Xem Tướng Tai Giàu Sang Phú Quý Của Người đàn ông Và Phụ Nữ

Xem nhanh tướng tai giàu sang phú quý:

Trong các bộ vị trên mặt chỉ duy nhất có tướng tai là không phân biệt nam nữ. Tai tốt với đàn ông thế nào thì cũng tốt với đàn bàn như vậy.

Tai trong tướng pháp gọi là Thám thính quan, biểu hiện về tuổi thọ của con người. Nếu tai đẹp thì cho dù các quan bộ phận khác có khuyết hãm cũng không ảnh hưởng gì lớn lắm, còn nếu ngược lại các quan bộ phận đều đẹp nhưng lại chỉ có tai là không được đẹp thì người đó khó mà thọ được. các cơ quan khác nhau trên khuôn mặt ta có thể dễ thay đổi, nhưng đôi tai thì trước sau như vậy, dường như không hề có sự thay đổi, chính vì thế mà nó quyết định vận mệnh tuổi thọ của một người.

Tai người ta trên y lý cơ thể học vừa liên hệ tới óc lại vừa thông với thận giao truyền của tim. Thận khí vượng thì tai rất thính, thận khí suy thì tai nghễnh ngãng, cho nên con người về già là lãng do thận hư gây nên.

Thông tuệ hay không nhờ ở tướng tai.

Sự nghiệp bền vững hay không nhờ ở tướng tai.

Chồng con đàng hoàng hay không nhờ ở tướng tai.

Tai mà xấu, các bộ vị khác tốt, cái tốt giảm đi một nửa hoặc giảm về phúc khí hoặc giảm về lộc.

Đứng về phương diện cấu tạo, tướng pháp học chia tai thành nhiều bộ phận nhỏ:

xem tướng tai
Hiểu về cấu tạo của đôi tai để xem tướng tai

– Luân (Thiên luân) là phần vành tai cong ra phía ngoài.

– Quách (Địa quách) là phần vành sụn phía trong luân.

– Thủy châu là phần cuối cùng ở phía dưới của tai có thịt trề xuống. Thùy châu còn được gọi là dái tai hay trái tai.

– Phong môn (Mạng môn) là phần lõm bao trong phần sụm.

– Phụ Nhĩ (Nhĩ phiến) là phần sụn mọc trên mang tai, mọc chặn lấy lỗ tai giống như bức trường thành.

– Mệnh môn là lỗ tai.

Nếu ta vẽ hai đường thẳng song song chia tai làm ba phần:

– Phía trên của tai gọi là Thượng đình đại diện cho trí tuệ, khả năng cảm thụ và tài năng của con người.

– Phần giữa của tai gọi là Trung đình (hay còn gọi là nhân luân) biểu thị cho ý chí, dũng khí, hành động của một cá nhân.

– Phần dưới tai gọi là Hạ đình (còn gọi là Địa luân) biểu thị tình cảm, sự độ lượng, bao dung.

Nếu đầu tai (phần trên cùng, cao nhất của tai) cao hơn lông mày là tai cao. Đầu tai cao ngang với mắt là tai vừa phải. Đuôi tai bằng với chuẩn đầu (chỏm mũi) là tai thấp.

Tai tốt tướng cần phải thành quách phân minh, đầy đặn, màu sắc sáng đẹp, lỗ tai lớn có Thủy châu.

Theo luận thuyết của y học cổ đại thì Thùy chủ ở phương Đông, Đông chủ thận, thận chủ ở tai, tai chủ cho trí, quán não tâm thông, có nghĩa là tai nắm giữ tâm và biểu hiện của thận. Thận khí cường tráng thì thông minh, sáng suốt. Hình dáng và màu sắc của tai đều có liên quan đến sụ thông minh hoặc ngu đần của con người. Các nhà tướng thuật gọi toàn bộ bộ phận ngoài của tai là luân, lỗ tai là khiếu, phần thịt dưới luân là cầu. Người có luân quách rõ ràng, nhĩ cầu triều hải thì sẽ thành đạt sớm.

Thông thường, người ta hay quan sát màu sắc của tai trước, sau đó mới đến hình dạng. Nhưng đây không phải là quy tắc để quan sát tướng tai, vì người ta cũng có thể xem hình dạng của tai trước khi nhìn đến màu sắc của nó. Đầu tiên là xem độ to hay nhỏ, dày hay mỏng, mềm hay cứng và vị trí của tai, tiếp đến mới lần lượt xem hết năm bộ phận đã kể trên.

Thực ra mà nói thì tai to hay nhỏ không quan trọng cho lắm, ví như tai của rồng thì nhỏ, còn tai của lừa thì rất to. Cho nên mới nói cái cốt yếu ở đây là vành tai và loa tai như thế nào, có rõ ràng hay không. Thường thì tai vừa to vừa dài, vành tai có hình bán nguyệt là niềm mơ ước của mọi người.

Trong “tây du ký” chẳng phải tai của Trư Bát Giới là to nhất, còn tai của Tôn Ngộ Không lại nhỏ nhất, vậy mà Trư Bát Giới thì ngu ngốc, lỗ mãng; còn Tôn Ngộ Không thì lại thông minh và quả cảm nhất. Tất nhiên đây chỉ là tiểu thuyết nhưng nó đã phản ánh đầy đủ cách nhìn nhận của nhân sĩ. Quan niệm này há chẳng phải cũng bắt nguồn từ sự ảnh hưởng của tướng thuật hay sao. Thế nên mới nói, tai giống tai lợn đã ngu lại tham, cách nói này trong tướng thuật đã có từ rất lâu, trước khi có “Tây du ký”. Trong dân gian vẫn thường nói câu nói “Hai tai hứng gió tiền tài trống không”, cái này cũng là ám chỉ người có đôi tai lợn. Đặc điểm của tai lợn là to lớn nhưng lại không có vành tai, loa tai và cả dái tai.

