Xét Nghiệm Cận Lâm Sàng Là Gì Và được Thực Hiện ở Chuyên Khoa Nào

1. Khám và xét nghiệm cận lâm sàng là gì?

Lâm sàng là từ chuyên ngành y tế, được dịch từ tiếng Pháp là Clinique. Từ Hán Việt này có chữ “lâm” nghĩa là đến gần hoàn cảnh nào đó, sàng là cái giường, chỉ giường bệnh. Do đó, lâm sàng trong y khoa chỉ việc khám bệnh, bao gồm những gì liên hệ trực tiếp với người bệnh.

Khám lâm sàng là hoạt động thăm khám cơ bản ban đầu, giúp theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện bất thường. Bác sỹ chỉ khám qua nhìn, sờ, gõ, nghe,... vào các bộ phận cơ thể, chưa có can thiệp xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh.

Do đó, khám lâm sàng là bước khám đầu tiên sử dụng trong thăm khám tất cả các bệnh. Từ kết quả khám, bác sỹ tìm hiểu yếu tố tác động đến người bệnh như độ tuổi, môi trường, nguy cơ mắc bệnh,… để chỉ định thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng hay nhiều khách hàng còn nhầm lẫn và gọi là xét nghiệm lâm sàng, thắc mắc xét nghiệm lâm sàng là gì. Từ đó mới đủ thông số, kết quả để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh.

Mặc dù đơn giản và cơ bản nhưng khám lâm sàng lại rất quan trọng, định hướng tình trạng, nguyên nhân và nguy cơ mắc bệnh. Ví dụ khi được hỏi về tình trạng sức khỏe, bệnh nhân thấy có triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn. Khi khám lâm sàng thì bác sỹ sẽ khám các cơ quan thần kinh, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa,...

Dấu hiệu lâm sàng giúp đưa ra chẩn đoán ban đầu

Dấu hiệu lâm sàng giúp đưa ra chẩn đoán ban đầu

Những thông tin này được gọi là dấu hiệu lâm sàng, bác sỹ đưa ra chẩn đoán lâm sàng, từ đó chỉ định các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để làm rõ về bệnh lý hay vấn đề sức khỏe bệnh nhân mắc phải.

2. Khám lâm sàng ở các khoa nào?

Khám lâm sàng được áp dụng trong khám bệnh bước đầu, nằm trong gói khám sức khỏe tổng quát định kỳ, tại các khoa:

  • Khoa nội tổng quát: Khám thể lực, phát hiện bệnh lý về hô hấp, nội tiết, thần kinh, tiêu hóa.

  • Da liễu.

  • Răng hàm mặt.

  • Tai mũi họng.

  • Kiểm tra thị lực.

  • Ngoại khoa.

  • Phụ khoa (với nữ giới).

3. Khám và xét nghiệm cận lâm sàng

Sau khi có chẩn đoán lâm sàng, bác sỹ sẽ thực hiện các chỉ định cận lâm sàng để tìm hiểu chuyên sâu hơn về vấn đề sức khỏe. Các chỉ định cận lâm sàng bao gồm nhiều kỹ thuật chẩn đoán như: Siêu âm, chụp X - quang, Chụp cắt lớp vi tính CT, Chụp cộng hưởng từ MRI,…

Các kỹ thuật cận lâm sàng đem lại kết quả chính xác, giá trị, hỗ trợ đắc lực cho các bác sỹ trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Bên cạnh đó, các xét nghiệm cận lâm sàng cũng được thực hiện để chẩn đoán phát hiện bệnh, chẩn đoán phân biệt, đồng thời giúp theo dõi diễn biến, đánh giá hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh.

Xét nghiệm máu cận lâm sàng rất quan trọng

Xét nghiệm máu cận lâm sàng rất quan trọng

Cụ thể, xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm:

Xét nghiệm máu

Công thức máu

Định lượng các thành phần quan trọng của máu như: Hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu,…

Mẫu thử xét nghiệm công thức máu thường lấy từ mạch máu gần khuỷu tay, cho ta biết cơ thể có gì bất thường như thiếu máu, giảm tiểu cầu, nhiễm trùng, ung thư máu,…

Xét nghiệm đường huyết

Định lượng hàm lượng Glucose có trong máu, từ đó xác định bệnh nhân có bị tăng hay giảm đường huyết hay không, có bị mắc bệnh tiểu đường hay không và mức độ nào?

