Xe ô Tô Bị Chảy Dầu Dưới Gầm: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Xe ô tô bị chảy dầu nếu không được xử lý sớm sẽ có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động động cơ, thậm chí gây nguy cơ cháy nổ.

Xe chảy dầu có nguy hiểm không?

Nhiều người thường ít quan tâm khi xe ô tô bị chảy dầu bởi cho rằng đây chỉ là lỗi nhỏ. Điều này rất sai lầm. Bởi nếu xe bị chảy dầu không sớm khắc phục sẽ có thể dẫn đến nhiều nguy hại khôn lường như:

  • Động cơ hao mòn nhanh, dễ trục trặc do thiếu dầu bôi trơn và làm mát
  • Nguy cơ cháy nổ cao do dầu bị rò rỉ ra ngoài

Do đó, nếu thấy các dấu hiệu xe bị chảy dầu dưới gầm, chạy dầu ở xung quanh máy, ngửi thấy mùi dầu quanh xe, thấy ống xả có khói đen… Chủ xe nên nhanh chóng kiểm tra nguyên nhân và khắc phục càng sớm càng tốt.

Xem thêm:

  • Bugi ô tô loại nào tốt nhất?
  • Dấu hiệu bô bin đánh lửa ô tô bị trục trặc
  • Khi nào vệ sinh kim phun xe ô tô?
Khi thấy xe ô tô bị chảy dầu dưới gầm nên kiểm tra và xử lý càng tốt
Khi thấy xe ô tô bị chảy dầu dưới gầm nên kiểm tra và xử lý càng tốt

Nguyên nhân xe bị chảy dầu dưới gầm

Gioăng cao su, phớt dầu bị lão hoá, hư hỏng

Động cơ ô tô cấu tạo từ nhiều bộ phận và trục. Để giữ dầu bên trong hệ thống luôn ổn định và không bị rò rỉ ra ngoài, nhà sản xuất sẽ lắp có các gioăng cao su để làm kín vị trí liên kết giữa nắp máy và thành máy (được gọi là “gioăng dàn cò”), phớt chặn dầu ở mỗi trục.

Khi động cơ hoạt động, các trục sẽ quay liên tục, động cơ đang nguội được làm nóng lên cả trăm độ C. Do các gioăng và phớt đa phần đều làm bằng cao su, khi vừa phải chịu lực tác động cao, lại vừa chịu sự thay đổi chênh lệch nhiệt lớn sẽ nhanh bị lão hoá như mòn, nứt, gãy, rách… Điều này làm dầu rò rỉ ra ngoài.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân ô tô đề khó nổ
  • Vì sao xe bị giật khi tăng tốc?
Gioăng cao su, phớt dầu bị lão hoá là một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xe ô tô bị chảy dầu dưới gầm
Gioăng cao su, phớt dầu bị lão hoá là một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xe ô tô bị chảy dầu dưới gầm

Thông thường tầm trên dưới 10.000 km vận hành, hệ thống “gioăng dàn cò” sẽ bắt đầu co cứng. Gioăng phớt càng xuống cấp sẽ càng dễ tạo ra các khe hở. Kết quả là dầu máy bị rò rỉ, gây hiện tượng xe chảy dầu.

Bu lông lỏng

Bu lông lỏng cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến khiến xe ô tô bị chảy dầu dưới gầm. Bởi đai ốc và khớp nối sẽ có xu hướng bị nới lỏng theo thời gian. Khi bu lông lỏng, dầu máy dễ theo đó rò rỉ ra ngoài.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn cách vệ sinh lọc xăng ô tô
  • Bơm xăng ô tô loại nào tốt?
  • Nguyên nhân xe báo lỗi đèn Check Engine sáng
Bu lông lỏng cũng có thể khiến xe ô tô bị chảy dầu
Bu lông lỏng cũng có thể khiến xe ô tô bị chảy dầu

Cách xử lý xe ô tô bị chảy dầu

Khi phát hiện xe bị chảy dầu dưới gầm cần kiểm tra và xử lý ngay bởi nếu chậm trễ sẽ bị lỗi xe hao dầu, thiếu dầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của động cơ. Tuỳ theo nguyên nhân xe oto chảy dầu mà sẽ có cách xử lý khác nhau.

Thay gioăng, phớt chặn dầu bị hỏng

Nếu xe oto chảy dầu do gioăng, phớt đã quá mòn cũ thì tốt nhất nên thay mới ngay. Giá gioăng dàn cò ô tô thường tầm 600.000 – 1.000.000 đồng/bộ.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân xe ô tô bị khói đen
  • Cách kiểm tra và xử lý xe ô tô bị hao dầu
  • Tại sao xe bị lỗi vòng tua máy cao?
Giá gioăng dàn cò ô tô thường tầm 600.000 – 1.000.000 đồng/bộ
Giá gioăng dàn cò ô tô thường tầm 600.000 – 1.000.000 đồng/bộ

Dùng chất trám để trám khe hở rò rỉ

Nếu chỗ rò rỉ nhỏ các thợ thường dùng chất trám chuyên dụng để trám kín lại, ngăn tình trạng xe oto rò rỉ dầu. Chất trám này hoạt động tương tự như chất bảo dưỡng gioăng cao su và phớt dầu giúp chúng có thể lấy lại được hình dạng ban đầu. Chất trám không làm ảnh hưởng đến đường dẫn dầu.

Có thể sử dụng chất trám chuyên dụng để trám kín lại các vết hở gây rò rỉ dầu xe
Có thể sử dụng chất trám chuyên dụng để trám kín lại các vết hở gây rò rỉ dầu xe

Kiểm tra và xiết chặt bu lông

Nếu dầu bị rò rỉ do bu lông lỏng thì nên xiết chặt lại. Nếu đai ốc có hiện tượng lờn thì tốt nhất nên thay mới. Mỗi mẫu xe thường có những thông số về kết cấu và dung sai khác nhau để xiết bu lông. Nên lưu ý điều này khi xiết bu lông.

Trung Tính

Từ khóa » đầu Xe Bị Hở