Trong tướng số thì người ta còn rất chú trọng đến độ dày mỏng của tai. Tai dày thường là tốt hơn tai mỏng, vì người ta cho rằng tai mỏng như tờ giấy là tướng bần hàn, chết sớm. Nhưng việc tai mỏng hay dày có liên quan đến vận mệnh của đời người còn phụ thuộc vào việc thành hình tướng của tai. Vì như mọi người vẫn thường nói tai khỉ là thông minh, còn tai chuột thì tích cóp và đa nghi, hai loại tai này đề khá nhỏ. Cho nen mới nói độ dày hay mỏng, chưa nói hết lên được điều gì, mà còn phải căn cứ theo cả hình thái của đôi tai.

Xem hình thái của tai

Tai to hay nhỏ, dày hay mỏng chỉ cần nhìn qua là ai cũng có thể biết được, nhưng độ cứng hay mềm thì phải để ý quan sát chứ không nên qua loa. Tai dựng đứng là cứng, còn tai cứng như gỗ thì đến già cũng không khóc. Tướng tai quý là ở vành tai, loa tai phải rõ ràng, còn vành tai thì không được lật ra phía ngoài, dạng tai ngược này là tướng xấu, không tốt.

Tai dài, tai ngắn

Tai được coi là dài khi chiều dài của tai xấp xỉ bằng chiều dài của khoảng cách từ Chuẩn đầu (lỗ mũi) đến Ấn đường. Nếu ở dưới mức độ ấy thì được xem là tai ngắn.

Độ rộng hẹp và lớn nhỏ của tai

Thông thường bền rộng của phần giữa tai phải bằng ít nhất 2/3 chiều dài. Quá mức đó là rộng, còn dưới tiêu chuẩn đó là hẹp. Tai có chiều rộng bằng 2/3 chiều dài thì đó là tai trung bình.

Tai dài mà hợp tiêu chuẩn trung bình được xem là tai lớn, còn tai ngắn nhưng lại hợp tiêu chuẩn trung bình về bề dài và bề rộng thì được gọi là tai nhỏ.

Trong tướng học hợp tiêu chuẩn trung bình là rất tốt. Nếu dài mà không hội đủ bề rộng thì không được coi là tai to, sự phối hợp không hoàn thiện này khiến cho người có dôi tai này hóa ra xấu hơn cả người có đôi tai nhỏ.

Về mặt thực tiễn ta có thể dùng bền ngang của ba ngón tay, ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út để làm mức trung bình cho chiều dài của tai, tuy biện pháp này chỉ đạt kết quả tương đối nhưng cũng là một phương pháp quan sát nhanh và thuận tiện nhất, nếu chiều dài của hai tai trên khoảng 2/3 bền ngang của một ngón tay thì được xem là tai dài, còn dưới mức ba ngón tay thì được xem là tai ngắn.

Tai nhọn, tai tròn, tai vuông

– Khi vành tai ngoài có các góc cạnh nhọn và hẹp tạo thành các góc nhọn khá rõ, thường biểu hiện ở phần tai trên hoặc phần tai dưới, thì được xem là tai nhọn.

– Khi vành tai ngoài không có hình các góc cạnh rõ rệt mà lại có hình cong thì đó gọi là tai tròn.

– Khi vành tai ngoài có các cạnh lại liên hợp các đoạn liền nhau thành những góc tương đương 90 độ hoặc lớn hơn nữa thì gọi là tai vuông.

Nhĩ căn nhiều và nhĩ căn ít

Phần gốc của tai dính liền với khuôn mặt được gọi là Nhĩ căn. Nhĩ căn ít hay nhiều, rộng hay hẹp tùy theo phần gốc cảu Thiên luân (chính là vành tai ngoài). Phần tiếp xúc của Thiên luân với mặt lớn chính là tiêu điểm để ta đánh giá Nhĩ căn ít hay nhiều, rộng hay hẹp/

Nhĩ căn thực chất là một đường cong hở. Độ hở của đường cong càng nhỏ thì Nhĩ căn càng rộng, ngược lại độ hở của đường cong càng lớn thì Nhĩ căn lại càng hẹp.

Nhĩ căn rộng lớn biểu hiện cho sự vững chắc, ổ định của con người cả về vật chất lẫn tinh thần. Hình thể tai có thể tốt nhưng nếu Nhĩ căn không ổn cố thì cũng hạn chế cái tốt đó đi rất nhiều.

Tại vũm, tai bẹt

Phong môn lớn tạo thành hình như chiếc phễu sâu đáy thì được gọi là vai vũm, tướng số gọi nó là “thuận phong nhĩ, gọi như vậy vì loại tai này giống như cánh buồm căng gặp gió phồng to lên. Ngược lại với tai vũm là tai bẹt, còn được gọi là “phịch phong nhĩ”.

Tai úp, tai ngửa và tai thẳng.

– Tai úp là loại tai mà phần mặt phẳng của tai hợp với mặt phẳng của mặt, nhỏ hơn một gốc 90 độ.

– Tai ngửa là khi mặt phẳng của tai hợp với mặt phẳng của mặt, lớn hơn một gốc 90 độ.

– Tai thẳng là khi góc đó bằng 90 độ.

Tựa chung lại mà nói thì tai tốt là tai dài, to, cứng nhưng phải bóng dày dặn, hình dạng luân quách phân biệt rõ ràng, phía trên của tai cao ngang với lông mày, phía dưới bằng với lỗ mũi, không thiên lệch về trước hay chệch về sau, cũng không được có hình dạng to bè ra như cái quạt. Người nào mà có được đôi tai đắc cách thi cho dù các cơ quan bộ vị khác trên khuôn mặt có chút khiếm khuyết thì cũng không ảnh hưởng gì, hung rồi lại hóa cát.

