Xe Tăng Của Thế Giới - Танки мира

Xe tăng của thế giới - Танки мира

<< < (34/120) > >>

daibangden: 17. T-30, T-40 Xe tăng lội nước T-40 được sản xuất hàng loạt tại Liên Xô năm 1940 nhằm thay thế T-37 và T-38. Cũng như những “người đi trước”, cấu tạo của nó cho phép sử dụng rộng rãi động cơ và các tổ hợp dành cho ô tô. Động cơ và hệ thống truyền động nằm bên phải xe, vì vậy tháp pháo với súng máy DShK và DT được bố trí phía bên trái xe. Thân xe hình thành từ những tấm thép cán, kết nối với nhau bằng phương pháp hàn và tán đinh. Bộ phận truyền động có 4 bánh đỡ mỗi bên và hệ thống treo xoắn riêng. Dành cho khả năng hoạt động dưới nước phần dưới đuôi xe được lắp một chân vịt 4 cánh và 2 tay lái nước. Gần tháng 6 năm 1941, Hồng quân có trong trang bị 220 tăng lội nước hạng nhẹ T-40. Tuy nhiên, những trận đánh đầu tiên đã chỉ ra điểm yếu về trang bị của loại xe tăng này, vì thể nhiệm vụ cơ bản của nó không phải là trinh sát mà dành cho sự hỗ trợ bộ binh. T-40 chưa khi nào được sử dụng với nhiệm vụ như một xe lội nước. Vì thế, mùa hè năm 1941, công xưởng số 37 (Moskva) đã chuyển sang biến thể khác T-40S (S-lục quân, đất liền, trên bộ). Ngoại trừ phiên bản đó với vũ khí của dòng xe tăng cũ, loại xe tăng với pháo ShVAK 20mm cũng được sản xuất với cơ số đạn 154 viên. Chân vịt dành cho khả năng lội nước không được lắp trên loại xe tăng đó. Trên phiên bản sau, với tên gọi T-30, cũng thiếu hốc dành cho chân vịt – đuôi xe phía sau trở nên thẳng. Giáp bảo vệ được tăng lên đến 15mm, và cơ số đạn súng máy cũng được tăng lên đến 750 viên. Những chiếc xe cuối cùng thuộc kiểu này được sản xuất vào tháng 9 năm 1941 và được đưa vào các nhà máy phục vụ cho dây chuyền sản xuất loại xe tăng hạng nhẹ T-60. Trong các quân đoàn, 3 biến thể này được biết dưới một tên gọi T-40. Và nếu không phân chia theo từng biến thể, tổng cộng, các công xưởng đã sản xuất được 709 chiếc xe tăng T-40. Tất cả các xe tăng này được sử dụng cho các lữ đoàn xe tăng hỗn hợp, nơi tối thiểu một tiểu đoàn được trang bị T-40 hay T-60. Giáp và trang bị yếu của loại xe tăng này làm chúng nhanh chóng bị loại khỏi vòng chiến. Sự sản xuất T-40 kết thúc giữa năm 1942. Các thông số chính:Tên gọi: T-40Phân loại: xe tăng lội nước hạng nhẹKíp xe: 2 ngườiKhối lượng chiến đấu: 5,5Chiều dài,m: 4,03Chiều rộng,m: 2,23Chiều cao,m: 1,91Số lượng vũ khí:Pháo chính/mm: -Hỗ trợ/mm: 1/12,7;1/7,62Độ dày giáp đầu: 13mmĐộ dày giáp bên: 13mmĐộng cơ: GAZ-11, bộ chế hòa khí, 70 sức ngựa.Tốc độ tối đa: 45/6km/hTầm hoạt động: 300km.

daibangden: T-30 không trang bị chân vịt và đuôi xe dạng thẳng:

