Xem Bài Viết Hướng Dẫn đặt Câu Hỏi Khi đến Với Tarot
Có thể bạn quan tâm
Bài viết dành cho các querents – những người đến với Tarot để được trả lời câu hỏi của mình. Hy vọng đọc xong bài viết này, bạn có thể tổng hợp được vấn đề của mình vào 1,2 câu hỏi đơn giản. Chúng sẽ giúp bạn đỡ mất thời gian tóm tắt câu chuyện của mình khi gặp các Tarot readers – người đọc bài cho bạn, và chúng cũng sẽ giúp các readers nhanh chóng hiểu và giải quyết vấn đề của bạn.
I. Giới thiệu chung
1. Đặc trưng hỏi đáp thực tế của Tarot
Đến với Tarot, bạn hãy hiểu về sức mạnh đặc trưng của nó. Mỗi một lá bài Tarot đều thể hiện phần nào đó cuộc sống mà bạn đã/đang/sẽ trải qua một cách ấn tượng, chi tiết và cụ thể. Vậy bạn hãy hỏi về những khía cạnh liên quan trực tiếp đến cuộc sống của bạn (nhấn mạnh là của bạn nhé) một cách chi tiết và cụ thể. Câu trả lời từ các Readers sẽ giúp bạn có đủ THÔNG TIN để bạn hình thành GIẢI PHÁP. Đơn giản vì khó khăn của bạn sẽ do chính bạn giải quyết chứ không phải do các Readers. Hãy nhớ điều này – Readers chỉ giúp bạn thông tin mà thôi. Còn nếu bạn không làm gì để thay đổi, sẽ không có gì thay đổi hết. Nếu bạn mong chờ 1 ai đó có thể thực hiện 1 nghi lễ, thủ tục gì đó để thay đổi tương lai của bạn, để nó tốt hơn thì bạn tìm nhầm người rồi.
Đơn giản thì việc đầu tiên trước khi tìm đến Tarot, bạn hãy tự hỏi mình:
- Mình muốn biết cái gì?
- Mình biết để làm gì?
- Đừng chỉ hỏi rồi bỏ đó không làm gì hết, bạn cần phải tự cứu bạn. Và cũng đừng hỏi nếu bạn không có niềm tin vào câu trả lời/ người trả lời. Readers sẽ chỉ giúp bạn khi bạn thực sự cần sự giúp đỡ. Cũng đừng hỏi về những vấn đề chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của bạn.
2. Những mẫu người không nên tìm đến Reader.
Nếu tự bạn thấy mình thuộc về những mẫu người sau, cá nhân tôi cho rằng bạn không hợp với Tarot, hoặc Tarot sẽ khó giúp được bạn, hoặc nó sẽ gây hại nhiều hơn là lợi cho bạn.
a) Bạn quá nhỏ tuổi.
Thường mỗi một reader đều quy định một mức lứa tuổi tối thiểu cho khách hàng của mình. Lý do đơn giản nhất ở đây là bạn chưa đủ khả năng tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Bản thân tôi sẽ đọc bài thoải mái cho các bạn từ 18 tuổi trở lên. Đối với các bạn từ 16->18, tôi sẽ rất thận trọng khi tiếp xúc và đưa ra lời khuyên. Còn dưới 16 tuổi, tôi sẽ không xem. Các bạn nhỏ tuổi cũng rất dễ rơi vào 1 trong 2 mẫu (b và d) ở dưới.
Hãy chờ đợi, vì bạn còn cả 1 cuộc đời phía trước.
b) Bạn quá dễ bị ảnh hưởng tâm lý hoặc bạn quá duy tâm
Tôi không muốn bạn đặt tôi lên bàn thờ làm thánh sống, phán gì nghe nấy đâu. Bạn hãy giao tiếp với tôi như con người giao tiếp với con người. Nếu cần, bạn hãy đọc kỹ lại phần 1. Tarot và Tarot reader không làm thay bạn gì hết mà chỉ giúp bạn thông tin, chỉ có bạn cứu chính mình mà thôi.
