Xem Ngay Cách Viết Lại Câu điều Kiện Trong Tiếng Anh - Benative Kids
Có thể bạn quan tâm
Câu điều kiện là một cấu trúc ngữ pháp được sử dụng rất phổ biến trong tiếng Anh, tuy nhiên vẫn còn một số bạn vẫn chưa biết cách sử dụng và phân biệt các loại điều kiện. Hiểu được điều đó, Benative Việt Nam sẽ tổng hợp lý thuyết và cách viết lại câu điều kiện trong tiếng Anh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn.
Định nghĩa câu điều kiện trong tiếng Anh (Conditional sentences)
Câu điều kiện được dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đấy chỉ xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra. Câu điều kiện gồm có 2 phần (2 mệnh đề): – Mệnh đề (MĐ) nêu điều kiện (còn được gọi là mệnh đề IF) là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện – Mệnh đề nêu kết quả là mệnh đề chính. Ví dụ: If it rains – I will stay at home. MĐ điều kiện – MĐ chính (Nếu trời mưa – tôi sẽ ở nhà.) Hai mệnh đề ở trong câu điều kiện có thể đổi chỗ cho nhau: Nếu mệnh đề chính đứng trước thì giữa hai mệnh đề không cần dấu phẩy, ngược lại thì phải có dấu phẩy ở giữa. Ví dụ: You will pass the exam if you work hard. (Bạn sẽ vượt qua kỳ thi nếu bạn học tập chăm chỉ.) => If you work hard, you will pass the exam. (Nếu bạn học tập chăm chỉ, bạn sẽ vượt qua kỳ thi.) Các loại câu điều kiện:
Type | Forms | Usage |
0 | If + S + V (s/es), S+ V (s/es) hoặc câu mệnh lệnh | |
1 | If + S + V (s/es), S + can/will/shall…… + Vo | Điều kiện có thể xảy ra ở hiẹn tại ỏ tương lai |
2 | If + S + V2/ Ved, S + could/ would/ should…+ Vo | Điều kiện không có thật ở hiện tại |
3 | If + S + Had + V3/Ved, S + could/ would… + have + V3/Ved | Điều kiện không có thật trong quá khứ |
Điều kiện kết hợp | If + S + had + V3/Ved or S + would + Vo |
Cách viết lại câu điều kiện trong tiếng Anh
1) Dạng chia động từ
Ở cấp độ cơ bản thông thường người ta chia một vế cho mình rồi nên các bạn chỉ việc quan sát xem đó là loại mấy mà áp dụng công thức cho đúng.
Ví dụ: If I meet him, I (give) him this book. Nhìn thấy câu đề cho bên if là thì hiện tại nên ta biết đó là loại 1 nên ta chia loại 1: If meet him, I will give him this book. Cũng có trường hợp hơi khó hơn là người ta sẽ đóng ngoặc cả hai bên. Trong trường hợp này trước tiên các bạn xem sự việc có phải xảy ra ở quá khứ không, Nếu phải thì chia loại 3, nếu không có dấu hiệu nào của quá khứ thì các bạn phải dịch nghĩa: Nếu thấy không có khả năng hoặc khó có khả năng xảy ra thì dùng loại 2, nếu có khả năng xảy ra thì dùng loại 1.
Ví dụ: If he (go) there yesterday, he (meet) her. Thấy có dấu hiệu của quá khứ (yesterday) nên ta chia loại 3: If you went there yesterday, you will meet him. I (go) there if I (be) you. Không có dấu hiệu quá khứ nên ta dịch nghĩa: … nếu tôi là bạn => chuyện không thể xảy ra nên dùng loại 2: I would go there if I were you.
