Xesi (Cs) - Chemistry | Cùng Học Hóa Học!
Có thể bạn quan tâm
Xesi là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Cs và số hiệu nguyên tử bằng 55. Nó là một kim loại kiềm mềm, màu vàng ngà ánh bạc, với điểm nóng chảy là 28 °C (83 °F), Xesi tồn tại ở dạng lỏng trong khoảng nhiệt độ phòng. Cũng tương tự các kim loại kiềm khác, Xesi là một kim loại hoạt động rất mạnh. Xesi và các hợp chất của nó khi cháy cho ngọn lửa màu xanh lam.
Lịch sử hình thành:
Xesi(tiếng Latinh caesius có nghĩa là “thiên thanh” hay “lam nhạt”) được Robert Bunsen và Gustav Kirchhoff phát hiện nhờ quang phổ năm 1860 trong nước khoáng lấy từ Dürkheim, Đức. Việc xác định nó dựa trên các vạch màu lam nhạt trong quang phổ của nó và nó là nguyên tố đầu tiên được phát hiện nhờ phân tích quang phổ. Xesi kim loại đã được Carl Setterberg điều chế ra năm 1882. Về mặt lịch sử, ứng dụng quan trọng nhất của xesi là trong nghiên cứu và phát triển, chủ yếu là trong các ứng dụng hóa học và điện học.
Tính chất vật lý, hóa học của Xesi:
Xesi là kim loại mềm nhất trong các nguyên tố kim loại.
Xesi có độ hoạt động hóa học rất cao. Tương tác nổ với nước ngay cả khi ở nhiệt độ thấp (−116 °C), tự bốc cháy trong không khí tạo CsO2. Gặp không khí ẩm, kết hợp với hơi nước tạo hidroxit rồi hidroxit kết hợp tiếp với khí cacbonic tạo muối cacbonat. Xesi nổ mạnh trong brom lỏng hoặc khi nghiền chung với bột lưu huỳnh.
Đồng vị của Xesi:
Có 39 đồng vị của Xesi đã được biết đến. Nguyên tử lượng của các đồng vị này nằm trong khoảng từ 112 tới 151. Tuy vậy, đồng vị ổn định của Xesi chỉ có Cs133.
Tinh thể Xesi-133
Phần lớn các đồng vị còn lại có chu kỳ bán rã từ vài ngày tới chỉ vài phần của giây. Đồng vị do phóng xạ tạo ra, Cs137 đã từng được sử dụng trong các nghiên cứu thủy học, tương tự như việc sử dụng của H3. Cs137 được sản sinh từ các vụ nổ hạt nhân cũng như từ các nhà máy điện nguyên tử và đáng chú ý nhất là được giải phóng vào khí quyển từ thảm họa Chernobyl năm 1986.
Điều chế Xesi:
Có thể điều chế Xesi tương tự như Rubidi, dùng Canxi kim loại khử muối clorua của Xesi ở nhiệt độ cao trong chân không. Cs bay hơi và được thu bằng cách ngưng tụ.
Ứng dụng của Xesi:
- Cs134 được sử dụng trong thủy học như là phép đo lượng phát ra của xêzi bởi công nghiệp năng lượng nguyên tử. Đồng vị này được sử dụng là do mặc dù nó ít thịnh hành hơn Cs133 hay Cs137, nhưng Cs134 có thể được sinh ra bằng các phản ứng hạt nhân. Cs135 cũng đã được sử dụng vì mục đích này.
- Giống như các nguyên tố nhóm 1 khác, Xesi có ái lực lớn với ôxy và vì thế được sử dụng như là “chất thu khí” trong các ống chân không.
- Kim loại này cũng được sử dụng trong các tế bào quang điện do khả năng bức xạ điện tử cao của nó.
- Xesi cũng được sử dụng như là chất xúc tác trong quá trình hiđrô hóa của một vài hợp chất hữu cơ.
- Các đồng vị phóng xạ của xesi được sử dụng trong lĩnh vực y học để điều trị một vài dạng ung thư.
- Florua xesi được sử dụng rộng rãi trong hóa hữu cơ như là một bazơ và là nguồn của các ion florua khan.
- Hơi xesi được sử dụng trong nhiều loại từ kế phổ biến.
- Do có tỷ trọng cao, dung dịch clorua xesi nói chung hay được sử dụng trong sinh học phân tử để siêu ly tâm gradient tỷ trọng, chủ yếu để tách các phần tử virus, các cơ quan tử hay các phần cận tế bào, cũng như các axít nucleic từ các mẫu sinh học.