Lỗ tai nhỏ nhắn, hơi mỏng, lại thêm không có dái tai, hoặc tuy có dái tai nhưng dái tai lại cong queo không ngay thẳng thì đây cũng gọi là yểu mệnh, cho dù các bộ phận khác có đẹp thì cũng vô tác dụng.

Sự dài hay ngắn, dày hay mỏng của tai phải cân đối hài hòa với hình dạng của khuôn mặt, mặt dài thì tai dài, mặt ngắn thì tai ngắn, mặt béo thì tai phải dày. Còn mặt xương tai mỏng, mặt ngắn tai ngắn hoàn toàn không phải là tướng tai tốt.

Xem tướng tai tốt và xấu của người đàn ông và phụ nữ

got mat bao lau lanh1

Xem tướng tai tốt

– Tai dày, cứng, vểnh mà dài là người trường thọ, có quan lộc

– Vành tai rõ, không mỏng là người thông minh.

– Thùy châu (dái tai) rủ xuống miệng là người giàu có và trường thọ.

– Lỗ tai có lông là người tường thọ.

– Trong tai có nốt ruồi là người có trí tuệ và con cháu cũng rất thông minh.

– Lỗ tai rộng, đút vừa ngón tay là người thông minh, nhanh nhẹn, khoáng đạt.

– Sắc tai hồng hào là tướng có địa vị trong xã hội và được nhiều người yêu mến

– Tai có sắc trắng là người có địa vị cao trong xã hội.

– Tai dày mà tròn là người có phúc lộc.

– Tai trắng hơn mặt là người thông minh, có danh vọng.

– Phần trên tai cao vểnh là người có trí tuệ, có địa vị xã hội và thường được hưởng an nhàn, sung sướng.

– Dái tai dài, tròn, dày là người có quyền lực lớn hoặc có khả năng cảm thụ nghệ thuật cao độ.

Tướng tai xấu

– Tai thô, to, đen là người ngu si, bần tiện.

– Tai mỏng, mềm, vành tai lộn ra ngoài và hướng về phía trước là người bần hàn.

– Vành tai không tựa vào nhau, lệch và nghiêng ra sau là người thiếu ý chí, bần hàn, vô tinh, vô nghĩa.

– Tai đen, vành tai lồi lõm là người phải sống xa nhà, nghèo khó.

– Tai trắng và mỏng như giấy là người đoản thọ.

– Tai nhỏ, thấp hơn mắt là người nghèo khó, chết sớm.

– Tai không có vành, lật ra sau là người yếu sinh lý, xuất thân bần hàn, cuộc đời không có được sự giúp đỡ.

– Tai mỏng, to, gốc tai nhỏ là tướng đoản thọ.

– Lỗ tai nhỏ là người kém thông minh, không nhanh nhạy, cuộc sống gia đình không hòa thuận, đoản thọ.

– Phần trên tai rất nhọn, là người không có trí tuệ, thường có dã tâm.

Tướng tai và tính cách con người.

Đôi tai cũng có liên quan rất mật thiết đến cá tính của con người, cho nên thông qua đôi tai ta dễ dàng có thể nhận định được về người đang giao tiếp với mình.

– Vành tai trong và ngoài mà cân xứng, tai cao hơn lông mày, hình dạng thanh nhã, màu sắc ửng hồng thì đây là người thông minh, lanh lợi. Tai rộng và sâu là người mưu trí lại cao thượng, tính tình khoáng đạt.

– Vành tai trong và ngoài mà cân xứng, tai cao hơn lông mày, hình dạng thanh nhã, màu sắc ửng hồng thì đây là người thông minh, lanh lợi. Tai rộng và sâu là người mưu trí lại cao thượng, tình tính khoáng đạt.

– Vành tai rộng lớn, màu sắc đỏ hồng là người có tinh thần phóng đạt, tính toán kỹ lượng.

– Tai to nhưng hẹp bề ngang, lại thấp hơn Ấn đường là người cần cù bù thông minh.

– Tai nhỏ là người thực tế, nếu tai lại thấp hơn so với ấn đường thì đây còn là kẻ tính tình hà tiện.

– Vành tai bên trong nổi trội hơn vành tai ngoài, màu sắc sẫm tối, da thịt mềm oặt là người tuy có mưu trí nhưng lại là kẻ gian xảo, dễ bị mờ mắt bởi lợi lộc mà trở thành kẻ phản trắc.

– Tai nhỏ và nhọn ở phía trên là người có tính bất chính, gian trá. Tai đả nhỏ lại thêm méo mó thì ngoài tính gian hiểm ra còn là kẻ hay chấp vặt.

– Tai cân xứng đầy đặn nhưng chỉ là người bình thường mà thôi. Nếu tai úp ngược mà thêm da thịt mềm oặt thì kẻ đam mê nhục dục.

– Vành tai mỏng và hẹp, mọc thấp hơn Ấn đường là người có tính bất hảo, hay gian tham lặt vặt. Nếu đi liền với khuôn mặt xương xẩu hay khuôn mặt nhỏ hẹp thì đây là kẻ nhỏ nhen, thâm hiểm.

– Vành tai tuy đầy đặn nhưng màu sắc u ám hoặc nhợt nhạt là người có ý chí bạc nhược, có tham vọng nhưng không muốn tận lực để đến thành công.

– Vành tai mỏng, da thịt khô gầy là biểu hiện tinh thần luôn suy nghĩ, toan tính chi li.

Người ta thường nói xem phú quý tại tai, mắt, mũi, nhưng nếu muốn rõ tính chất quý hoặc phú ra sao và cả qúa trình đi lên phú hay qúy ấy như thế nào thì xem riêng tai thôi còn chưa đủ, mà phải dựa vào cả tai, lông mày, gò má. Thế nên trong tướng pháp tai có rất nhiều ý nghĩa khác nhau.

Xem tướng tai của người thông minh

– Vành trong vành ngoài rõ ràng và cân xứng.

– Trong tai có nốt ruồi, phần luân cao rõ nổi trội so với phần quách.