2) Dạng viết lại câu dùng IF
Dạng này người ta sẽ cho 2 câu riêng biệt hoặc nối với nhau bằng các chữ như: so = that’s why (vì thế), because (bởi vì) Đối với dạng này nếu các em thấy: – Cả 2 câu đều chia thì tương lai thì dùng loại 1 (không phủ định) – Một bên hiện tại, một bên tương lai / hiện tại thì dùng loại 2 (phủ định) – Nếu có quá khứ trong đó thì dùng loại 3 (phủ định) – Ghi chú: – Phủ định là câu có not thì chúng ta dùng không có not và ngược lại – Nếu có because thì để if ngay vị trí because – Nếu có so, that’s why thì để if ngược với vị trí của chúng.
Ví dụ: I will go there. I will buy you a cat. => If I go there, I will buy you a cat. I can’t go out because it is sunny. => If it weren’t sunny, I could go out. (người ta can thì mình dùng, không đổi thành will)
3) Dạng viết lại câu đổi từ if sang dùng unless
Unless sẽ thế vào chỗ chữ if, bỏ not, vế kia giữ nguyên.
Ví dụ: If you don’t speak loudly, he won’t hear. Unless…. => Unless you speak loudly, he won’t hear.
4) Dạng viết lại câu đổi từ without sang dùng if
Dùng if…. not…., bên kia giữ nguyên (tùy theo nghĩa mà có câu cụ thể)
Ví dụ: Without your help, I wouldn’t pass the exam. (không có sự giúp đỡ của bạn ,…) If you didn’t help, I wouldn’t pass the exam. (nếu bạn không giúp,…) Without water, we would die. (không có nước,…) If there were no water, we would die. (nếu không có nước,..)
5) Dạng viết lại câu đổi từ Or, otherwise sang dùng if
Dạng này thường có cấu trúc là câu mệnh lệnh +or, otherwise + S will… Cách làm như sau: If you don’t (viết lại, bỏ or, otherwise)
Ví dụ: Hurry up,or you will be late. (nhanh lên, nếu không bạn sẽ trễ) If you don’t hurry, you will be late. (nếu bạn không nhanh lên,bạn sẽ trễ)
6) Dạng viết lại câu đổi từ But for sang dùng if
Dùng : if it weren’t for thế cho but for,phần còn lại giữ nguyên Các dạng câu điều kiện ám chỉ: Provided (that), providing (that) (miễn là ) = if In case = phòng khi
Trên đây là cách viết lại câu điều kiện trong tiếng Anh, chúc các bạn học tốt.
Từ khóa » Cách Viết Lại Câu Dùng Câu điều Kiện Loại 1
-
Viết Lại Câu điều Kiện, Chuyển Câu điều Kiện
-
Bài Tập Viết Lại Câu điều Kiện Trong Tiếng Anh Cách ...
-
Câu điều Kiện Loại 1- Công Thức, Cách Dùng, Bài Tập áp Dụng
-
VIẾT LẠI CÂU ĐIỀU KIỆN Bài 23 (19-25)| Tiếng Anh Cơ Bản Cho ...
-
Bài Tập Viết Lại Câu điều Kiện Trong Tiếng Anh (Cách Viết Lại ... - 123doc
-
Câu điều Kiện Loại 1 Cấu Trúc Cách Dùng Và Bài Tập
-
Tất Tần Tật Kiến Thức Về Câu điều Kiện - Anh Ngữ Athena
-
Câu điều Kiện Loại 1 Cấu Trúc Cách Dùng Và Bài Tập - Ms Hoa Giao Tiếp
-
Câu điều Kiện: Công Thức, Cách Dùng Và ứng Dụng - Step Up English
-
Bài Tập Viết Lại Câu điều Kiện Loại 1 Có đáp An - Xây Nhà
-
Câu điều Kiện – Công Thức, Cách Dùng, Bài Tập Có đáp án
-
Tổng Hợp Cấu Trúc Và Bài Tập Viết Lại Câu điều Kiện Loại 0, 1, 2, 3 Pdf
-
Công Thức Câu điều Kiện Loại 1 - Kèm Bài Tập Có đáp án
-
3 Loại Câu điều Kiện Trong Tiếng Anh (Conditional Sentences)