Hãy tập đứng vững trên đôi chân của chính mình và tập chịu trách nhiệm về hành động của mình. Đừng đổ tại bất cứ cái gì bên ngoài, “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.
c) Bạn nghi ngờ mọi thứ, mọi người
Nếu bạn không để ngỏ trái tim mà chỉ dùng cái đầu lạnh để tiếp cận với Reader, bạn cũng sẽ nhận lại được 1 thứ tương tự. Hãy tin tôi, không có một reader nào không muốn giúp đỡ querent của mình.
Hãy đừng biến hậu phương thành chiến trường.
d) Bạn quá bị động trong giải quyết vấn đề hoặc sống quá phụ thuộc
Reader sẽ không muốn ngày nào cũng gặp bạn chỉ để giúp bạn giải quyết những vấn đề vụn vặt mà bạn hoàn toàn có thể tự quyết định. Đừng phụ thuộc, coi chừng đến lúc bạn gặp chuyện lớn thật thì không còn ai đủ kiên nhẫn ở bên cạnh bạn nữa. Bạn đã đọc câu chuyện về “Chú bé chăn cừu” chưa?
II. Hai yếu tố tạo nên một câu hỏi tốt
1. Yếu tố cần hỏi / Từ nghi vấn
Trong tiếng Anh có rất nhiều từ để hỏi “What / Which / How / Why/ Where / When/ Who) phản ánh các khía cạnh khác nhau của cùng 1 vấn đề, việc bạn xác định được đâu là góc bạn muốn nhìn vào sẽ giúp cả bạn lẫn reader rất nhiều.
Bạn có thể hỏi về toàn cảnh (nếu bạn thuộc mẫu người thích thông tin toàn diện, và từ đó vạch ra phương hướng hành động). Bạn có thể hỏi về nguyên nhân, lý do, cũng có thể hỏi về ưu điểm nhược điểm, có thể phân biệt nội tâm và ngoại cảnh. Câu hỏi của bạn sẽ phản ánh tính cách của bạn phần nào. Hãy so sánh 2 câu hỏi này:
- Tôi muốn biết khả năng thăng tiến của tôi trong 2 môi trường là công ty A và công ty B, nếu so sánh với nhau thì hơn kém thế nào. (Tập trung 1 tiêu chí: khả năng thăng tiến)
- Tôi muốn so sánh tổng thể môi trường công việc của 2 công ty A và B. (Nhìn nhận tổng quát).
Hoặc so sánh các câu hỏi này với nhau, cùng trong 1 trường hợp: 1 cô gái chưa có bạn trai và băn khoăn nhiều về điều này.
- Bao giờ em có bạn trai? (Thể hiện bạn thuộc mẫu người bị động, muốn chờ sung rụng hoặc chỉ hỏi cho có, có biết câu trả lời thì cũng vậy)
- Trong tháng này em có bạn trai hay không? (Thể hiện bạn thuộc mẫu người duy tâm ít nhiều, cho rằng số phận nó thế thì sẽ là thế)
- Nhược điểm gì của em làm cho các mối tình trong quá khứ không thể kéo dài được? (Thể hiện bạn là người có trách nhiệm, đang muốn rút kinh nghiệm cho 1 tương lai tốt đẹp hơn)
- Em nên tập trung vào những mẫu người nào nếu muốn có một mối quan hệ tình cảm tốt đẹp (Thể hiện bạn không chắc rằng lỗi lầm là thuộc về bạn trong những lần tan vỡ trước đây, và bạn muốn kén nửa kia của mình phù hợp nhất có thể)
2. Chủ thể
Chỉ cần nhớ, câu hỏi của bạn nên luôn luôn thực tế. Đầu tiên là chủ thể. Nếu bạn và người yêu cãi lộn thì trách nhiệm thuộc về cả 2, và câu hỏi của bạn cũng nên phản ánh điều này. Cũng đừng hỏi những câu không liên quan gì đến bạn (tức là chủ thể hoàn toàn là người khác), cái này giống như thoả mãn trí tò mò của bạn chứ không giúp bạn giải quyết vấn đề.