- Nitrat xêzi được sử dụng như là chất ôxi hóa để đốt silic trong hồng ngoại[6] như LUU-19[7], do nó bức xạ phần lớn phổ điện từ của nó trong phổ cận hồng ngoại.
Bảng một số đại lượng của Xesi:
Tính chất chung | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tên, Ký hiệu, Số | Xesi, Cs, 55 | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Phiên âm | /ˈsiːziəm/ SEE-zee-əm | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Phân loại | Kim loại kiềm | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhóm, Chu kỳ, Phân lớp | 1, 6, s | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Khối lượng nguyên tử | 132,9054519(2) | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Cấu hình electron | [Xe] 6s1 | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Số electron trên vỏ điện tử | 2, 8, 18, 18, 8, 1 | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Tính chất vật lý | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Màu | Vàng ngà | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Trạng thái vật chất | Chất rắn | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Mật độ gần nhiệt độ phòng | 1,93 g·cm−3 | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Mật độ ở thể lỏng khi đạt nhiệt độ nóng chảy | 1,843 g·cm−3 | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệt độ nóng chảy | 301,59 K, 28,44 °C, 83,19 °F | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệt độ sôi | 944 K, 671 °C, 1240 °F | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Điểm tới hạn | 1938 K, 9,4 MPa | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệt lượng nóng chảy | 2,09 kJ·mol−1 | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệt lượng bay hơi | 63,9 kJ·mol−1 | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệt dung | 32,210 J·mol−1·K−1 | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Áp suất hơi | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tính chất nguyên tử | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trạng thái ôxi hóa | 1 (Bazơ mạnh) | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ âm điện | 0,79 (thang Pauling) | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Năng lượng ion hóa | Thứ 1: 375,7 kJ·mol−1 | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Thứ 2: 2234,3 kJ·mol−1 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thứ 3: 3400 kJ·mol−1 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bán kính cộng hoá trị | 265 pm | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ dài liên kết cộng hóa trị | 244±11 pm | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Bán kính van der Waals | 343 pm | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Thông tin khác | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cấu trúc tinh thể | Lập phương tâm khối | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Trạng thái trật tự từ | Thuận từ[1] | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Điện trở suất | (20 °C) 205 nΩ·m | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ dẫn nhiệt | 35,9 W·m−1·K−1 | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ giãn nở nhiệt | (25 °C) 97 µm·m−1·K−1 | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Mô đun Young | 1,7 GPa | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Mô đun nén | 1,6 GPa | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ cứng theo thang Mohs | 0,2 | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ cứng theo thang Brinell | 0,14 MPa | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Số đăng ký CAS | 7440-46-2 | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Chất đồng vị ổn định nhất | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bài chính: Đồng vị của Xesi | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
——————————————–
Bài viết có sử dụng tư liệu từ các nguồn:
– Wikipedia (tiếng Việt và tiếng Anh)
– SGK Hóa học 12 Nâng cao.
– Hoàng Nhâm (2005), Hóa học vô cơ, tập hai, NXB Giáo Dục.
– Một số hình ảnh trên Google.
Share this:
Related
Từ khóa » Nguyên Tố Cs
-
Kim Loại Mềm Nhất - Cs Là Nguyên Tố... - Sinh Viên Hóa Học | Facebook
-
Nguyên Tố Cs Là Gì - Học Tốt
-
Sự Kiện Thú Vị Về Nguyên Tố Cesium
-
TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA XEZI (CS)
-
Cs Là Gì Trong Hóa Học
-
Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học/Cs – Wikibooks Tiếng Việt
-
Nguyên Tố Cs được Lựa Chọn Trong Việc Chế Tạo Pin Mặt Trời Vì Lý Do ...
-
Nguyên Tố Cs được Lựa Chọn Trong Việc Chế Tạo Pin Mặt Trời V
-
Nguyên Tố Cs Trong Nhóm IA được Sử Dụng để Chế Tạo Tế Bào Quang ...
-
Nguyên Tố Cs Trong Nhóm IA được Sử Dụng để Chế Tạo Tế Bào Q
-
Xêsi - Nguyên Tố Hóa Học - GiHay
-
Nguyên Tố Cs Trong Nhóm IA được Sử Dụng để Chế Tạo Tế ...