– Tai cao hơn lông mày và phía bên trong có sắc ửng hồng.

– Hình dáng tai ưa nhìn, màu sắc thì trắng hơn mặt.

Xem tướng tai của người tài năng

– Hai tai cân xứng cả về trí lẫn hình dạng chứng tỏ là người có ý chí.

– Lỗ tai rộng và sâu, là người có cơ mưu tính toán, tính tình rộng lượng, khoáng đạt.

– Tai lớn và rộng, lỗ tai cũng rộng là người túc trí đa mưu, tính nết hào sảng.

– Tai dài nhưng bề ngang lại hẹp là người chịu khó nhưng lại không thông minh nhanh nhạy, tính toán kém, không biết nhìn xa trông rộng.

– Tai dài, bề ngang hẹp, hơn nữa lại mọc quá cao là người có ý chím tính tình cao thượng nhưng đối với cuộc sống hay thiếu thực tế, viển vong.

Xem tướng tai của người tiểu nhân xảo quyệt

– Tai nhỏ, mọc thấp là người biết tính toán trong cuộc sống, sống có lí tưởng và hoài bão nhưng lại quá thực dụng.

– Tai mà quá mềm là người sống thiên về tính cảm, ủy mị, nhu nhược, đứng trước khó khăn gian khổ thường chùn bước, đặc biệt là loại người này thường dễ bị cám dỗ trở thành người xấu.

– Vành tai dài và đầy đặn, dáng hơi cụp xuống khuôn mặt là kẻ tầm thường không có chí hướng trong cuộc sống.

– Tai nhỏ, phía trên cùng thon nhọn là ngươi ngang ngược, hay xía vào chuyện của người khác, tự tư tự lợi, nếu lại thêm quách không hợp cách thì đây còn là kẻ gian hiểm hay gây tai ương cho người khác.

– Tai nhỏ mà phía trong tai có chấm đen hoặc bị khuyết hãm là kẻ tiểu tiết cố chấp.

Xem tướng tai của người dâm dục, gian tà

– Tai nhỏ, sắc thái bất thường là kẻ vô tài, bất tướng.

– Tai quá dài nhưng lại mọc thấp, luân quách không rõ ràng là kẻ tâm địa bất chính.

– Lỗ tai nhỏ thường là những kẻ đầu óc trì trệ, hồ đồ.

– Tai mềm lại cụp là kẻ háo dâm ti tiện.

– Tai mềm lại mọc thấp, Nhĩ căn thì mỏng và ít không phường trộm cắp cũng phường bất nhân.

– Tai có quách phản, luân mờ không rõ là kẻ tâm tính bất hảo.

– Vành tai ngoài quá mờ hoặc nhỏ là kẻ bạc nhược.

Xem tướng tai để biết tài vận của người đàn ông và phụ nữ

Burberry Beauty VIP SS15 WW Show Vicki Zhao

Xem tướng tai của người phú quý

Như đã nói: “quý nhân ăn sẽ có mắt qúy, tai quý. Kẻ tiện nhân thì chỉ có tai quý mà không thể có mắt quý”. Vậy cái quý cảu tai có nhiệm vụ làm tôn nên cho cái quý của mắt, còn tự bản thân nó thì không đủ để định quý tướng hoặc thọ tướng. Nói vậy nhưng tai cũng có vai trò khá quan trọng trong việc quyết định sự phú tướng và thọ tướng của mũi. Thường thì sự phú quý qua hình dạng của tai được thể hiện qua độ dài hay rộng, đầy đặn hay khuyết hãm, cao hay thấp, thành quách chính hay phản, màu sắc của tai. Nếu người nào không hội đủ các tiêu chí trên thì sự phú quý cũng giảm thiểu. Tuy nhiên tất cả các biểu hiện của phú quý chỉ là dấu hiệu báo trước khả năng được hưởng phú quý chứ không phải là điều tiên quyết cần phải có.

Tai không khuyết hãm mà sắc tai trắng hơn da mặt, vị trí mọc cao chính là biểu hiện của người có danh có vị.

Tai lớn và dày chắc, hình dáng thanh tú, màu sắc tươi sáng, phải cao chí ít là ngang mắt cũng là tướng của người có vị, tiếng tăm lẫy lừng.

Tai dày, Thùy châu rõ ràng, mập mạp rủ xuống phía dưới là tướng phú quý, nếu hướng về phía miệng thì lại càng quý.

Tai lật ngửa, từ phía trước nhìn thẳng vào mặt mà vẫn không thấy Nhĩ căn là người có tướng làm quan lớn.

Tai nhìn như dính cả vào khuôn mặt, luân quách rõ ràng, mọc cao hơn mắt là người có tài năng thiên bẩm, phú quý song toàn.

Tai lớn và dày, lỗ tai rộng, màu sắc tươi nhuận là người hậu vận dư giả, an nhàn.

Tai có màu sắc ửng hồng hơi pha màu trắng ngà, cộng với các đường nét cong tròn là người hay gặp may mắn trong cuộc sống, có phúc lộc song toàn.

Tuy nhiên tất cả các đặc thái trên nếu đi đôi với một đôi tai cân xứng, luân quách phân minh thì mới gọi là được đắc cách, nếu tách riêng biệt ra để nhận định thì đó chỉ là những thông điệp mang tính mơ hồ.

Xem tướng tai của người bần tiện

Đặc thái của sự nghèo hèn thường là tai mọc thấp, màu sắc tai đen sạm, hai tai không cân xứng, đầu tai nhọn như tai chuột, luân quách mờ nhạt cơ hồ như là không có vậy.

Tai đen sạm pha sắc hồng là tướng nghèo hèn, tài vận ứ trệ.

Hai tai lớn nhỏ không đều, hoặc có hình dáng không giống nhau là người cả đời gặp trowr ngại về tài vận.

