Xe Máy Bị Yếu Hơi: Nguyên Nhân & Cách Xử Lý Hiệu Quả 100%

Xe máy bị yếu hơi là hiện tượng phổ biến thường gặp ở  hầu hết tất cả các loại xe máy sau một thời gian sử dụng.  Sự cố này gây sự khó chịu cho người dùng và có thể gây hư hỏng động cơ, giảm tuổi thọ của máy. Vậy nên xử lý tình huống này như thế nào là hiệu quả nhất? Chúng ta hãy cùng đi vào bài viết.

Contents

  • 1 Những dấu hiệu cho thấy xe máy bị yếu hơi
  • 2 Xe máy bị hụt hơi do đâu?
    • 2.1 Do lốp xe chưa được bơm căng & đều
    • 2.2 Do dầu bôi trơn
    • 2.3 Do bugi hoạt động kém
    • 2.4 Do côn xe bị mòn
  • 3 Cách khắc phục xe máy bị yếu hơi hiệu quả

Những dấu hiệu cho thấy xe máy bị yếu hơi

Có rất nhiều sự cố trong quá trình điều khiển xe máy mà chúng ta có thể gặp phải. Trong đó, hiện tượng xe bị yếu hơi (hụt hơi) là có các biểu hiện cụ thể như sau:

  • Khó tăng tốc: Khi bạn tăng tay ga và không thấy động cơ phản hồi nhanh nhẹn như lúc bình thường thì đó chính là hiện tượng xe máy bị hụt hơi.
  • Phần tay lái bị rung lắc: Sở dĩ xảy ra tình trạng này do bugi hoạt động không tốt làm mất áp suất động cơ và tỷ lệ xăng gió sai lệch.
  • Biểu hiện ở ống khí xả: Tại đây có lửa phụt ra do hệ thống bơm nhiên liệu đã bơm quá nhiều vào buồng nổ hoặc do bugi đánh lửa chưa đốt cháy được nhiên liệu. Đồng thời hệ thống điện hư hỏng, cảm biến khí xả và cảm biến động cơ cũng khiến sai lệch cho tỷ lệ hòa khí.
  • Leo dốc khó khăn: Giống như hiện tượng khó tăng tốc, bạn sẽ rất vất vả để leo lên dốc. Vấn đề này thường do bộ phận nhiên liệu điển hình là bổ lọc giữ lại cặn bẩn.

Xe máy bị hụt hơi do đâu?

Xe máy bị hụt hơi, yếu hơi nếu không biết tìm ra nguyên nhân sẽ gây tốn kém chi phí sửa chữa. Bởi tình trạng này chúng ta hoàn toàn có thể tự khắc phục bằng cách tìm ra nguyên nhân. Phần lớn, hiện tượng xe bị yếu hơi gây nên do các nguyên nhân sau:

Do lốp xe chưa được bơm căng & đều

Lốp xe là bộ phận duy nhất của xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phản ứng của xe. Lốp xe không đảm bảo chất lượng chưa được bơm căng rất khó trong việc chuyển động, lung lay gây nguy hiểm.

Lốp xe máy - Bộ phận duy nhất tiếp xúc trực tiếp mặt đất
Lốp xe máy – Bộ phận duy nhất tiếp xúc trực tiếp mặt đất

Do dầu bôi trơn

Dầu bôi trơn được coi như một “lớp đệm trơn” ở bề mặt tiếp xúc các chi tiết giúp giảm lực ma sát đồng thời tăng hiệu suất vận hành hoạt động của máy.

Tùy từng loại xe & dung tích sẽ phù hợp với mỗi loại dầu bôi trơn nhất định. Dùng sau dầu sẽ khiến động cơ xe bị ảnh hưởng trực tiếp. Xe không cấp được nhiên liệu để có thể hoạt động bình thường. Mặt khác, nếu sau một thời gian dài sử dụng bạn chưa thay dầu nhớt cho xe cũng khiến xe bị hụt hơi.

Do bugi hoạt động kém

Nhiệm vụ chính của bugi là đánh lửa khởi động động cơ. Một trong những vấn đề khi bugi hỏng hoặc bị hao mòn sẽ không phát ra tia lửa điện và hiển nhiên khi đó xe không thể khởi động.

Ngoài ra, sử dụng bugi kém chất lượng kéo theo ảnh hưởng liên quan đến các bộ phận cũng khiến quá trình vận hành xe không ổn định.

Bugi hỏng hóc là nguyên nhân khiến xe máy bị hụt hơi
Bugi hỏng hóc là nguyên nhân khiến xe máy bị hụt hơi

Do côn xe bị mòn

Sau một thời gian sử dụng, côn xe là một trong những bộ phận ít nhiều sẽ bị hỏng hóc, hao mòn. Thói quen bóp tay côn đột ngột sẽ khiến xe rất dễ gặp tình trạng hụt hơi, yếu hơi…

Có thể bạn quan tâm: Cách xử lý thông minh khi xe máy bị ngập nước Tuyệt chiêu khắc phục xe máy bị sặc xăng hiệu quả

Cách khắc phục xe máy bị yếu hơi hiệu quả

Xe máy bị yếu hơi gây không ít phiền toàn cho người sử dụng. Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng này được các chuyên gia kỹ thuật ý kiến:

Đảm bảo đổ xăng chất lượng, rõ nguồn gốc cho xe hoạt động ổn định
Đảm bảo đổ xăng chất lượng, rõ nguồn gốc cho xe hoạt động ổn định
  • Lựa chọn xăng xe, dầu nhớt phù hợp loại xe của mình. Ví dụ như xe bạn nên ưu tiên xăng A95 hơn.
  • Tuyệt đối không đổ xăng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ đều rất dễ gặp các sự cố không đáng có trong quá trình đi xe.
  • Luôn kiểm tra đến các bộ phận trong động cơ xe đặc biệt bugi, bộ chế hòa khí… tránh việc hỏng hóc để sửa chữa, thay mới kịp thời.
  • Luôn đảm bảo lốp xe, vành xe bình thường trong mọi trường hợp. Không nên để lốp xe quá non hoặc quá căng dẫn đến hiện tượng nổ lốp.
  • Luôn đảm bảo các bộ phận phanh, tay ga của xe ga ở trạng thái bình thường, hoạt động ổn định.

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã biết  nguyên nhân xe máy bị yếu hơi và biện pháp khắc phục phù hợp.  Bạn hãy chú ý thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng xe định kỳ để đảm bảo chất lượng cho phương tiện và an toàn cho người sử dụng.

Từ khóa » Hơi Xe Máy Yếu