Xem Sao Chiếu Mệnh, Cách Cúng Sao Giải Hạn

Sao hạn là từ ngữ được dùng khá phổ biến trong lịch pháp của Phật Giáo, ứng dụng với các ngày trong năm để định cát, hung. Chín sao này phối dùng với từng năm để xem vận mệnh con người. Từ thời nhà Tống việc lập đàn giải hạn đã được ứng rộng rồi lan truyền rộng rãi, được ghi lại trong "Ngọc Hạm Ký" của Hứa Chân Quân.

Có chín ngôi sao gồm Thủy Diệu, Thái dương, Thái âm, Mộc đức, Thổ tú, La hầu, Thái bạch, Vân hớn, Kế đô. Mỗi năm, mỗi giới có một ngôi sao khác nhau chiếu sáng, luân phiên theo từng năm.

Người xưa cho rằng con người có mối liên hệ với 9 sao. Theo thời gian, gắn từng với các sự kiện, hoàn cảnh, dần dần việc cúng tế, lập đàn ngày càng đi sai lệch với ý nghĩa ban đầu của nó và bị coi là việc làm mê tín dị đoan. Chúng ta nên có cái nhìn khách quan hơn về việc này. Vào ngày sao hạn chiếu mệnh cần thắp thêm đèn, nến để cầu bình an, phúc thọ. Đầu năm có hạn nên đến chùa thắp hương, khấn vái, cầu xin các vị thần che chở.

Các bài văn cúng hiện nay ở các chùa, đền, miếu đa phần đều khác nhau, tùy theo nơi đó họ thờ cúng ai, tất cả những văn cúng đó đều là do truyền miệng lại rồi được các cao tăng ghi chép, nội dung của những văn cúng này đa phần đều mang tính chất hóa giải về mặt tâm lý, thậm chí còn không cần người phải hóa giải có mặt, do vậy mới dẫn tới nhiều luồng suy nghĩ trái chiều, cho rằng cách làm trên không cần thiết chỉ cần tu tâm dưỡng tính là được.

Tuy vậy hai quan niệm trên cũng đều có cái hay, cái dở của nó. Quá tin tưởng vào cúng sao giải hạn, phải chen lấn xô đẩy để vào chùa làm lễ đầu năm, hao tiền tốn của,...cũng không phải là tốt. Mà phủ nhận việc giải sao hạn cũng không nên bởi quan niệm về sao hạn cho ta thấy sự hữu hạn của con người, cũng như những chu kỳ nhất định của đời người. Nếu biết được chu kỳ tốt, xấu thì ta sẽ có những chuẩn bị về mặt tâm lý, những biện pháp ứng xử phù hợp giúp thuận lợi hơn trong công việc và cả cuộc sống. Chọn năm có sao tốt để đầu tư, kinh doanh sẽ khiến người ta an tâm hơn, năm có sao xấu thì nên cẩn thận trong mọi việc làm, đầu tư, kinh doanh cũng cần thận trọng.

Thực tế cho thấy, khi áp dụng khoa học phong thủy, cụ thể là quy luật âm dương ngũ hành, có thể giúp hóa giải các sao xấu, tận dụng các sao tốt một cách dễ dàng và hiệu quả. Nguyên tắc vận dụng âm dương ngũ hành đơn giản là việc xem sao xấu thuộc hành nào để có cách giải quyết hợp lý, còn sao tốt thuộc hành nào thì ta nên chọn các hành tương ứng với nó hay các hành sinh ra nó.

Ý nghĩa của các sao:

Sao La hầu: là sao hung của cả nam giới lẫn nữ giới nhưng nam giới bị ảnh hưởng nhiều hơn. Sao La hầu thường đem lại những điều không hay liên quan tới luật pháp, công quyền, tranh cãi, chuyện thị phi, kiện tụng, đem lại bệnh tật về tai mắt, máu huyết, hao tiền của dẫn tới nhiều chuyện phiền muộn, sầu bi. Xấu nhất là vào tháng giêng và tháng hai Âm lịch.

Sao Thổ tú (hay còn gọi là Thổ tinh): thường đem lại những trở ngại, xung khắc về điều tiếng, liên quan tới vấn đề kiện tụng, tranh chấp, xuất hành không thuận, gia đình bất hòa, chăn nuôi thua lỗ, làm ăn thua kém, trong năm nhiều bệnh tật. Xấu nhất vào tháng bốn và tháng tám Âm lịch.

Sao Thủy Diệu (Thủy tinh): Đây là sao được xếp vào là sao tốt nhưng cũng kỵ tháng bốn và tháng tám Âm lịch. Đem lại may mắn về tài lộc, hỷ, không nên đi biển, cần chú ý lời ăn tiếng nói, tuân thủ lời hứa (nữ giới cần chú ý) để không gây ra những chuyện tranh cãi, đàm tiếu.

Sao Thái bạch (Kim tinh): Đây là sao xấu, mệnh chủ cần đề phòng những kẻ tiểu nhân, nuôi ong tay áo. Trong công việc hay kinh doanh cần cẩn thận vì có tiểu nhân quấy phá dẫn đến hao tán tiền của, có thể trắng tay, đề phòng quan sự. Tháng xấu nhất là tháng 2, 5 và 8 Âm lịch, kỵ màu trắng quanh năm.

Sao Thái Dương (mặt trời): Là sao tốt đem lại sự tốt lành, sự phát triển trên con đường công danh, an khang thịnh vượng, nhiều tin vui, tài lộc đối với nam giới. Còn nữ giới lại hay ốm đau, bệnh tật xấu nhất là vào tháng 6 và tháng 10 Âm lịch.

