Xẹp Thân đốt Sống Do Loãng Xương
Có thể bạn quan tâm
Ước tính ở Việt Nam hiện có hơn 2,8 triệu người bị loãng xương trong đó phụ nữ chiếm đến 76% và hàng năm có trên 170.000 trường hợp gãy xương do loãng xương, 25.600 trường hợp gãy cổ xương đùi. Hiện nay, số phụ nữ Việt Nam trên 50 tuổi bị gãy xẹp đốt sống chiếm hơn 23%.
Loãng xương hay còn gọi là xương xốp: Đặc trưng bởi sự giảm cấu trúc của xương do sự sụt giảm khối lượng xương và suy thoái của cấu trúc xương. Sự vững chắc của xương là kết quả của sự cân bằng tinh tế giữa 2 loại tế bào xương là tạo cốt bào – làm cứng xương và hủy cốt bào - hủy xương (chịu trách nhiệm cho sự tái hấp thu xương) và khi hủy cốt bào mạnh hơn tạo cốt bào sẽ làm suy yếu xương.
Triệu chứng lâm sàng - Đau lưng tăng dần có thể sau 1 chấn thương nhẹ hoặc sau bê vật nặng. - Cơn đau liên quan đến vận động: Đau khi thay đổi tư thế, khi đi lại
- Có thể dẫn đến biến dạng cột sống như gù cột sống
- Ấn cột sống có điểm đau chói, thường liên quan trên hoặc dưới đốt xẹp 2 đốt sống lân cận
- Có thể gặp các triệu chứng nếu có chèn ép thần kinh như đau tê chân, yếu chân, đau theo rễ thần kinh liên sườn, rối loạn cơ tròn …
Chẩn đoán xẹp đốt sống do loãng xương
Ngoài những biểu hiện lâm sàng, cần làm thêm những kỹ thuật cận lâm sàng để củng cố chẩn đoán, đưa ra tiên lượng và có phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân:
- Đo mật độ xương (DEXA): được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh loãng xương. Loãng xương được chẩn đoán khi mật độ khoáng xương ≤ -2,5 độ lệch chuẩn dưới mức dân số phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh (T-Score).
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thiết lập các hướng dẫn chẩn đoán sau:
- Chụp X quang: Hình ảnh thân đốt sống giảm chiều cao, ngoài ra đánh giá mức độ thoái hóa cột sống, mức độ biến dạng cột sống…
Hình ảnh X quang của gãy xương nén đốt sống:
a) Hình ảnh X quang của xẹp đốt sống hình chêm (mũi tên trắng)
b) Chụp cắt lớp vi tính của xẹp đốt sống 2 mặt lõm (mũi tên đen)
c) Hình ảnh cộng hưởng từ xẹp đốt sống do gãy nén (mũi tên trắng), và gãy xương nén hai mặt (mũi tên đen).
- Chụp cắt lớp vi tính: chỉ định khi cần đánh giá hình ảnh đốt sống chi tiết như mức độ lún, xẹp, mảnh rời ….
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chỉ định khi cần phân biệt xẹp đốt sống do loãng xương và xẹp đốt sống do các nguyên nhân khác như lao, bệnh lý ác tính… .Đồng thời MRI rất hữu ích để đánh giá sự chèn ép thần kinh của đốt sống bị tổn thương. Qua MRI cũng có thể xác định được đốt sống xẹp do loãng xương mới hoặc xẹp cũ.
Điều trị xẹp đốt sống
Tùy thuộc vào mức độ đốt sống bị xẹp, các tổn thương thần kinh kèm theo (nếu có) mà có các phương pháp điều trị phù hợp
- Điều trị nội khoa
Chỉ định: Trong trường hợp xẹp đốt sống mới không có tổn thương thần kinh kèm theo. Cách điều trị: Bệnh nhân được nằm nghỉ tại giường, dùng thuốc và áo nẹp cứng cố định cột sống. Nẹp được dùng để nâng đỡ bệnh nhân và hạn chế cử động vị trí bị xẹp đốt sống.
- Thuốc: + Thuốc giảm đau, giảm đau chống viêm non-steroid, giãn cơ…
+ Các thuốc chống loãng xương: các thuốc chứa canxi, vitamin; thuốc ức chế hủy cốt bào (Biphosphonate), Calcitonine…..
- Điều trị ngoại khoa
Chỉ định: Trường hợp xẹp đốt sống có tổn thương thần kinh. Xẹp thân đốt sống do loãng xương gây đau cột sống mức độ trung bình cho đến nặng kéo dài hơn 2 tháng không đáp ứng với điều trị bảo tồn.
Các phương pháp điều trị:
- Bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống qua da dùng cho các trường hợp xẹp đốt sống do loãng xương không kèm theo tổn thương thần kinh, mức độ xẹp thân đốt sống <75% đã điều trị nội khoa không cải thiện.
- Phẫu thuật cố định cột sống điều trị các trường hợp xẹp đốt sống nặng gây biến dạng cột sống lớn có thể kết hợp với giải chèn ép thần kinh khi có tổn thương thần kinh kèm theo.
Ảnh: Kỹ thuật bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống trong điều trị xẹp thân đốt sống do loãng xương dưới C-arm ( màn huỳnh quang tăng sáng)
Phòng ngừa bệnh xẹp đốt sống
Để phòng ngừa cũng như phát hiện kịp thời tình trạng xẹp đốt sống, chúng ta cần lưu ý những đặc điểm sau:
- Đối với người cao tuổi, nhất là phụ nữ mãn kinh cần phải có chế độ sinh hoạt điều độ về dinh dưỡng và tập luyện. Nên bổ sung các khoáng chất chứa giàu vitamin D, canci và vitamin khác cùng với ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện loãng xương để điều trị kịp thời.
- Thay đổi lối sống và sinh hoạt: Hạn chế rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích …
- Thường xuyên luyện tập thể dục nâng cao sức khỏe: Có bằng chứng hạn chế chỉ ra rằng tập thể dục là hữu ích trong việc thúc đẩy sức khỏe của xương.
Tác giả: BS Nguyễn Minh Dương – Khu Phẫu thuật Theo Yêu Cầu - Khoa Khám Bệnh
Từ khóa » Xq Xẹp đốt Sống
-
Xẹp đốt Sống: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Xẹp đốt Sống: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Image: Xẹp đốt Sống (X-quang) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chẩn đoán X Quang Cột Sống - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Chẩn đoán X Quang Cột Sống - Health Việt Nam
-
Chẩn đoán X Quang Cột Sống (P2) - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Xẹp đốt Sống Ngực - Điều Trị Không Cần Phẫu Thuật
-
Chụp X-quang Cột Sống Thắt Lưng Phát Hiện Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Chụp X-quang Cột Sống Phát Hiện được Những Bệnh Gì
-
Chụp X Quang Cột Sống Khi Nào? Phát Hiện Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Chụp X-quang Cột Sống Cổ Và Thắt Lưng Giúp Phát Hiện Bệnh Gì? | ACC
-
Xquang Cot Song - SlideShare
-
Chụp X - Quang Cột Sống Cổ Khi Nào Và Cần Lưu ý Những Gì?