Từ phía trước nhìn thẳng vào mặt mà còn thấy rõ cả hai bộ phận ở hai tai một lúc là tướng ti tiện, nghèo khó, không có hi vọng đổi đời.

Tai quá mỏng và úp, mỗi khi gió thổi mạnh, toàn bộ tai cơ hồ rung chuyển như muốn rạp xuống che kín lỗ tai lại là tướng phá gia bại sản, về già thì cô độc.

Tai sạm trông như màu đất bẩn khiến cho người ngoài nhìn vào luôn có cảm giác như tai dính bẩn đất cát là tướng người cả đời cùng quẫn.

Phía trong tai thuộc về quách hoặc phong môn, nếu có vết đen xấu hoặc khuyết hãm thì vận hạn ở tuổi trung niên có liên quan đến án kiện tụng, tù tội.

Tai mọc thẳng, hình tai bẹt, không có Thùy châu, nhìn toàn thể tai trông giống như cánh đuôi của mũi tên là tướng khốn cùng, hậu vận nghèo khó.

Tướng tai người đàn ông và phụ nữ để biết gia vận

Tướng tai cho biết gia vận tốt đẹp.

– Tai tròn trịa, màu sắc tươi sáng. Luân quách cân xứng, hình thái về tổng quan hài hòa với cách cục là người có tướng được hưởng vận mệnh tốt lành về gia đình.

– Vành tai dày, mập, chắc chắn, hình tai chỉnh tề và có màu sắc tai sáng là tướng được hưởng cảnh gia đình thuận hảo, anh em hòa thuận.

– Vành tai dày chắc, Nhĩ căn rộng là người luôn coi trọng cuộc sống gia đình.

– Dái tai đầy đặn, màu sắc tươi nhuận và hơi chĩa xuống phía ngang miệng là tướng người sinh trưởng trong gia đình phú quý, từ bé đến lớn sống trong nhung lụa, cả đời phú quý, an nhàn.

– Dái tai mập mạp, hướng xuống, mặt phẳng của dái tai có chiều hướng úp xuống là người sẽ làm rạng danh tổ tông.

Tựu chung lại tai đẹp, Thùy châu đều, béo mập, không uốn cong lên, luân quách chỉnh tề, màu sắc hồng nhuận chính là tướng người được hưởng gia vận càng tốt lành.

Tướng tai cho biết gia vận xấu, luôn gặp trục trặc

– Hai tai lớn nhỏ khác nhau, kết cấu không đều là người có thể phải chịu cảnh mẹ kế hoặc cha dượng.

– Hai tai quá mỏng, Nhĩ căn mỏng manh và yếu, thế tai không có, mỗi khi gió thổi qua thì vành tai dường như rung động là kẻ luôn thiếu thốn tình cảm, không có bản lĩnh trong cuộc sống, không giữ được sản nghiệp của tổ tông, hậu vận khốn quẫn.

– Hai tai cap thấp không đều nhau, tai vũm tai bẹt hỗn tạp là kẻ hay thay đổi, không thích ở yên một chỗ, thay đổi liên tục mà chẳng bao giờ khấm khá được.

– Hai tai lớn nhỏ không đều là dấu hiệu gia vận gặp nhiều chướng ngại, long đong cũng lắm và lận đận cũng nhiều.

– Tai thô, có màu đen ám nhìn trông giống với màu đất sạm cho thấy người đó sinh trưởng trong một gia đình nhiều nghịch cảnh, anh em thân quyến bất hòa. Nếu đến trung niên mà vẫn giữ nguyên màu sắc này thì đúng là cả đời khổ cực, số trời đày.

– Tai có màu đen hoặc ngăm đen, hoặc có nhiều đốm đen (tàn nhang, bã chè) là tướng phá gia chi tử gây hệ lụy cho cả gia cảnh.

– Đầu tai có hình thon nhọn là người luôn nay đây mai đó, tinh thần cũng không yên định.

– Tai mọc thấp, phản cốt, luân quách lẫn lộn mờ nhạt là kẻ phá tán tổ nghiệp, vung tay quá trán, hoang phí vô độ để rồi lâm vào cảnh khốn cùng.

– Vành tai ngoài hoặc vành tai trong không có, hoặc nếu có cũng mờ nhạt là người thành bại thất thường, cuộc đời ba chìm bảy nổi, lúc vinh quang lúc khốn cùng mạt hạng khiến cho gia đình luôn gặp sóng gió.

– Đôi tai quá nhỏ so với gương mặt hoặc thân hình có số được hưởng sản nghiệp của tổ tiên để lại nhưng cuối cùng cũng vẫn rơi vào cảnh cùng khổ.

Tai trái mà bị khuyết hãm là dấu hiệu cha chết trước mẹ. Còn nếu ngược lại, tai phải mà khuyết hãm thì là dấu hiệu mẹ chết trước cha. Nếu cả hai khuyết hãm hoặc thấp hơn mắt là người có số mồ côi.

Xem tướng tai đàn ông và phụ nữ để biết thọ yểu

Tướng tai của người trường thọ

– Dái tai dày, rủ xuống, vành tai rộng uốn cong về phía trước mặt.

– Trong lỗ tai có sợi lông mọc dài.

– Phong môn cứng chắc, lỗ tai sâu và rộng có thể dùng ngón tay út mà ngoáy vào được.

– Vành tai ửng hồng và bóng.

– Nhĩ căn rộng, chắc, dày, luân quách phân minh và đàn hồi. Hai tai cân xứng về hình dạng, vị trí cao hơn lông mày.

– Trong tai có nốt ruồi sống, hình dáng nốt ruồi đen bóng và tươi đẹp.

Tướng tai của người non yểu

– Tai mỏng tựa giấy lại vũm, luân quách không phân minh.

– Sắc tai khô sạm, lại hay ra mồ hôi trộm, lòng tai không có sắc bóng, tiên thiên bất túc, là tướng đoản mệnh.