daibangden: 18. T-34-76 T-34 là xe tăng hạng trung tốt nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và chiếm số lượng lớn nhất trong Hồng quân. Theo sự kết hợp của 3 tính năng quan trọng nhất: Sức mạnh hỏa lực, khả năng bọc thép bảo vệ và tính cơ động – vào năm 1941, nó không có đối thủ. “T-34 là loại vũ khí tấn công trên cả tuyệt vời” – lời nói của thống chế quân đội Hitle – Mellentin. Đồ án xe tăng chạy A-32 được thiết kế bởi tập thể dưới sự lãnh đạo của tổng công trình sư tài năng M.I. Koshkin, mẫu thí nghiệm đầu tiên được chạy thử vào mùa hè năm 1939. Giành chiến thắng trong cuộc thi đua với mẫu A-20, xe tăng này đã được trang bị vào biên chế Hồng quân và thực hiện sản xuất hàng loạt dưới tên gọi T-34. Nó mang nhiều tính (khả) năng đặc biệt. Ưu điểm lớn nhất của xe tăng là động cơ diezen rất kinh tế của nó, đảm bảo tải trọng lớn trong hoạt động. Bộ phận truyền động với bánh nâng lớn và bản xích rộng đảm bảo khả năng vận động tuyệt vời của xe tăng trên các địa hình khó. Giáp bảo vệ mạnh trong sự kết hợp với góc nghiêng tối ưu của các tấm thép tăng khả năng nảy ra gần như tuyệt đối của đạn chống tăng khi bắn vào thân. Để cho sự thiết kế những chi tiết lớn nhất trên thân xe tăng T-34, lần đầu tiên trên thế giới, các chuyên gia Liên Xô đã sử dụng kỹ thuật hàn tự động. Trang bị trên xe tăng gồm có pháo chính 76mm L-11 và hai súng máy 7,62mm. Sau đó, khi seri sản xuất pháo L-11 kết thúc, mùa xuân năm 1941, trên xe tăng được lắp pháo chính mới F-34 cùng cỡ 76mm. Gần Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, trên các quân khu gần biên giới Liên Xô – Ba Lan bố trí 967 T-34 – hầu hết số chúng bị bắn cháy trong hai tuần chiến tranh đầu tiên vì những sự bố trí không hợp lý, sự huấn luyện tồi của kíp xe, thiếu phương tiện sửa – chữa hậu cần khẩn cấp trong tình huống chiến tranh. Tuy nhiên, T-34 đã chỉ ra không ít ưu điểm của dòng xe tăng Xô Viết. Pháo tăng Đức không mang lại nguy hiểm một cách thực sự cho T-34, và đồng thời, đạn pháo 76mm trên T-34 có thể bắn thủng giáp bất cứ xe tăng nào của kẻ thù trên tầm xa đến 1000m. Giáp T-34 vào thời điểm đó chỉ chịu ảnh hưởng từ đạn pháo chống tăng 37mm – “pháo đùng”(“pháo đại”) của Đức. Trong một bản báo cáo vào thời gian đó, rằng loại pháo chống tăng này đã hạ được 23 T-34 chỉ với 1 phát bẳn thẳng vào bệ tháp pháo, loại xe tăng ra khỏi chiến trường. Năm 1942, một vài kết cấu của xe tăng được thay đổi. Thay thế cho các tấm giáp hàn có kết cấu phức tạp là các tấm giáp hình lục lăng trên tháp pháo. Dung lượng thùng nhiên liệu được gia tăng, động cơ được nâng cấp hệ thống làm sạch không khí, còn động cơ - bộ truyền động 500 sức ngựa. Trên cơ sở T-34, người Nga đã chế tạo 70 xe sửa chữa – cứu kéo và vài chục xe làm cầu có chiều dài 7,7m. Một vài T-34 được chuyển hóa thành xe tăng phun lửa hoặc xe chỉ huy. Chỉ gần năm 1943, người Đức mới thành công trong việc thiết kế và chuyển đổi tính năng những xe tăng khả dĩ có thể đối đầu với T-34. Việc gia tăng độ dày của giáp bảo vệ cho “Cọp” và “Báo” đảm bảo khả năng chống chọi hiệu quả với hỏa lực từ pháo nòng ngắn 76mm trên T-34, đồng thời, pháo nòng dài 75mm và 88mm trên “Báo” và “Cọp” có thể bắn cháy T-34 từ khoảng cách hiệu quả 900 và 1500m. Chiến thắng của Hồng quân tại vòng cung Kursk đã phải trả một giá đắt – trong thời gian phản công, Hồng quân đã mất khoảng 6000 xe tăng và pháo tự hành. Trong đó, những nhược điểm của T-34 đã được chỉ ra: hệ thống quạt thông gió tồi, và nhìn chung từ xe tăng, hộp số của hệ thống truyền động không tin cậy, đồng thời tháp pháo chật chội cản trở sự xuay xở của kíp xe mỗi lần thực hiện động tác nạp đạn, nơi chỉ bổ trí hai người trong kíp xe. Việc nạp đạn được thực hiện bởi trưởng xe. Mặc dù trong quá trình sản xuất T-34, được hiện đại hóa một cách thường xuyên, vào giữa chiến tranh, việc hiện đại hóa từ căn bản của nó vẫn được thực hiện. Các thông số chính:Tên gọi: T-34-76Phân loại: hạng trungKíp xe: 4 ngườiKhối lượng chiến đấu: 30,9Chiều dài,m: 6,62Chiều rộng,m: 3,00Chiều cao,m: 2,52Số lượng vũ khí:Pháo chính/mm: 1/76Hỗ trợ/mm: 2/7,62Độ dày giáp đầu: 45mmĐộ dày giáp bên: 45mmĐộng cơ: V-2-34, diezen, 450 sức ngựa.Tốc độ tối đa: 51km/hTầm hoạt động: 300km.

daibangden: T-34-76 mẫu năm 1942:

daibangden: T-34-76 trong bảo tàng Quân đội Liên Xô:

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page

[*] Previous page

Từ khóa » Cấu Tạo Bên Trong Xe Tăng