Có 1 bạn nữ X đã từng đặt vấn đề với tôi “Em muốn biết bạn Y có người yêu chưa” khi hoàn cảnh là bạn ấy mới quen biết bạn Y và có 1 chút mong muốn thúc đẩy mối quan hệ đi lên, tuy nhiên không muốn phí sức lực nếu đồn đã có địch. Tôi đã trả lời: Vậy em nghĩ gì nếu bạn Y hỏi anh “Em muốn biết bạn X có còn trinh trắng hay không”? Đương nhiên kết quả là bạn X hậm hực bỏ ý định hỏi câu đó. Nhưng các bạn thấy đấy, tò mò giống y như việc nhìn qua khe cửa sổ vào nhà hàng xóm khi người ta đã đóng cả cửa chính.
III. 3 dạng câu hỏi chính nên sử dụngCó 3 hình thức câu hỏi hay được sử dụng trong Tarot. Chúng có thể đi độc lập hoặc nối tiếp nhau.
1. Câu hỏi để xác định vấn đề hoặc phân tích vấn đề
Những câu hỏi dạng này được đặt ra khi bạn bối rối giữa 1 mớ thông tin, thật giả lẫn lộn. Hoặc khi bản thân bạn không rõ bạn đang đứng ở đâu, mắc kẹt vào cái gì. Trong trường hợp này, hãy hỏi 1 câu để nhận ra được: vấn đề của mình là gì. Trong câu hỏi nên có:
+ Lĩnh vực bạn quan tâm + Chủ thể (thường là bạn)
Hoặc
+ Chủ thể + phạm vi / đối tượng + đang như thế nào?
Thường nếu bạn bỏ chút thời gian kể (tóm tắt) câu chuyện phức tạp bạn đang trải qua, cảm nhận/suy nghĩ hiện tại của bạn, reader có thể giúp bạn nhanh chóng tìm ra câu hỏi phù hợp.
* 3 câu hỏi ví dụ:
- Việc học của em đang sa sút, em muốn xác định đâu là lý do. (Lĩnh vực học hành, chủ thể là “em”). Câu trả lời tóm tắt ví dụ sẽ là “Vì em để tình yêu ảnh hưởng xấu đến chuyện học”.
- Tôi đang mất phương hướng trong cuộc sống, định hướng tiếp theo mà tôi nên theo đuổi sẽ có đặc điểm như thế nào(Lĩnh vực cá nhân, chủ thể là “tôi”). Câu trả lời tóm tắt ví dụ sẽ là “Với năng lực và hoàn cảnh của bạn, có lẽ bạn nên theo định hướng nghệ thuật. Ngắn hạn nhất, có thể là qua việc đăng ký theo 1 vài lớp học nghệ thuật nào đó”.
- Tôi và người yêu dạo này liên tục cãi vã. Tôi muốn xác định nguyên nhân (Lĩnh vực tình yêu, chủ thể là “tôi và người yêu”). Câu trả lời tóm tắt ví dụ sẽ là “Người yêu bạn đang chịu ảnh hưởng lớn và không tốt từ môi trường xung quanh cho nên tâm trạng không tốt, còn bạn thì không hiểu điều đó”.
2. Câu hỏi để giải quyết vấn đề
Sau khi bạn đã biết được vấn đề của mình ở đâu (có thể bạn tự nhận thức được, hoặc có thể có được sau khi hỏi 1 câu thuộc mục 1, hãy hỏi 1 câu để tìm lối thoát cho chính mình. Hãy quan tâm tới 2 điểm:
+ Bạn cần hiểu rõ khía cạnh nào + Chủ thể Hãy nhớ là bạn có rất nhiều khía cạnh để hỏi về cùng 1 vấn đề. Ai, như thế nào, cái gì, ở đâu, thuận lợi, khó khăn… hay tất cả
* 3 câu hỏi ví dụ, ứng với 3 câu hỏi mục 1 bên trên – sau khi đã có câu trả lời:
- Em nên làm gì để không bị chuyện tình cảm ảnh hưởng xấu tới chuyện học nữa (Khía cạnh: hành động – “nên làm gì”, và chủ thể “Em”)
- Chỉ cho tôi ưu và nhược điểm cá nhân nếu tôi chọn theo con đường nghệ thuật (Khía cạnh là “ưu nhược điểm”, chủ thể là “tôi”).