– Tai nhọn nhỏ thường là dấu hiệu non yểu.

– Tai màu ngăm đen, sờ vào thấy hơi nóng là có bệnh qua tuổi trung niên.

– Lỗ tai nhỏ cũng là đấu hiệu non yểu. Lỗ tai càng nhỏ tuổi thọ càng ngắn.

– Tai quá mỏng và dễ dàng dao động là người có cơ thể suy nhược, sức đề kháng yếu dễ nhiễm bệnh.

– Màu sắc của tai, ở cả mặt trước và mặt sau đột nhiên thấy gân xanh nổi lên chính là dấu hiệu chết bất đắc kỳ tử.

– Trong vành tai thấy có lốm đốm màu đen hoặc bị khuyết hãm là dấu hiệu suy nhược nội tạng, dễ chết vì tật bệnh.

Xem tướng tai điển hình của đàn ông và phụ nữ

Tai ép sát đầu (thiếp não nhĩ)

Đặc trưng của loại tai này có vành tai ngoài tuy không dài nhưng bề ngang rất rộng, vành tai tròn trịa nổ rõ và tươi nhuận là người có tính hiền lương, trung thực, tín nghĩa. Nếu đi với lông mày và cặp mắt tươi tắn, Lưỡng quyền cân xứng thì đúng là quý tướng, phúc lộc có thừa. Nhưng nếu Ngũ quan khuyết hãm thì tuy là người hiền tài nhưng phải chịu gian truân nhiều.

Trong sách tướng loại tai ép sát vào đầu, dái tai hướng về phía miệng, nhìn đối diện có cảm giác dường như không có tai, cái này được gọi là tướng “đối mặt không thấy tai”. Người có tướng này là người rất lương thiện, thích giúp đỡ người khác, nếu có thêm dái tai to, hơi chếch phía miệng thì đây được gọi là “mình cầu triêu hải”. Cả đời không phải lo lắng về cơm áo gạo tiên, trong đời luôn gặp nhiều may mắn.

Tai thuộc hành Kim (Kim nhĩ)

Là loại tai góc cạnh, tai bên ngoài hơi mỏng, vành tai trong chạy song song với vành tai ngoài rất đều đặn, dáng cao lại thêm màu sắc trắng hồng có khi còn hơn cả da mặt, chủ về người thông minh tài giỏi. Nhưng loại kim nhĩ hay bị Ngũ quan khắc chế cho nên có thể rất phú quý nhưng lại không được lâu bền, thường hay khốn khó hoặc cô độc về sau. Nếu được phối hợp đắc cách với Ngũ quan và dáng người thanh thoát thì đến cuối đời vẫn giữ được danh tiếng.

Tai thuộc hành Mộc (Mộc nhĩ)

Tai Mộc nhĩ dài nhưng hẹp, vành tai cả bên trong lẫn bên ngoài đều mỏng, là người tính tình lập dị khác người, trong cuộc sống hay lao đao lận đận và cô độc. Loại tai này thường là tướng khắc khổ, xung khắc với mọi người xung quanh và hay bị cô lập, nên thường là người không có sự nghiệp hoặc có đời sống vất vả. Nếu tai hành Mộc có vành tai trong nổi hẳn lên hoặc đắc cách với các bộ vị khác thì tuy giàu có nhưng đường tình duyên và gia đình lại lận đận.

Tai thuộc hành Thủy (Thủy nhĩ)

Thủy nhĩ là loại tai có dái tai dày và lớn, vành tai trong ngoài đều có những đường uốn lượn như sóng nước rất đều đặn, màu sắc hồng nhuận, chủ về học vấn xuất chúng, người cơ mưu khôn lường, rất giỏi quyền binh.

Loại tai này dù phối hợp với Ngũ quan đắc cách hay không đắc cách đều là người phú quý, nhưng tùy theo trường hợp mà có mức độ phú quý khác nhau. Loại tai này phù hợp với nữ giới hơn là nam giới, nếu phối hợp với ánh mắt sáng sủa, giọng nói thanh thoát thì đây ắt hẳn là người nhiều phúc đức, cuộc sống an nhàn trọn đời.

Tai thuộc hành Hỏa (Hỏa nhĩ)

Hỏa nhĩ là tai có vành tai ngoài gẫy khúc, mỏng manh, hơi nhọn ở phía trên, vành tai trong nổi rõ và lấn lướt vành ngoài là tướng tính tình lập dị, cô độc, thích sống thu mình.

Loại tai này thường là người không có công danh sự nghiệp, lại xung khắc với gia đình, cuối đời phải chịu cảnh cô đơn.

Loại tai này hợp với đàn ông có tướng Ngũ lộ, kể cả có là đại quý tướng thì cũng không được may mắn về đường gia đạo, số không được hưởng an nhàn cho dù cuộc sống không hề khốn khó.

Tai thuộc hành Thổ (Thổ nhĩ)

Thổ nhĩ có bền cao và bền ngang cân xứng, hình dáng của nó khá đặc biệt là hơi vòng ra ở phía giữa vành tai. Thường thì Thổ nhĩ lớn vừa phải, vành tai bên trong nổi lên rõ rệt, dái tai dày và lớn, là người rất cố chấp, bảo thụ. Nếu phối hợp đắc cách lại thêm màu sắc hồng hào tươi nhuận, cân xứng với khuôn mặt là người có số sống thọ.

Tai xòe như hoa nở (Khai hoa nhĩ)

Gọi là tai nở hoa vì hình dáng của vành tai không chỉ mỏng, mà còn nở rộng ra, bên trong có nhiều làn gân nhấp nhô trông giống như một cánh hoa đang nở, có màu trắng hoặc hơi ngà chứ không được hồng hào. Đây là người từ nhỏ đã khắc thân thuộc, tính tình hời hợt phóng túng, thích trau chuốt cho vẻ bề ngoài. Đây là người có sự nghiệp không được ổn định, lênh đênh vô định. Nếu tai nở hoa này mà được phối hợp với Ngũ quan đoan chính, tươi nhuận thì sẽ đỡ hơn chút, nhưng có giàu có thì lại tiêu pha hết, cho nên về già vẫn bị nghèo túng. Người có loại tai này thì rất giỏi về nghệ thuật, nhưng đi kèm với đó còn là kẻ trắc nết lăng loàn, về già tay trắng vẫn hoàn trắng tay, cô đơn một mình một bóng.

