Xét Nghiệm Acid Uric? Khi Nào Cần Làm Xét Nghiệm Acid Uric?

Xét nghiệm Acid Uric?

Xét nghiệm Acid Uric là xét nghiệm được sử dụng để đo chỉ số Acid Uric trong máu.

Lượng Acid Uric được tạo thành do sự phân hủy các tế bào trong cơ thể và từ thức ăn. Hầu hết Acid Uric được lọc qua thận và đào thảo qua nước tiểu, một phần nhỏ đào thải qua phân.

Thông thường thì nồng độ acid uric tương đối ổn định, tuy nhiên nếu acid uric trong máu hình thành quá nhiều hay chức năng đào thải thận suy giảm sẽ gây tăng acid uric trong máu. Nếu nồng độ này tăng cao sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhất là gout. Vì thế cần xét nghiệm Acid uric trong máu để tầm soát bệnh.

Khi nồng độ Acid Uric tăng cao kéo dài trong máu có thể dẫn đến một dạng viêm khớp được biết đến với tên là bệnh gout. Tinh thể lắng đọng trong và xung quanh các khớp dẫn đến hậu quả viêm, sưng và đau khớp, lắng đọng dưới da tạo nên các hạt tophi, có thể tạo sỏi thận và suy thận .

Trong quá trình điều trị bệnh gout, chỉ số Acid Uric luôn luôn được theo dõi để có thể đánh giá nồng độ Acid Uric máu trong cơ thể người bệnh và ảnh hưởng của nó đến việc điều trị. Cũng cần phải khẳng định tăng Acid Uric chưa phải là tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh gout, đây chỉ là yếu tố cần được chú ý khi chẩn đoán gout. Xét nghiệm này cũng được sử dụng để theo dõi nồng độ Acid Uric ở người đang trải qua hóa trị hoặc xạ trị cho bệnh ung thư, theo dõi nguy cơ lắng đọng urat tại thận với nguy cơ gây suy thận ...

Acid Uric là gì?

Acid Uric là một hợp chất khác vòng của Cacbon, Oxy, Nitơ, và Hydro với công thức C5H4N4O3. Nó tạo nên các ion và muối được gọi là urat và acid urat như ammonium acid urate.

Acid Uric được tạo thành trong cơ thể bởi quá trình thoái giáng các nhân purin. Sau đó chúng được hòa tan trong máu, đưa đến thận và thải ra bên ngoài qua nước tiểu. Acid Uric tăng có thể bởi quá trình tăng cung cấp, tăng tạo hay giảm thải trừ axit uric qua thận hoặc cả hai quá trình này.

Acid Uric được đào thải ra khỏi cơ thể qua:

  • Nước tiểu: Là đường chủ yếu nhất từ 400 - 1.000 mg/ngày;
  • Đường tiêu hóa: Khoảng từ 100 - 200 mg/ngày.

Acid Uric trong cơ thể được tạo ra từ hai nguồn sau:

  • Ngoại sinh: Từ thức ăn được đưa vào cơ thể có chứa chất purin: từ 100 - 200 mg/ngày;
  • Nội sinh: Là do các tế bào chết trong cơ thể sinh ra, khoảng 600 mg/ngày.

Khi nồng độ Acid Uric tăng cao và kéo dài trong máu sẽ dẫn tới một dạng viêm khớp đó là gout. Tinh thể lắng đọng ở trong và xung quanh các khớp sẽ dẫn đến hậu quả sưng, viêm và đau khớp, lắng đọng bên dưới da tạo nên các hạt tophi, có thể tạo nên sỏi thận và gây suy thận.

Khi nào cần xét nghiệm Acid Uric

Xét nghiệm Acid Uric trong máu được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ một người có nồng độ acid uric trong máu cao.

Những trường hợp nên làm xét nghiệm Acid Uric trong máu:

  • Chẩn đoán bệnh gout
  • Đánh giá tác dụng của những thuốc điều trị hạ Acid Uric máu
  • Nghi ngờ sỏi thận urat
  • Kiểm tra nồng độ Acid Uric trên bệnh nhân ung thư, điều trị liệu pháp hóa học trị liệu hay phóng xạ, điều trị bệnh ung thư gây chết tế bào và làm tăng acid uric máu.

