'Xé Xác' Rồng Xanh Hàn Quốc Năm 1967 - Trận đánh Oai Hùng Của ...

Ảnh minh họa: Bộ đội đặc công Rừng Sác với những chiến công huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ. (Nguồn: Vietnam+)

Sau trận đánh hủy diệt khiến 420 binh lính Hàn Quốc thiệt mạng, 6 tên còn sống sót ở một đơn vị Rồng Xanh đã rút chốt lựu đạn tự tử tập thể, một số tự bắn vào chân để phản đối lệnh đi càn của chỉ huy.

Trước năm 1965 chính phủ Đại Hàn Dân Quốc đã gửi các đơn vị quân y và các võ sư sang tham gia vào các hoạt động giao lưu với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nhằm dọn đường cho việc tham gia chính thức vào chiến trường Việt Nam sau này. Từ năm 1965 trở đi lần lượt các đơn vị chiến đấu của Đại Hàn lần lượt cập bến quân cảng Đà Nẵng và chính thức tham chiến. Đó là Sư đoàn bộ binh Capital có cái tên rất kêu “Mãnh hổ” đóng quân ở Qui Nhơn, tiếp theo là sư đoàn bộ binh “Bạch Mã” đóng ở Phú Yên, Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến “Rồng Xanh” đóng quân tại Quảng Ngãi, Hội An.

So với lực lượng giải phóng quân của ta thì quân Hàn Quốc được huấn luyện rất bài bản và được chọn lựa kỹ càng. Chúng rất thành thạo về các chiến thuật “phản” du kích, kỹ chiến thuật điêu luyện. Được huấn luyện đào tạo theo các giáo trình huấn luyện biệt kích của Mỹ, chúng rất gan lỳ và được đầu độc nặng nề về lòng căm thù chế độ Cộng sản. Ngoài ra ngay cả người Mỹ cũng phải kính nể về trình độ võ thuật của lính Hàn Quốc. Tiêu chuẩn của binh lính tham gia vào các đơn vị kể trên là phải có trình độ cao đăng môn Teakwon-do hoặc Happkido truyền thống của Đại Hàn.

Lực lượng lính "Rồng Xanh" của quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam
Lực lượng lính “Rồng Xanh” của quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam

Lính Hàn Quốc có thể độc lập tác chiến và tự tìm cách duy trì sự sống trong rừng sâu khi bị lạc đơn vị trong chiến đấu một thời gian tương đối lâu. Chúng nghiên cứu quy luật chiến đấu và hoạt động của du kích ta rất kỹ lưỡng và đối phó khá hiệu quả trong thời gian đầu. Chúng tổ chức các đợt càn quét lớn và rộng, đêm đêm chia quân đi phục kích các vị trí nghi ngờ với sự kiên trì và tính kỷ luật cao độ. Khi đi càn chúng luôn luôn đi đầu, trực thăng Mỹ và pháo binh yểm trợ trên đầu và bộ binh Mỹ ủng hộ vòng ngoài.

Quân Hàn Quốc hoạt động gần như là độc lập với quân VNCH và không tin tưởng vào đồng minh trong vấn đề tác chiến. Chúng sẵn sàng nổ súng tiêu diệt mà không cần bắn cảnh cáo khi có một dân vệ VNCH đi lạc đường vào khu vực mà chúng chiếm giữ.

Quân ta gặp khá nhiều khó khăn và tổn thất khi đối đầu với lính Hàn Quốc. Chúng rất lỳ lợm trong việc phục kích và khủng bố dân trong các vùng chiếm đóng với cách thức hết sức dã man.

Quân đội Hàn Quốc gây ra rất nhiều tội ác man rợ, trời không dung đất không tha như giết hại cùng một lúc 500 dân làng ở Tịnh Sơn Sơn Tịnh Quảng Ngãi với thành phần chủ yếu là người già trẻ em và phụ nữ để khủng bố răn đe mọi người không được ủng hộ du kích và trả thù cho những tên bị quân ta tiêu diệt…

Tư lệnh miền đã nhận được rất nhiều thư tố cáo và yêu cầu trừng trị lũ giặc đánh thuê man rợ của chi hội phụ nữ và dân trong vùng bị chúng chiếm đóng. Quân ta đã tập trung lại và thề tiêt diệt bọn Đại Hàn để trả thù cho các chiến sĩ và đồng bào hy sinh vơi khẩu hiệu viết bằng máu: “Xé xác Rồng Xanh, Phanh thây Mãnh Hổ! Máu phải trả bằng máu, quyết trả thù cho đồng bào Bình Sơn, Sơn Tịnh bị Nam Triều Tiên sát hại”.