Tai hình quạt (Phiến phong nhĩ)

Đây là loại tai có hình dạng cái quạt, vành tai bên ngoài mỏng và hơi hướng lên phía trên, dái tai dường như không có hoặc có mà ép sát vào khuôn mặt. Loại tai này cũng được xếp vào hàng phá tướng, số không được hưởng gia sản của tổ tiên, nếu được hưởng thì cũng tiêu tán. Những người có tai dạng này, tài năng kém cỏi, cuộc đời phải bôn ba khó nhọc. Nếu phối hợp với Ngũ quan khuyết hãm thì càng xấu hơn, cuộc đời bôn ba trôi nổi, hậu vận cùng quẫn, không nơi nương tựa. Còn nếu được phối hợp với Ngũ quan tốt thì còn đỡ hơn một chút, tuy có khốn khó nhưng về già vẫn còn có chỗ nương tựa.

Tai lông chim hình mũi tên (Tiễn vũ nhi)

Đây là loại tai có đầu nhọn hẳn lên, cao hơn đường trên lông mày, Thùy châu không có, hoặc có thì quá nhỏ khiến đuôi tai dựng thẳng lên theo vành tai thành hình mũi tên chỉ lên trời, là người từ nhỏ đã có nhiều bệnh tật, khắc người thân thuộc. Loại tai này là biểu hiện rất xấu đối với sự nghiệp, nếu được Ngũ quan toàn vện thì cũng gọi là người có chút gia sản nhưng cuối cùng vẫn là kẻ trắng tay. Thường những người có tai đuôi tên khá lao khổ, về già hay chết bởi bệnh tật.

Tai lừa (Lư nhĩ)

Loại tai này có hình dáng giống tai lừa, vành tai ngoài lớn và mọc cao, vành tai trong mềm mại, màu sắc hồng nhạt, dái tai tuy nhỏ nhưng đầy đặn và hơi trễ xuống một chút, là người vố dĩ có xuất thân nghèo hèn. Nhưng đây cũng là người có bản chất lương thiện, ít suy nghĩ, là người cần cù bù thông minh, về sức khỏe thì khỏe mạnh ít bệnh tật. Nếu phối hợp với Ngũ quan đắc cách thì cũng có chút tiền của, sống thọ nhưng cô đơn. Còn ngược lại nếu phối hợp với Ngũ quan khuyết hãm thì tuy làm việc vất vả mà cả đời vẫn nghèo khổ, hậu vận không nơi nương tựa.

Tai lợn (Trư nhĩ)

Loại tai này có hình dạng rất lớn, vành tai ngoài dày dặn lấn lướt khiến vành tai trong bị lu mờ, có cảm tưởng như không hề có, hoặc có mà nhìn không ra, tai mọc hơi trễ xuống, dái tai tuy rất to nhưng tròn trịa và không hề bị thòng xuống. Là người tính tình ngu muội, dung tục, lười biếng. Người có tai này thường là kẻ hời hợt, tham ăn tham uống, không có tâm cơ. Tai lợn mà được phối hợp với Ngũ quan tốt thì cũng là người làm nên sự nghiệp lớn, nhưng rồi về già lại chính mình phá tan của mình.

Tai chuột (Thử nhĩ)

Loại tai này có vành tai dài và đẹp, hơi nhỏ ở phần dưới, vành tai bên trong mờ nhạt hoặc không có, tai rất nhỏ. Đây là người đa nghi, gian vặt, tính tình thì tham lam, trí trá, trong cuộc sống cũng như trong công việc hay dùng thủ đoạn tiểu nhân để đạt được mục đích. Nếu phối hợp với Ngũ quan đắc cách thì là người cũng có năng lực, nhưng số phải đi xa. Nếu phối hợp với Ngũ quan khuyết hãm thì cuộc đời long đong vất vả, có số phải bôn ba chợ búa để mưu cầu cho cuộc sống.

Tai xệ xuống vai (Thùy kiên nhĩ)

Loại tai này có dái tai lớn và đầy đặn, dái tai thậm chí hơi trễ xuống phía dưới nhìn tựa như giọt nước, tai dáng dài nên mọc cao hơn đường trên của lông mày, vành tai ngoài dày và hồng hào, vành tai trong đầy đặn, rõ ràng mà không bị gẫy khúc. Đây là loại tai trường thọ quý cách. Tai này nếu phối hợp với khuôn mặt khôi ngô, vầng trán cao rộng, mũi sư tử, và mắt rồng thì là đắc cách, cả đời sống trong vinh hoa phú quý.

Tai mọc thấp (Đê phản nhĩ)

Đặc điểm của loại tai này là tai nhỏ bé, mọc khá thấp, vành tai ngoài mọc hướng về phía sau gáy và khá mờ nhạt, vành tai trong to cao lấn hẳn vành tai ngoài. Về phương diện vận mệnh thì đây là loại tai xấu, nhỏ thì xung khắc với cha mẹ, gây hao tài tốn của, lớn thì cuộc sống lênh đênh, lận đận không được nhờ vả anh em họ hàng, về già cô độc, chết phải nhờ người dưng nước lã.

