Xe Hơi VinFast Mấy Ngày Nay Thi Nhau “rụng Bánh” Là Do đâu?

Thời gian qua, nhiều hình ảnh các mẫu xe VinFast bị rụng bánh, rơi bánh (gãy càng chữ A) khi đang vận hành đã khiến dư luận xôn xao.

Mạng xã hội mấy ngày nay bàn tán về một số trường hợp ô tô của VinFast đang đi bị “rụng bánh, gãy càng”. Nhiều người cho rằng việc các xe ô tô bị rụng bánh trước hoặc sau là do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất, và cũng một số cho rằng tai nạn này là chuyện thường thấy, phổ biến trên thế giới do va chạm.

Trong cùng một tháng có đến 3 vụ tai nạn liên quan đến việc xe bị “rụng bánh” khi đang lưu thông

Trong một tháng 02/2021, có đến 3 vụ tai nạn liên quan đến việc bánh xe bị rơi khi đang lưu thông trên đường, tất cả đều là xe VinFast. Rất may mắn là không có bất kỳ thương vong nào xảy ra, chỉ tổn thất về xe.

Thời gian qua, nhiều hình ảnh các mẫu xe VinFast bị rụng bánh, rơi bánh (gãy càng chữ A) khi đang vận hành đã khiến dư luận xôn xao.

Đầu tiên, vào buổi tối ngày 16/02/2021, một chiếc xe VinFast bị rớt bánh trước phía tài xế do tông phải ụ bê tông con lươn trên đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp, TP.HCM).

Thời gian qua, nhiều hình ảnh các mẫu xe VinFast bị rụng bánh, rơi bánh (gãy càng chữ A) khi đang vận hành đã khiến dư luận xôn xao.

Một trường tương tự, một chiếc xe VinFast Fadil bị cũng gãy càng phía bên ghế phụ trên cầu Bến Thủy 1, chiều tối ngày 22/02/2021 ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Chiếc xe Fadil tông vào dải phân cách cứng và tự gãy trục.

Thời gian qua, nhiều hình ảnh các mẫu xe VinFast bị rụng bánh, rơi bánh (gãy càng chữ A) khi đang vận hành đã khiến dư luận xôn xao.

Cùng ngày 22/02/2021, tại TP.HCM, một chiếc xe VinFast Lux A2.0 bị mất lái và tông xe vào dải phân cách giữa hai làn đường ngược chiều. Vụ việc xảy ra trên đường Bạch Đằng, hướng từ chợ Bà Chiểu đi về ngã tư Hàng Xanh). Vụ tai nạn khiến xe VinFast Lux A2.0 bị gãy trục bánh trước bên tài, hông xe bên lái xuất hiện nhiều vết móp nặng. Rào chắn giữa đường cũng đổ nghiêng.

Thế nhưng liệu sự cố trên có liên quan đến chất lượng và độ an toàn của các mẫu xe VinFast?

Về kỹ thuật, bánh trước trên ô tô được định vị vào khung xe bởi các chi tiết của hệ thống treo, bao gồm thanh dẫn hướng, lò xo và hệ thống giảm chấn. Về cơ bản, hệ thống này được thiết kế đủ vững chắc nhằm mục đích sự dụng cho nhiều cấu hình xe khác nhau, và không dễ bị gãy ở điều kiện sử dụng thông thường.

Tuy nhiên, hai bánh trước của xe sẽ hơi nhạy cảm hơn các ở phía sau, do có liên quan đến hệ thống lái, góc đặt bánh xe khi đánh lái, và vì thế cơ cấu giữ bánh trước cũng yếu hơn hơn bánh sau. Theo nhiều chuyên gia, có hai khả năng dẫn đến “rụng bánh” trước nếu xảy ra va chạm:

  • Thứ nhất: Khi bánh trước lao vào vật cứng ở đúng vị trí đang đánh lái (xe không thẳng lái), như lao vào con lươn cứng ở khúc cua thì khả năng rụng bánh là cao.
  • Thứ hai: Bánh trước bị sập gầm, nói đơn giản là sa vào một hố ga mất nắp (bất kể đang đi nhanh hay chậm), lúc đó làm gãy các ốc giữ càng chữ A, cũng có thể rụng bánh.

Nếu không muốn xe bị “rụng bánh” thì nên làm như thế nào?

Nên giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước: Khi xe phía trước gặp sự cố bất ngờ và làm người lái xe phía sau phản xạ đánh lái sang hai bên (hoặc đâm trực diện), từ đó mà xe dễ va chạm với các vật cứng như con lươn, lề đường khi bánh xe trước đang mở.

Việc giữ khoảng cách an toàn và làm chủ tốc độ là những điều kiện cần thiết để tránh gặp phải các va chạm ngoài ý muốn, dẫn tới hư hỏng các chi tiết của xe, trong đó có phần càng trước, bánh xe hay hệ thống treo.

Từ khóa » Xe Vinfast Sập Bánh