Xét Nghiệm Anti HEV IgG Có ý Nghĩa Gì Trong Bệnh Viêm Gan E?

1. Tìm hiểu chung về bệnh viêm gan E

Viêm gan E là bệnh viêm gan cấp tính do virus HEV gây ra. Trên thế giới, bệnh viêm gan E xảy ra khá phổ biến. Các nhà nghiên cứu đã nhận định có 4 loại gen chính của virus HEV gây bệnh, trong đó type 1 và 2 là loại chủ yếu gây bệnh ở người. Việt Nam là một trong số những quốc gia có tỷ lệ nhiễm viêm gan E cao, đặc biệt vào mùa mưa ở những vùng có điều kiện vệ sinh kém.

Virus HEV

Hình 1: Virus HEV

Phần lớn bệnh viêm gan E có thể tự khỏi nếu sức đề kháng tốt, tuy nhiên mặt khác có một số trường hợp bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng, trở nên ác tính và đe dọa đến tính mạng.

Virus HEV thường tồn tại trong phân, chất thải rửa, nguồn nước ô nhiễm,... bám vào thực phẩm và lây truyền cho con người qua đường phân - miệng. Một số đường lây nhiễm cần chú ý của virus như:

- Ăn các thực phẩm bị nhiễm virus hoặc động vật nhiễm bệnh.

- Lây nhiễm qua đường máu.

- Lây truyền từ mẹ sang con.

Viêm gan E thường xuất hiện theo từng đợt dịch và có liên quan đến tình trạng mưa lũ. Nguồn nước bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi để phát tán virus trong cộng đồng. Do đó con người cần phải chủ động có những biện pháp phòng ngừa sự lây nhiễm của bệnh.

2. Những dấu hiệu nào cho thấy có thể bạn đã mắc viêm gan E?

Thời gian ủ bệnh của viêm gan E trong khoảng 3 - 4 tuần. Các triệu chứng của bệnh thường diễn ra rời rạc, không rõ ràng, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ hầu như không có triệu chứng đặc biệt. Chính vì vậy công tác chẩn đoán bệnh nếu chỉ dựa vào lâm sàng còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

Một số biểu hiện điển hình của viêm gan E mà bạn đọc cần phải chú ý như:

- Xuất hiện triệu chứng vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu.

- Chán ăn, ăn không ngon miệng.

- Gan to, ấn vào thấy đau, đau thượng vị.

- Nôn và buồn nôn.

- Sốt, đau nhức cơ.

- Toàn thân rơi vào trạng thái mệt mỏi, đau đầu.

Vàng da là triệu chứng điển hình của viêm gan E

Hình 2: Vàng da là triệu chứng điển hình của viêm gan E.

Một số trường hợp viêm gan E diễn biến cấp tính, dẫn đến suy gan cấp và có thể gây tử vong. Phụ nữ mang thai cần phải chú ý bởi viêm gan E có thể gây ra các biến chứng sản khoa và đe dọa tính mạng cả mẹ và thai nhi.

Viêm gan E mạn thường hiếm gặp hơn, chủ yếu ở những đối tượng được ghép tạng hoặc khả năng miễn dịch bị kìm hãm gây xơ hóa gan.

3. Xét nghiệm anti HEV IgG trong bệnh viêm gan E là gì?

Các triệu chứng lâm sàng của viêm gan E khá giống với các bệnh viêm gan do virus khác, chính vì vậy rất khó để chẩn đoán chính xác bệnh nếu chỉ dựa vào lâm sàng. Một trong những phương pháp hiệu quả để chẩn đoán viêm gan E chính xác đó là xét nghiệm các kháng thể IgG và IgM của virus HEV trong máu.

Anti HEV IgG là kháng thể miễn dịch của virus HEV được sinh ra khi cơ thể có sự tiếp xúc với virus. Người mang kháng thể anti HEV IgG sẽ có khả năng miễn nhiễm và không bị lây bệnh viêm gan E. Tuy nhiên sau khoảng 5 - 10 năm, nồng độ anti HEV IgG trong máu có thể giảm dần và không mất khả năng chống lại sự xâm nhập của virus.

