Xe Máy Bị Rồ Ga, Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Triệt để Nhất
Có thể bạn quan tâm
Xe máy bị rồ ga hay còn gọi là “òa ga” là một trong những sự cố thường gặp nhất với người đi xe máy, sự cố này không chỉ gây bất tiện cho quá trình vận hành mà còn tác động tiêu cực đến sự an toàn của người điều khiến xe máy. Vậy nguyên nhân của sự cố này là gì cũng như cách xử lý ra sao?, tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây. Xin mời quý khách cùng theo dõi.
Mục Lục
- Xe máy bị rồ ga là hiện tượng gì ?
- Nguyên nhân của hiện tượng xe máy bị rồ ga ?
- Van không tải bị tắc
- Bướm ga bị bẩn
- Cảm biến bướm ga gặp trục trặc
- Kẹt dây ga
- Một số nguyên nhân khác
- Hướng dẫn cách xử lý triệt để tình trạng xe máy bị rồ ga
Xe máy bị rồ ga là hiện tượng gì ?
Xe máy bị rồ ga hay còn được gọi là “òa ga” là hiện tượng khi người cầm lái nhả hết tay ga với mục đích nhằm giảm tốc độ thì xe không những không giảm tốc mà còn bị rồ ga lên và phóng nhanh hơn, trong quá trình tăng tốc xe giật cục liên tục. Sự cố này thường xảy ra nhất với các dòng xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử (FI) như: SH, Airblade, Lead, Wave, SCR, …
Bản chất sự cố xe máy bị rồ ga là khi tốc độ vòng tua động cơ cao hơn tốc độ cho phép ở chế độ động cơ chạy không tải, tức là lúc này tốc độ vượt ngưỡng 1000 vòng/ phút (tốc độ an toàn là từ 800 – 1000 vòng/ phút).
Khi xảy ra hiện tượng này thì xe chạy tốn nhiên liệu và khó điều khiển hơn. Nếu số vòng lên quá cao, vượt ngưỡng > 1500 vòng/ phút thì có thể gây tai nạn nghiêm trọng (do lúc này người cầm lái hoàn toàn mất kiểm soát với xe).
Nguyên nhân của hiện tượng xe máy bị rồ ga ?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng xe máy bị rồ ga, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất,
Van không tải bị tắc
Van không tải hay còn được gọi là van điều khiển chế độ không tải, đây là bộ phận có chức năng điều chỉnh tự động tiết diện lưu thông của đường gió phụ theo chế độ động cơ.
Sau một thời gian sử dụng, nếu van không tải không được bảo dưỡng, vệ sinh thì sẽ bị bẩn, kẹt hoặc thậm chí là chết van từ đó khiến chế độ không tải của động cơ hoạt động kém ổn định và đây cũng chính là nguyên nhân khiến xe máy bị rồ ga.
Bướm ga bị bẩn
Bướm ga là một chi tiết nằm trong cơ cấu điều khiển và hòa trộn xăng với không khí trước khi đưa hỗn hợp này vào động cơ, nhiệm vụ chính của nó là đảm bảo hỗn hợp nhiên liệu phù hợp với các thông số tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đề ra.
Sau một thời gian sử dụng bướm ga sẽ bị mài mòn và làm tăng khe hở Xu pap ngay cả khi chúng đang ở trạng thái đóng hoàn toàn. Lúc này không khí thoát ra ngoài nhiều hơn và dẫn tới tăng lượng xăng cung cấp khiến vòng tua máy tăng cao.
Cảm biến bướm ga gặp trục trặc
Cảm biến bướm ga thường được lắp trên cổ họng gió, bộ phận này có chức năng truyền tín hiệu mở bướm ga. Nếu cảm biến bướm ga hoạt động sai lệnh hoặc bị chết thì sẽ dẫn tới hiện tượng truyền tín hiệu mở bướm ga không chính xác.
Sự cố này sẽ làm gia tăng lượng xăng trong kim phun ga và gây ra hiện tượng rồ ga xe thậm chí một số trường hợp nghiêm trọng còn có thể tự động tăng ga khi quý khách dừng, đỗ xe.