Tai quân cờ (Kỳ tử nhĩ)

Đặc điểm của loại tai này là nhỏ nhưng khá tròn trịa và đầy đặn, vành tai ngoài không bị khuyết hãm, còn vành tai trong thì không lấn lướt vành tai ngoài, về tổng thể thì cả hai vành tai đều rất cân xứng. Đặc điểm của hình quân cờ chính là hình thế và màu sắc của nó, rất phù hợp với khuôn mặt và luân quách. Chính điểm này đã hạn chế cho hình thái của tai, cho nên tiếp vận long đong nhưng đến tuổi trung niên sẽ tiến đạt về danh lợi. Theo cuốn “Tướng pháp nhập môn” đây được gọi là loại tai tiểu phú quý, nhưng đôi khi cũng có ngoại lệ trở thành đại phát.

dai%20tai

Ngoài ra, phép xem tướng trong tai tướng học còn rất quan tâm đến mang tai.

Mang tai hay còn gọi là tai cốt là phần trung gian giữa cằm và Lưỡng quyền, nhìn nghiêng thì thấy rõ hơn. Sách tướng cổ thường ít đề cập đến phần tai cốt là bởi vì những điều ghi lại trong cổ thư phần nhiều thiên về vận mệnh, ít khi thiên về cá tính mà tai cốt không có vai trò đang kể trong lĩnh vực này.

Ý nghĩa về cá tính tai cốt được coi là phần tướng về tâm tướng bí truyền và nó chỉ được lưu lại nhằm lối tâm truyền. Do đó, đối với cổ nhân điều gì đã gọi là tâm truyền thường ghi lại trên giấy trắng mực đen, hoặc có ghi thì cũng chỉ ghi lại một vài yếu khuyết giản lược, cho nên người ngoài khó lòng mà lĩnh hội đầy đủ hoặc các ý nghĩa của nó.

Mang tai có các dạng thức chính yếu như sau:

– Mang tai vuông xuôi.

– Mang tai bạnh.

– Mang tai hóp.

Mang tai vuông xuôi

Loại mang tai vuông xuôi có góc hơi vuông ở phía dưới và góc chiếu thẳng của mang tai gần như dựng thành một đường thẳng đứng chạy từ tai xuống. Loại mang tai này thường phối hợp với loại cằm nở nang thích đáng, loại mang tai vuông xuôi tượng trưng cho gia vận hưng vượng lúc tuổi già, được nhiều người giúp đỡ trong mọi công việc. Nói tóm lại thì đây là loại phúc tướng.

Mang tai bạnh

Đặc điểm của loại mang tai này là phần dưới kể từ chỗ tiếp giasp với Lưỡng quyền nảy nở một cách đặc bi: khiến cho khuôn mặt phía dưới nở phình ra trông tương tự như mang của loài rắn đeo kính mỗi khi nó định cắn hay mổ vào vật gì trước mặt.

Về mặt mệnh vận: Phối hợp với Ngũ quan cân xứng, loại mang tai bạnh là kẻ dễ thành công trên đường công danh sự nghiệp. Tuy nhiên, cuối đời thường thê thảm ít khi được chết lành.

Về mặt cá tính: Đây là một trong vài dấu hiệu đặc thù nhất của kẻ tâm địa độc ác, thâm hiểm khôn lường, bình thường làm việc gì cũng nghĩ tới mình trước hết. Họ có thể giúp ta và chịu thiệt đôi chút, miễn là họ lời nhiều hơn, nhưng đến khi thực đụng chạm tới quyền lợi to lớn như danh vọng, chức vụ thì họ không thương tiếc sẵn sàng bán đứng bạn với bất kỳ giá nào. Tục ngữ Trung Hoa có câu “Kẻ mang tai bạnh ra không có làng giềng” là để ám chỉ cá tính đặc biệt của loại người trên.

Đời Tam Quốc, Ngụy Diên đầu quân dưới trướng của Khổng Minh và tỏ ra là một vị tướng quân nổi tiếng, tài ba, dũng cảm nhưng lại có tướng “não hậu kiến tai”. Khổng Minh gọi là phản cốt tướng. Tuy vậy, đối với vị quân sự nổi tiếng ở cách nhìn nhận thế cuộc như Gia Cát Lượng thì việc cần cái tài và dũng của Ngụy Diên lúc đó là rất cấp thiết và vô hại cho đại cuộc lúc ông còn sống. Để đề phòng hậu họa, Khổng Minh đã sắp sẵn diệu kế để mai sau sẽ dùng đến. Về sau, khi Khổng Minh từ trần, binh quyền được giao cho Khương Duy cùng với cẩm nang diệu kế. Qủa đúng như lời tiên đoán của Khổng Minh lúc sinh tiền. Ngụy Diên trở mặt đánh lại quân Thục, chỉ vì hắn thấy quyền lợi và khát vọng thực sự của mình bị Khổng Tử trao lại cho Khương Duy chứ không trao cho hắn. Rốt cuộc tại trần tiền, Khương Duy theo lời dặn trong cẩm nang của Khổng Minh, đem lời khích bác Ngụy Diên. Ngụy Diên lên tiếng thách đố “Ai giám giết ta”. Đúng lúc hắn đang dương dương tự đắc thì một người tâm phúc của Khổng Minh mai phục sẵn trong hàng ngũ của hắn đã chém bay đầu kẻ phản bội trước ba quân.

Mang tai hóp

Đo là hiện tượng ngược lại với mang tai bạnh. Mang tai đi đôi với Địa các nhỏ nhọn, tạo thành khu vục Hạ đình hẹp tượng trưng cho hậu vận cô đơn. Chẳng những vậy, kẻ có loại mang tai này, khi gặp hiểm nghèo, ít được người ta giúp đỡ.

Về mặt cá tính: Tính nết căn bản trội yếu của loại cằm và mang tai kể trên quá thiên về tính toán thiệt hơn, chỉ nghĩ và xem lợi ích của bản thân là chuẩn đích, ít khi chịu dung hợp giữa lợi ích của mình với lợi ích của người khác.

Nguồn: choiphongthuy.com

5/5 - (1 vote)

Từ khóa » Thuỳ Tai Là ở đâu