Xe Mô Tô Và Xe Gắn Máy Khác Nhau Như Thế Nào? - Luật Sư X
Có thể bạn quan tâm
Xe mô tô hay xe gắn máy đều có thiết kế và cách hoạt động khá tương đồng nên nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Tuy nhiên phân biệt xe mô tô và xe gắn máy rõ ràng là việc cần thiết để người điều khiển phương tiện thực hiện đúng các điều luật, quy định liên quan khi tham gia giao thông. Bài viết giữa đây của Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn kiến thức xe mô tô và xe gắn máy khác nhau như thế nào? Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 06/2016/TT-BGTVT
Xe mô tô và xe gắn máy khác nhau
Tại khoản 3.39 và 3.40 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN – 41:2016/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT, xe môtô và xe gắn máy được quy định như sau:
– Xe môtô là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400kg đối với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350kg đến 500kg đối với môtô 3 bánh. Định nghĩa này không bao gồm xe gắn máy;
– Xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3;
Như vậy, môtô chính là xe máy theo cách gọi của phần đông người sử dụng hiện nay. Cụ thể, xe Honda, Yamaha, Vespa… được gọi chung là môtô trong các văn bản luật.
Xe gắn máy là những xe dung tích dưới 50 phân khối, tốc độ tối đa không lớn hơn 50 km/h, những xe này phần lớn thuộc dạng moped hay còn gọi là xe đạp máy và cả xe máy điện.
Xe mô tô và xe gắn máy khác nhau thế nào?
Quy định pháp luật hiện hành về 2 loại phương tiện này cũng có nhiều điểm khác biệt, cụ thể như sau:
Tiêu chí so sánh | Xe mô tô | Xe gắn máy |
Độ tuổi được lái xe | 18 tuổi trở lên | 16 tuổi trở lên |
Yêu cầu về giấy phép lái xe (GPLX) | Phải có GPLX hạng A1 trở lên | Không cần |
Tốc độ tối đa của xe khi tham gia giao thông | Dao động từ 50 đến 70km/h tùy khu vực dân cư | Tốc độ tối đa cho phép cả ở trong và ngoài khu vực đông dân cư đều giới hạn ở mức 40 km/h |
Hệ thống biển báo, quy định | Ký hiệu xe máy có người ngồi trên xe | Ký hiệu xe máy không có người ngồi trên xe |
Mức phạt quá tốc độ tối đa cho phép | – Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng khi quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h và không bị tước quyền sử dụng GPLX- Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng khi quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h và không bị tước quyền sử dụng GPLX– Phạt tiền từ 3.000.000 – 4.000.000 đồng khi quá tốc độ quy định trên 20 km/h và tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng. | |
Mức phạt khi sử dụng rượu/bia khi lái xe | – Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam – 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam – 0,4 miligam/1 lít khí thở.– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. |
Tốc độ tối đa cho phép của xe môtô và xe gắn máy.
Theo quy định tại Thông tư 91/2015/TT-BGTVT về tốc độ tối đa của xe máy tức xe môtô, trong khu vực đông dân cư là 60 km/h và ngoài khu dân cư đông dân cư là 70 km/h.
Tốc độ tối đa của xe gắn máy là 40km/h.
Nếu chạy xe vượt quá tốc độ cho phép, người điều khiển phương tiện xe môtô và xe gắn máy đều sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a, khoản 5 và điểm a, khoản 8 Điều 6 Nghị định 46 của Chính phủ.
Như vậy, mức phạt tiền khi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Trong khi đó, mức phạt tiền khi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h là từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu giấy xác nhận thu nhập để quyết toán thuế tncn mới nhất năm 2022
- Mẫu tờ trình đề nghị bổ sung ủy viên ban chấp hành mới nhất
- Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu
- Thủ tục chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác
- Mẫu biên bản bàn giao công việc và tài sản
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Xe mô tô và xe gắn máy khác nhau như thế nào?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn giải thể công ty mới thành lập; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, mã số thuế cá nhân tra cứu hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, tra cứu quy hoạch xây dựng của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Độ tuổi tham gia giao thông xe gắn máy?Theo quy định tại khoản 1 điều 60 của Luật giao thông đường bộ 2008, những người đủ 16 tuổi trở lên sẽ được điều khiển xe gắn máy hoặc các phương tiện tương tự có dung tích xi-lanh không vượt quá 50 cm3.
Xe mô tô được hiểu là như thế nào?Xe mô tô là xe cơ giới 2 hoặc 3 bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400kg đối với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350kg đến 500kg đối với môtô 3 bánh
Đánh giá bài viếtTừ khóa » Gắn Mô Tô
-
Phân Biệt Xe Mô Tô Và Xe Gắn Máy - VinFast
-
Phân Biệt Xe Gắn Máy Và Xe Môtô - Luật Hoàng Phi
-
Khái Niệm Xe Mô Tô Là Gì? Xe Gắn Máy Là Gì? - Học Lái Xe ô Tô 83 Group
-
Biển Cấm Xe Gắn Máy Và Xe Môtô Khác Nhau Thế Nào, Phân Biệt Ra ...
-
Phân Biệt Mô Tô Và Xe Gắn Máy - AZLAW
-
Người Ngồi Trên Xe Mô Tô, Xe Gắn Máy
-
Xe Môtô Và Xe Gắn Máy Khác Nhau Thế Nào? - LuatVietnam
-
Xe Mô Tô Và Xe Gắn Máy Giống Hay Khác Nhau? - Thư Viện Pháp Luật
-
Phân Biệt Giữa Xe Mô Tô Và Xe Gắn Máy-phan Biet Giua Xe Mo To Va ...
-
Người Dân được đăng Ký Xe Môtô, Xe Gắn Máy Tại Công An Xã Từ 21 ...
-
Xe Gắn Máy Là Xe Gì? Phân Biệt Giữa Xe Gắn Máy Và Mô Tô?
-
Túi Da PU Dạng ống Tròn Chuyên Dụng Gắn Hông Xe Mô Tô Harley
-
Cách Phân Biệt Xe Mô Tô Và Xe Gắn Máy Chính Xác Nhất - Alobike