này bắt đầu căng thẳng hơn bao giờ hết. Seltos có thiết kế mới hợp mắt, không gian rộng rãi và giá bán rẻ hơn Kona. Trong khi ấy, Corolla Cross ở phân khúc B+ là xe nhập khẩu, nhiều trang bị và có sức mạnh thương hiệu từ Toyota. Đây cũng là dòng SUV cỡ nhỏ đầu tiên của Toyota tại Việt Nam.
Một cái tên khác xuất hiện trong năm 2020 là Pegout 2008. Nhưng cũng như nhiều mẫu Peugeot khác, việc Trường Hải định giá 2008 khá cao là trở ngại về doanh số. Cùng năm này là MG ZS, mẫu xe thương hiệu Anh nhập khẩu Trung Quốc, hiện đã chuyển sang nhập Thái Lan. ZS có mức giá bán rẻ nhất phân khúc dù không gian rộng rãi và nhiều trang bị. Điểm yếu của ZS nằm ở thương hiệu mới và hệ thống đại lý chưa quá phong phú.
Năm 2021, chứng kiến sự khai sinh phân khúc gầm cao cỡ A+ với 2 cái tên Kia Sonet và Toyota Raize. Cả hai đều tạo ra được sức hút khi ngay sau khi ra mắt.
Hai cái tên khác nhà Mazda cũng chào sân năm nay là CX-3 và CX-30, tuy nhiên đều không để lại được dấu ấn trong phân khúc khi giá cao và không gian nội thất không quá rộng rãi.
Phân khúc gầm cao cỡ nhỏ đang dần trở nên khốc liệt khi có nhiều hãng tham gia vào thị trường này. Quán quân doanh số hoán đổi từ xe này sang xe khác khi giai đoạn 2014-2017 là EcoSport, sang 2018 đến đầu 2020 là Kona, nửa sau 2020 là Seltos và luỹ kế hết 11 tháng 2021 đang là Corolla Cross.
Các mẫu xe gầm cao cỡ nhỏ tạm thời có thể chia làm 3 nhóm, cỡ nhỏ A+ sẽ có Raize, Sonet. Cỡ B có EcoSport, CX-3, Kona, Seltos, 2008 và cỡ B+ (nằm giữa B và C) bao gồm Corolla Cross, HR-V, CX-30.
Đoàn Dũng
- 20 năm Vios và các đối thủ
- Xe nhỏ cỡ A - 23 năm phổ cập ôtô cho người Việt
- Từ Toyota Altis tới Kia K3 - 25 năm thay đổi thị hiếu khách Việt
Từ khóa » Gầm Cao Cỡ Nhỏ
-
Top 4 Xe Gầm Cao Cỡ Nhỏ đang Rất "được Lòng" Khách Hàng Việt - 24H
-
Phân Khúc ô Tô Gầm Cao Cỡ Nhỏ Thêm Loạt Xe Mới
-
Các Dòng Xe Gầm Cao Hạng Nhỏ Và Trung Tại Thị Trường Việt Nam
-
Người Việt Mua Sắm ô Tô: Xe Gầm Cao Cỡ Nhỏ Ngày Càng được ưa ...
-
Xe Gầm Cao Cỡ Nhỏ Tại Việt Nam: Tên Tuổi Gạo Cội Lần Lượt Rời Cuộc ...
-
Top Xe 5 Chỗ Gầm Cao Giá Rẻ Và Hạng Sang đáng Mua Tại Việt Nam ...
-
Những Chiếc SUV đô Thị Cỡ Nhỏ đáng Mua Nhất Hiện Nay (5-7 Chỗ)
-
Vì Sao Khách Việt Ngày Càng Chuộng Xe Gầm Cao Cỡ Nhỏ?
-
Xu Hướng Dòng Xe SUV Gầm Cao Cỡ Nhỏ Giá Rẻ "lên Ngôi"
-
Thời Của SUV - Không Phải Cứ Xe Gầm Cao Là Thắng
-
Xe SUV Cỡ Nhỏ Ghi Điểm Trong Mắt Người Tiêu Dùng Việt Ở Điểm ...
-
Toyota Corolla Cross áp đảo Xe Gầm Cao Cỡ Nhỏ
-
15 Mẫu Xe ô Tô SUV Nhỏ Gọn Tốt Nhất 2021 - XeOTO