- Tôi muốn biết ai là người đang tạo ảnh hưởng lớn và không tốt cho người yêu tôi bây giờ. (Khía cạnh là “Ai”, chủ thể bị động là “người yêu tôi”)
Và 1 câu hỏi tìm hiểu toàn diện, chỉ nên hỏi nếu bạn tự tin cái bạn cần là 1 bức tranh toàn cảnh: Tôi muốn nhìn nhận tổng thể mối quan hệ tình cảm hiện tại, tôi – người yêu và 2 phía gia đình.
3. Câu hỏi lựa chọn
Hãy đặt ra 1 câu hỏi lựa chọn khi các lựa chọn của bạn là thực sự song song. Nếu chúng không song song (tức là khác hẳn nhau về bản chất), hãy đặt 2 câu hỏi dạng thứ 2 (mục trên). Hãy thử tìm hiểu sự khác biệt giữa 3 câu hỏi này:
- Tôi muốn so sánh để lựa chọn công việc A và công việc B, cả 2 công ty đều đang mời tôi. (Đây là lựa chọn song song, 2 lựa chọn giống nhau, tiêu chí là tổng thể)
- Tôi muốn so sánh để lựa chọn công việc A và công việc B, cả 2 công ty đều đang mời tôi. Tiêu chí lựa chọn là sự thoải mái tự do trong môi trường làm việc và khả năng thăng tiến (Đây là lựa chọn song song, 2 lựa chọn giống nhau, 2 tiêu chi)
- Tôi muốn suy nghĩ xem nên tiếp tục công việc A tôi vẫn đang làm hay ngừng A lại để bắt đầu làm việc B (2 lựa chọn khác hẳn nhau, 1 cũ 1 mới).
Đối với câu hỏi 3, bạn đương nhiên nắm được khá rõ thông tin về công việc A mình đang làm. Hãy xác định xem tiêu chí quan trọng nhất khi lựa chọn công việc của bạn là gì, rồi đặt 1 câu hỏi với 1 chủ thể là công việc B. Ví dụ: Tôi muốn biết trong môi trường công việc B, tôi sẽ học được những gì? Hoặc là: Tôi muốn biết độ ổn định của công việc B, tôi cần điều đó để có thể chăm sóc gia đình tốt.
IV. Danh sách tham khảo những dạng câu hỏi không nên đặt ra
1. Câu hỏi đóng Yes/No
Những câu hỏi này luôn theo kiểu “có hay là không”. Đương nhiên nó mang thông tin, nhưng nó giống như chỉ giúp bạn tiến từng milimet, tại sao phải hỏi thế nếu bạn có thể nhìn được cả toàn bộ con đường? Ví dụ sau khi mới quen 1 cô gái, querent nam hỏi reader:
- Cô ấy có yêu tôi không?
Nếu cô gái mới dừng tình cảm ở mức “thích”, thì có phải câu trả lời sẽ là “Không”? Tốt hơn là hỏi “Vậy sau lần gặp gỡ này, tình cảm của cô ấy dành cho tôi đang như thế nào?”
Hoặc nếu querent và sếp đang mâu thuẫn cá nhân. Querent hỏi:
- Sếp tôi có đuổi việc tôi không?
Querent mong chờ điều gì: Nếu “Có” –> Querent liệu có tự nộp đơn xin nghỉ việc hay không? Có bị ám ảnh tâm lý, buồn rầu chán nản hay không? Nếu “Không” –> Querent có mặc kệ vụ mâu thuẫn vì tin rằng mình sẽ không sao? Như bạn đã thấy, câu hỏi dạng này không đi đến cái gì tốt đẹp cả.
Tại sao không hỏi “Tôi nên làm gì để giải quyết mâu thuẫn”, chủ động hơn hẳn, hoặc tệ hơn thì cũng là “Tôi nên làm gì để sếp không đuổi việc”?