Trong khi đó anti HEV IgM là kháng thể tự nhiên của virus HEV và tăng cao khi bệnh có dấu hiệu đang tiến triển. Tuy nhiên xét nghiệm anti HEV IgM được coi là kỹ thuật xét nghiệm phức tạp và đòi hỏi máy móc trang thiết bị rất hiện đại. Vì thế mà xét nghiệm anti HEV IgG được sử dụng phổ biến hơn cả,

Nguyên lý của xét nghiệm anti HEV IgG đó là đo hàm lượng kháng thể IgG kháng virus HEV trong huyết thanh hoặc huyết tương người theo phương pháp ELISA. Bệnh nhân sẽ được tiến hành lấy máu tĩnh mạch, sau đó mẫu được chuyển qua các bước ly tâm tách huyết tương, huyết thanh và chuyển vào buồng đo của máy.

Hình 3: Xét nghiệm máu phát hiện anti HEV IgG.

Hình 3: Xét nghiệm máu phát hiện anti HEV IgG.

Sự có mặt và thay đổi nồng độ kháng thể HEV IgG trong máu là cơ sở giúp cho bác sĩ đánh giá chẩn đoán mắc viêm gan E, đồng thời theo dõi quá trình đáp ứng điều trị bệnh. Đây được coi là một xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán viêm gan E hiện nay.

Ngoài phương pháp xét nghiệm kháng thể IgG, IgM, hiện nay có thể áp dụng một kỹ thuật hiện đại khác đó là Realtime - PCR nhằm phát hiện RNA của virus HEV. Tuy nhiên kỹ thuật này đòi hỏi trình độ cao và trang thiết bị máy móc vô cùng hiện đại mà không phải bất cứ phòng xét nghiệm nào cũng đủ tiêu chuẩn đáp ứng.

4. Làm sao để phòng ngừa bệnh viêm gan E?

Chúng ta vẫn có thể chủ động phòng ngừa sự lây nhiễm viêm gan E trong cộng đồng bằng cách:

- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt.

- Xây dựng và duy trì thói quen rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, khi chế biến món ăn.

- Giữ gìn vệ sinh thân thể và các đồ dùng, vật dụng trong nhà, không sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân.

- Đồ ăn đảm bảo nấu chín, nước uống đun sôi tiệt trùng, hạn chế ăn rau sống, trái cây không gọt vỏ.

- Cần phải xây dựng hệ thống xử lý phân, nước thải đúng quy định và đảm bảo vệ sinh, tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Cần đảm bảo nguồn nước sạch sẽ để tránh lây nhiễm viêm gan E.

Hình 4: Cần đảm bảo nguồn nước sạch sẽ để tránh lây nhiễm viêm gan E.

Bệnh viêm gan E tuy có thể tự khỏi nhưng nếu bệnh tiến triển cấp tính thì sẽ vô cùng nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Việc phát hiện sớm bệnh cũng giúp cho chúng ta chủ động có biện pháp bảo vệ tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Một trong những cơ sở y tế chất lượng để xét nghiệm viêm gan E hiện nay đó là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là một thương hiệu đi đầu và phát triển mạnh mẽ về lĩnh vực xét nghiệm hiện đại.

Hệ thống Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 cùng đội ngũ nhân viên y tế trình độ cao, tất cả đã và đang dần khẳng định niềm tin tuyệt đối nơi khách hàng.

Quy trình xét nghiệm tiên tiến, tự động, tiện lợi và nhanh gọn hơn với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà 24/24. Qua đó hỗ trợ tối đa quý khách hàng có thể yên tâm chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ đến tổng đài trực tuyến 1900 565656 của MEDLATEC. Chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp và hỗ trợ.

Từ khóa » Tỉm Nghỉm