Với các dòng xe máy điều khiển bướm ga bằng dây ga, cảm biến vị trí bướm ga và van không tải riêng biệt thì khi xảy ra sự cố rồ ga sẽ dễ điều chỉnh và sửa chữa hơn. Còn với những dòng xe sử dụng chân ga điện tử, cảm biến vị trí bướm ga và van không tải được gắn liền với nhau thì khi xe bị òa ga sẽ chỉ có thể xử lý bằng cách cài đặt lại thông số ban đầu bằng máy chuẩn đoán.
Kẹt dây ga
Kẹt dây ga cũng là một trong những nguyên nhân khiến xe máy bị rồ ga, nguyên nhân của tình trạng này cũng đa phần là do dây ga lâu ngày không được kiểm tra, bảo dưỡng, bụi bẩn bám vào trong ống dây ga và làm tắc, nặng ga. Tại một số thời điểm, dây ga bị giãn dài ra thì xe có thể bị rồ ga.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân trên thì còn có một số nguyên nhân khác khiến xe máy bị òa ga như: do sử dụng xăng kém chất lượng, do trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng người thợ đã vô ý lắp đặt sai các đường ống phụ, …
Hướng dẫn cách xử lý triệt để tình trạng xe máy bị rồ ga
Sau khi xác định được chính nguyên nhân gây ra tình trạng xe máy bị rồ ga thì chúng ta sẽ có giải pháp xử lý tương ứng,
- Nếu van không tải bị tắc, quý khách cần tháo ra và vệ sinh sạch sẽ, nếu thấy van bị mài mòn thì cần thay van mới,
- Nếu bướm ga bị bẩn thì quý khách cần tháo bướm ga ra để vệ sinh, nếu cần có thể thay bướm ga mới,
- Nếu cảm biến bướm ga hoạt động sai thì quý khách cần điều chỉnh lại cho đúng hoặc thay cảm biến mới,
- Trường hợp xe bị kẹt dây ga, quý khách có thể tra dầu mỡ cho phụ kiện nay, tuốt lại dây bọc hoặc thay dây ga mới,
Tuy nhiên, việc kiểm tra thay thế sẽ khá phức tạp và yêu cầu quý khách có đầy đủ dụng cụ, phụ kiện thay thế chính hãng. Vậy nên nếu quý khách không có nhiều kinh nghiệm thì tốt nhất là nên đem xe ra các tiệm sửa chữa hoặc trung tâm bảo hành để được hỗ trợ. Việc nắm được nguyên nhân và hướng xử lý chủ yếu sẽ giúp quý khách không bị “hét giá” mà thôi.
Trên đây, Đức Quang vừa chia sẻ tới quý khách về hiện tượng xe máy bị rồ ga, nguyên nhân và cách xử lý triệt để. Hy vọng bài viết thực sự hữu ích với quý khách. Để được tư vấn thêm thông tin về mẹo dùng xe máy hoặc nếu quý khách có nhu cầu sửa khóa xe máy, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số HOTLINE tư vấn MIỄN PHÍ : 0941 784 111.
Từ khóa » Xe Vừa Rồ Ga
-
Lời Bài Hát: Giã Từ Quá Khứ - Ca Sỹ: Phong Lâm
-
Lời Bài Hát Giã Từ Quá Khứ- Loi Bai Hat Gia Tu Qua Khu
-
Xe Máy Bị Rồ Ga Phải Xử Lý Thế Nào? - OKXE
-
Nhạc Trữ Tình - Giã Từ Quá Khứ - Lã Phong Lâm | Facebook
-
Bật Mí Cách Xử Lý Sự Cố Xe Máy Bị Rồ Ga, Bị Giật Khi Tăng Tốc - LinkedIn
-
Giã Từ Quá Khứ - Phong Lâm - Zing MP3
-
Xe Máy Bị Rồ Ga Xử Lý Thế Nào?
-
7 Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Xe Máy Bị Hụt Ga
-
Giã Từ Quá Khứ Lã Phong Lâm - YouTube