2. Câu hỏi hoang tưởng
Những câu hỏi này có chủ thể hoặc hành động không chắc chắn, dựa trên trí tưởng tượng của bạn mà ra. Đừng hỏi nếu bạn không chắc về điều kiện của nó, kể cả khi mẫu câu hỏi của bạn rất chuẩn, Ví dụ:
- Em muốn biết tại sao bạn A thích em? (Thực ra bạn A đã có người yêu và chả quan tâm gì đến bạn querent tội nghiệp này cả. Bạn querent này đã mặc định tưởng tượng ra 1 vế “Bạn A thích em”).
- Em muốn biết phía gia đình bạn A có nhìn nhận gì về em (Thực ra bạn A chưa từng kể gì về bạn querent với gia đình.)
3. Câu hỏi ám ảnh tâm lý
Đừng hỏi những câu mà kết quả dù có là gì thì nó cũng ảnh hưởng quá lớn tới tâm lý của bạn. Đây là câu hỏi tôi hay gặp nhất, và cũng là câu tôi hay phải giải thích nhất khi từ chối:
- Kết quả thi đại học của em thế nào? (Các bạn querent hay hỏi tôi câu này trước kì thi chừng 1 tháng. Để ý là các bạn này thường là 17-18 tuổi, lứa tuổi rất nhạy cảm)
Và đây là câu trả lời bằng miệng chứ không phải bằng bài của tôi: Nếu trả lời là tốt lắm, em đỗ, em sẽ lười học và chủ quan. Nếu trả lời là xấu lắm, em trượt, em sẽ chán nản và không còn tâm trí học. Vậy em hỏi để làm gì?
4. Câu hỏi vô ích
Đây là những câu hỏi chỉ đặt ra cho có, thường là thoả mãn sự tò mò. Câu trả lời dù có là gì, cũng không mang thông tin thực sự giúp ích được cho các bạn. Hãy hạn chế, kể cả chủ thể có là chính bạn. Ví dụ:
- Tâm trạng của em sau khi hoàn thành đợt tình nguyện này sẽ thế nào? (Tại sao không hỏi “Nên chú tâm cái gì để hoàn thành tốt đợt tình nguyện?”)
- Tại sao em không thể dễ dàng quyết định gật đầu khi nhận lời cầu hôn (Câu trả lời tới 90% là ai cũng trả lời được)
V. Danh sách tham khảo những câu hỏi tốt
1. Câu hỏi tìm lĩnh vực (Đọc mục III.1)
2. Câu hỏi tìm vấn đề (Đọc mục III.1)
3. Câu hỏi tìm hiểu toàn diện (Đọc mục III.2)
4. Câu hỏi tìm giải pháp (Đọc mục III.2)
5. Câu hỏi lựa chọn (Đọc mục III.3)
Từ khóa » Câu Hỏi Tarot Về Công Việc
-
Cách đặt 101 Câu Hỏi Khi Trải Bài Tarot Giúp Cải Thiện Bản Thân
-
Xem "Bói" Bài Tarot: Tình Cảm, Tiền Bạc, Công Việc Sự Nghiệp
-
Cách đặt Câu Hỏi Tarot Về Sự Nghiệp
-
Trải Bài Tarot Về Công Việc Hot Nhất 2022 - Chính Xác, Uy Tín!
-
Bói Bài Tarot - Công Việc Của Bạn Trong Tương Lai Gần Sẽ Như Thế Nào?
-
Bói Bài Tarot Về Sự Nghiệp - Boibai.online
-
Đặt Một Câu Hỏi Tốt Khi Xem Tarot - Facebook
-
Cách đặt 101 Câu Hỏi Khi Trải Bài Tarot - TUVI365
-
Cách đặt Câu Hỏi Khi Xem Tarot Quyết định 99% độ Chính Xác - Tago
-
BÓI BÀI TAROT CÔNG VIỆC: Xem Bói Vui để Nắm Bắt Bí Quyết Thành ...
-
Cách Viết Một Câu Hỏi Trong Tarot
-
6 Cách Thức Đặt Câu Hỏi Tốt Trong Tarot 2022
-
[Top Bình Chọn] - Bói Bài Tarot Về Công Việc - Tôi đi Xem Bói
-
Trải Bài Tarot Về Công Việc Hot Nhất 2022 – Chính Xác, Uy Tín!