Sao Văn hán (hỏa tinh): Mệnh chủ bị sao này chiếu hạn thì trong năm mọi việc làm đều mang lại kết quả trung bình, không có gì nổi bật. Trong năm đề phòng ốm đau, bệnh tật, kiềm chế lại tính tình, bớt nóng nảy, mồng miệng. Nam giới gặp vấn đề về kiện tụng, thưa kiện, nữ không tốt về thai sản nhất là vào tháng 2 và tháng 8 Âm lịch.

Sao kế đô: là sao hung của nữ giới thường đem lại điềm xấu về bệnh tật, tai nạn, thị phi, đau khổ buồn bực, hao tài tốn của, hạo vô đơn chí, phản bội, gia đình lục đục, nhiều việc không may. Xấu nhất là tháng 3 và tháng 9 Âm lịch.

Sao Thái âm (mặt trăng): là sao tốt với cả nam lẫn nữ về công danh, tiền tài và hỷ sự. Tốt nhất vào tháng 9 nhưng tháng 10 lại gây ra đau ốm, bệnh tật, sinh đẻ có nguy hiểm đối với nữ giới.

Sao Mộc đức (mộc tinh): đem lại nhiều may mắn, hạnh phúc, tốt lành về mọi mặt nhất là trong năm có hôn sự. Tốt nhất vào tháng 10 và tháng Chạp Âm lịch. Nhưng trong năm nữ giới cần đề phòng một số bệnh phát sinh nhất là về máu huyết, nam giới cần đề phòng bệnh về mắt. Trong năm gia đình có chút bất hòa nhưng không đáng lo ngại.

Quan niệm về hạn:

Khoa tử vi cho rằng cứ mỗi năm có một lần tiểu hạn ( hạn nhỏ ), mười năm có một lần đại hạn (hạn lớn). Năm mà tiểu hạn trùng với đại hạn thì hạn sẽ lớn hơn nhưng không nhất thiết năm hạn là năm xấu và rủi ro. Khi đi vào xác định vận hạn của con người, khoa tử vi cũng chia thành nhiều trường hợp, nhiều yếu tố. Dưới đây là các hạn hay gặp nhất của con người:

Hạn Huỳnh tuyền: Gây nên các chứng bệnh như đau đầu, chóng mặt, không đi được đường thủy, trong năm không bảo lãnh hay chứng nhận cho ai vì sẽ gây ra nhiều chuyện bất lợi đối với bản thân.

Hạn Tam kheo: Đề phòng phát sinh những chuyện ngoài ý muốn, các chứng bệnh về chân tay, chứng phong thấp hay lo buồn về chuyện người thân, gia đình, bạn bè. Không nên tụ tập ở chỗ đông người để tránh phát sinh những chuyện ngoài ý muốn, tránh rủi ro, tai họa bất ngờ. Tránh xen vào chuyện người khác, có ý đồ khiêu khích, nên nhẫn nhịn. Đề phòng bị thương tay chân.

Hạn Ngũ mộ: nạn về tài sản, hao tài, bất an. Tránh việc mua bán những thứ háng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. không cho ai ngủ nhờ trong nhà để tránh tai bay vạ gió, phòng hao tài mất của.

Hạn Thiên tinh: Đề phòng bị ngộ độc, nếu là nữ mang thai thì nên cẩn thận trong việc đi đứng kẻo nguy hiểm đến thai nhi, ăn uống vệ sinh đảm bảo.

Hạn Toán tận: Đi đường không nên mang theo quá nhiều tiền của tránh bị cướp giật ảnh hưởng đến tính mạng, trong năm không nên góp vốn làm ăn.

Hạn Thiên la: đề phòng việc phu thê chia cách, đối với gia đình cần quan tâm hơn nữa, cần biết nhẫn nhịn, chớ ghen tuông, gắt gỏng, gia đình lục đục làm khổ con cái.

Hạn Địa võng: chú ý đề phòng kẻ tiểu nhân, không nên đi ra ngoài buổi tối, không nên cho người khác ngủ nhờ, tránh mua đồ khoogn rõ nguồn gốc xuất xứ.

Hạn Diêm vương: Ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng làm ăn lại thuận lợi, tài lộc dồi dào.

Cách cúng sao giải hạn:

Vào ngày sao chiếu mệnh cần thắp đèn thắp nến để cầu bình an, thịnh vượng, tăng thêm khí dương, giảm bớt khí âm. Đầu năm nên đến chùa chiền càu xin bình an.

Ngoài ra còn có cách khác đơn giản hơn là áp dụng khoa học phong thủy, khá hiệu quả mà không bị sa đà vào các lễ nghi rườm rà. Muốn biết chi tiết từng người, cần có năm, tháng, ngày giờ, địa điểm sinh, từ đó thấy rõ chu kỳ 9 sao và có hướng hóa giải theo ngũ hành. Cụ thể:

Sao La hầu, Thái bạch (ngũ hành là Kim): dùng Thủy để điều tiết, đeo các trang sức đá quý màu đen.

Sao Vân hớn (ngũ hành là Hỏa): dùng Thổ để điều tiết, đeo trang sức đá quý màu vàng như thạch anh.

Sao Kế đô, Thổ tú (ngũ hành là Thổ): dùng Kim để điều tiết, như đeo trang sức đá quý màu trắng.

Sao Thủy diệu tốt, nhưng bất lợi cho nữ (ngũ hành là Thủy): Dùng Mộc để điều tiết, như đeo trang sức màu xanh.

Xem thêm: Ý nghĩa sao chiếu mệnh của 12 cung hoàng đạo

Từ khóa » Cách Coi Sao Tử Vi