Các chiến sĩ ta và trận với quyết tâm cao cùng với vành khăn tang trắng quấn trên đầu để tưởng nhớ những đồng bào bị giặc sát hại. Và các hoạt động “Khai tử Rồng Xanh ” liên tục diễn ra.

Vào một ngày giữa năm 1966, như thường lệ lính Hàn Quốc lên trực thăng đi càn khá đông, chúng đổ bộ xuống một cánh đồng mà không biết đã có tiểu đoàn 48 quân giải phóng bố trí trận địa bao vây phục sẵn. Đợi bọn giặc vào thật gần cả tiểu đoàn đồng loạt nổ súng, địch bị bất ngờ chống cự yếu ớt và tháo chạy tìm đường thoát thân. Quyết không để kẻ thù chạy thoát quân ta nhất loạt xung phong truy kích tiêu diệt địch. Cuối trận đánh địch hầu như bị tiêu diệt toàn bộ, bỏ lại hơn 200 xác chết, chỉ có một số ít tháo chạy được.

Sau đó, nhiều đại đội Hàn Quốc bị tiêu diệt gọn trong các trận bao vây và phục kích của ta. Địch bắt đầu hoang mang và chùn tay hơn khi đi càn quét.

Tuy nhiên, tinh thần của chúng chỉ gục ngã hẳn sau một trận đánh lớn, trận đánh giáng một đòn mạnh vào quân đội Hàn Quốc rung động đến cả Seoul và làm Tổng thống Park Chung Hee phải điên đầu. Đó là trận tấn công một tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ của Lữ đoàn “Rồng Xanh” nổi tiếng tàn ác khát máu đóng đóng tại đồi tranh Quang Thạnh tỉnh Quảng Ngãi vào năm 1967.

Trận đánh này có ý nghĩa rất lớn, nó củng cố tinh thần cho quân giải phóng, làm hả lòng hả dạ đồng bào Quảng Ngãi nơi quân giặc đã gây ra nhiều tội ác tày trời. Làm tan rã ý chí chiến đấu và sự hung hăng của quân Hàn Quốc đánh thuê. Đặc biệt, trận này không phải là ta phục kích đánh lẻ tẻ mà đánh tiêu diệt xoá xổ một lực lượng cỡ tiểu đoàn trong một căn cứ phòng ngự vững chắc được kết cấu bởi một hệ thống các công sự phòng ngự kèm các lô-cốt cố thủ bao quanh bởi một hệ thống dây kẽm gai gài mìn nhiều tầng được giám sát bảo vệ bởi các tốp lính đi tuần và canh gác cẩn mật.

Diễn biến trận Quang Thạnh ngày 15/2/1967

Tư lệnh miền đã cân nhắc rất kỹ các kế hoạch tấn công vào cứ điểm đồi tranh Quang Thạnh. Mục tiêu của ta đề ra là phối hợp các tiểu đoàn chiến đấu vận động bí mật tiếp cận mục tiêu theo hình thức đặc công. Đến nơi tạo 4 cửa mở ở bốn góc bằng cách gài bộc phá để phá đồng loạt các hàng rào dây kẽm gai sau đó đồng loạt xung phong tiến vào tiêu diệt quân địch trong cứ điểm bằng AK, lựu đạn và súng phun lửa kết hợp với DKZ và B-40 ở bên ngoài. Yếu tố bất ngờ đóng vai trò chủ đạo và trận đánh phải sẽ diễn ra vào khoảng 10 giờ tối và phải kết thúc trước càng nhanh càng tốt trước khi trời sáng để đề phòng quân địch ở các căn cứ khác kéo đến tiếp viện và hạn chế hoả lực của phi pháo bắn tiếp cứu

Trận đánh bắt đầu đúng như kế hoạch, ta dùng 4 mũi tấn công bí mật tiếp cận từ các hướng, giữa các mũi tấn công luôn luôn đảm bảo liên lạc thông suốt với nhau và với ban chỉ huy trận đánh. Tuy nhiên do rải lộ tiêu không tốt mà một mũi tấn công bị lạc đường mất liên lạc và không đến vị trí tập kết được. Mặc dù chỉ còn ba mũi nhưng ta vẫn quyết định tấn công cứ điểm. Ta đã thành công trong việc bịt mắt bọn đi tuần và bọn gác bên ngoài. 3 mũi bí mật tiếp cận các cửa mở và đã đặt bộc phá xong, chỉ huy trận đánh ra lệnh đồng loạt phát hoả để mở các cửa.