Đánh giá chỉ số trong xét nghiệm Acid Uric trong máu

Acid Uric được đánh giá bình thường khi:

  • Nam giới 3.4–7.0 mg/dL hoặc 200–420 mcmol/L
  • Nữ giới 2.4–6.0 mg/dL hoặc 140–360 mcmol/L
  • Trẻ em 2.5–5.5 mg/dL hoặc 120–330 mcmol/L

Acid Uric trong máu tăng cao sẽ dễ gây lắng đọng tại khớp, gây bệnh gout cấp.

Hàm lượng này sẽ thay đổi phụ thụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chế độ ăn uống, tập thể dục, ảnh hưởng của một số bệnh khác, suy giảm thận ...

Cách hạn chế diễn tiến của Acid Uric trong máu

Nếu bạn có nồng độ axit uric trong máu cao và bác sĩ nghi ngờ bạn có nguy cơ bị bệnh gút, sỏi thận, bạn hãy thử áp dụng chế độ ăn chứa ít purine.

Các thực phẩm giàu chất purine bao gồm:

  • Tất cả các thịt nội tạng (gan), chất chiết xuất từ ​​thịt và nước thịt;
  • Men và chất chiết xuất từ ​​men (bia, đồ uống có cồn);
  • Măng tây, rau bó xôi, đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, bột yến mạch, súp lơ và nấm.

Thực phẩm có hàm lượng purine thấp bao gồm:

  • Ngũ cốc tinh chế – bánh mì, mì ống, bột mì, bột sắn, bánh ngọt;
  • Sữa và các sản phẩm sữa, trứng;
  • Xà lách, cà chua, rau xanh;
  • Súp kem không có thịt;
  • Nước, nước trái cây, đồ uống có ga;
  • Bơ đậu phộng, trái cây và các loại hạt.

Bạn nên bổ sung nước nước bằng cách uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày, trừ khi có yêu cầu khác từ bác sĩ.

Bạn nên dùng thuốc điều trị chứng tăng axit uric theo hướng dẫn. Bạn tránh dùng caffeine và rượu vì có thể gây ra các vấn đề với axit uric và tăng axit uric máu; tránh dùng thuốc thuốc lợi tiểu thiazid (hydrochlortiazide) và thuốc lợi tiểu quai. Ngoài ra, các loại thuốc như niacin và aspirin liều thấp (ít hơn 3g mỗi ngày) có thể khiến mức axit uric trong cơ thể bạn thêm trầm trọng. Không dùng các loại thuốc này hoặc aspirin trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Tăng axit uric máu nguyên phát là một bệnh về rối loạn chuyển hóa. Tăng axit uric không chỉ gây bệnh gút (viêm khớp do gút) mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, chuyển hóa khác. Điều trị tăng axit uric nguyên phát bao gồm dùng thuốc hỗ trợ thải axit uric và hạn chế ăn thức ăn có chứa nhiều purine. Bạn cũng nên hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu bia vì đây cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu hình thành axit uric.

Trên đây là một số thông tin về acid uric trong máu cũng như nên đi khám, xét nghiệm nó khi nào mà bạn cần chú ý.

Phòng khám đa khoa Biển Việt - Địa chỉ xét nghiệm Acid Uric uy tín minh bạch

Với quy trình hoàn toàn khép kín, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn dịch vụ xét nghiệm Acid Uric của Phòng khám đa khoa Biển Việt. Khách hàng không phải đăng ký, chờ đợi mệt mỏi và mất nhiều thời gian tại các bệnh viện, trung tâm y tế để được xét nghiệm. Đến với Biển Việt khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm về chất lượng mẫu lấy, độ chính xác của kết quả xét nghiệm cũng như tính bảo mật của kết quả.

Địa chỉ Phòng khám đa khoa Biển Việt:

Số 18, Nhà vườn 1, Tổng cục 5, Bộ công an, Xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, HN.

Hotline: 0812217575/ 0912075641

Từ khóa » độ Axit Uric Là Gì