Diễn biến trận Quang Thạnh ngày 15/2/1967
Diễn biến trận Quang Thạnh ngày 15/2/1967

Sau những tiếng nổ của bộc phá và DKZ, B-40 cùng lựu đạn. Quân ta nhất loạt xung phong đột phá qua các cửa mở dùng AK bắn xối xả vào các giao thông hào, các ụ phòng ngự có đặt trung liên, và các khu dã chiến cho lính ngủ nửa chìm nửa nổi. Bọn địch bị hoàn toàn bất ngờ , vòng ngoài nhanh chóng bị hoả lực của ta tiêu diệt. Số còn lại lùi vào bên trong vừa phản kích dữ dội vừa tìm cách tập trung lực lượng dựa vào các lô cốt phòng ngự. Nắm được ý đồ của địch, ta vừa tăng cường sức tiến công vừa bao vây chia cắt địch theo từng khu vực để tiêu diệt và gọi hàng.

Mặc dù sức tấn công của ta mạnh ở 3 mũi nhưng do thiếu một mũi tấn công thứ tư cho nên việc chia cắt cô lập địch thành các khu nhỏ để bao vây tiêu diệt triệt để trở nên khó khăn. Quân Hàn Quốc dựa vào các lô-cốt hầm ngầm điên cuồng chống cự bằng trung liên, nhất quyết không đầu hàng. Ta dùng súng phun lửa và lựu đạn tiêu diệt các ụ phòng ngự ngoan cố này.

Đến gần sáng, ta làm chủ phần lớn cứ điểm, căn cứ ngổn ngang xác địch. Do sơ hở, ta để một đại đội thuộc sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ từ bên ngoài đánh vào tiếp cứu và chúng co cụm vào 2 lô-cốt kiên cố nhất ở trên cao, dùng hoả lực chống cự quyết liệt…

Lúc này phi pháo ở bên ngoài bắn vào dữ dội hơn. Do bên trong căn cứ lúc này chủ yếu là quân ta cho nên chỉ huy trận đánh ra lệnh giải quyết số thương binh tử sĩ và rút lui dần vì nếu kéo dài đến sáng sẽ không có lợi.

4 giờ sáng quân ta rút lui an toàn ra khỏi căn cứ đồi tranh Quang Thạnh.

Mặc dù không tiêu diệt được 100% quân số địch, không bắt được tù binh nhưng số mà ta tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu đủ để xoá sổ tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ của Lữ đoàn Rồng Xanh đóng tại đây. Trận này ta tiêu diệt tại chỗ 420 lính Hàn Quốc (chúng có khoảng 500 tên trong căn cứ).

Ảnh minh họa: Bộ đội đặc công Rừng Sác với những chiến công huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ. (Nguồn: Vietnam+)
Ảnh minh họa: Bộ đội đặc công Rừng Sác với những chiến công huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ. (Nguồn: Vietnam+)

Đây là một trận đánh lớn, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đánh qụy Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến Rồng Xanh, giáng một đòn chí tử vào đội quân đánh thuê tàn ác, củng cố tinh thần cho bộ đội khu Năm về khả năng đánh địch trong cứ điểm phòng ngự kiên cố. Âm vang của trận đánh lớn đến nỗi làm lình Hàn Quốc sống sót mất hết tinh thần. Sau trận đánh, sáu tên lính Park Chung Hee ở một đơn vị Rồng Xanh đã rút chốt lựu đạn tự tử tập thể, một số tự bắn vào chân để phản đối lệnh đi càn của chỉ huy.

Ở các nơi có bọn Đại Hàn đóng quân, một số đem súng tìm du kích để đầu hàng. Một số thông qua dân nhắn bộ đội giải phóng đừng có bắn chúng, đổi lại chúng sẽ chỉ đi càn lấy lệ

Sau chiến thắng này bà con ta hả lòng hả dạ và yên tâm bám đất ủng hộ du kích kiên quyết không vào các ấp chiến lược do địch cưỡng chế.

Theo VNDEFENCE

Từ khóa » đặc Công Việt Nam Tiêu Diệt Lính Hàn Quốc