Xét nghiệm chức năng thận

Gồm Ure, Creatinin, giúp phát hiện sớm các bệnh lý về thận hoặc vấn đề gặp phải. Từ đó, bác sỹ sẽ sàng lọc, xác định nguyên nhân, hướng dẫn điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống và kê đơn thuốc nếu cần.

Xét nghiệm men gan

Gồm AST, ALT, GGT,… nhằm đánh giá các chức năng khác nhau của tế bào gan. Từ kết quả này có thể khẳng định gan của bệnh nhân có bị tổn thương, suy giảm chức năng gan hay không và mức độ tổn thương như thế nào.

Xét nghiệm mỡ máu

Đưa ra 4 chỉ số mỡ máu quan trọng là Triglyceride, Cholesterol toàn phần, HDL – Cholesterol và LDL - Cholesterol.

Những chỉ số này sẽ đánh giá tình trạng rối loạn chuyển hóa và các yếu tố nguy cơ, liên quan đến bệnh tim mạch, tăng huyết áp. Do đó, đây là xét nghiệm cận lâm sàng quan trọng với bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đang mắc bệnh tim mạch.

Xét nghiệm sàng lọc viêm gan B, C

Các chỉ số HbsAg và HCVAb sẽ giúp sàng lọc virus viêm gan B và C hiệu quả.

Xét nghiệm điện giải đồ

Định lượng các yếu tố vi lượng quan trọng của cơ thể như Na+, K+, Ca2+, Cl-,… Các yếu tố vi lượng này liên quan đến hoạt động của thần kinh cơ, tim mạch,…

Xét nghiệm nước tiểu trong khám cận lâm sàng

Xét nghiệm nước tiểu trong khám cận lâm sàng

Xét nghiệm nước tiểu cơ bản

Xét nghiệm này đưa ra các thông tin về hoạt động của thận, hệ thống bài tiết nước tiểu,…

Kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng

Chụp X - quang tim phổi phẳng

Nhằm đánh giá các vấn đề về tim phổi như u phổi, lao, viêm phổi,…

Siêu âm ổ bụng tổng quát

Nhằm đánh giá hình thể và phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như: Lách, mật, gan, bàng quang, tụy, tử cung - buồng trứng , tuyến tiền liệt,…

Siêu âm tuyến giáp

Giúp phát hiện các bệnh lý tuyến giáp như u nang tuyến giáp,nhân tuyến giáp,…

Điện tim đồ

Kiểm tra tình trạng và phát hiện các bệnh lý tim mạch.

Siêu âm gan giúp đo độ xơ hóa ở gan

Siêu âm gan giúp kiểm tra tình trạng lá gan của bạn có khỏe mạnh hay không

Ngoài những xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản trên, bệnh nhân có thể được chỉ định các loại xét nghiệm và chẩn đoán chuyên sâu như:

  • Xét nghiệm định lượng Hormone: Hormone tuyến giáp, Hormone sinh dục, Hormone tuyến yên, tuyến thượng thận,…

  • Các Marker nhiễm khuẩn.

  • Các Marker chuyên sâu về tim mạch.

  • Các yếu tố chỉ điểm ung thư sớm: buồng trứng, vú, dạ dày, phổi, gan mật, đại tràng, tuyến tiền liệt,…

  • Xét nghiệm chẩn đoán đột biến gen EGFR trong ung thư phổi không tế bào nhỏ.

  • Xét nghiệm đột biến Gen điều trị hướng đích cho bệnh nhân ung thư.

  • Xét nghiệm chẩn đoán vô sinh: xét nghiệm đánh giá dự trữ buồng trứng, tinh dịch đồ,…

  • Chụp X-quang vú: Phát hiện u xơ, ung thư vú.

  • Siêu âm độ đàn hồi nhu mô gan: Phát hiện sớm xơ gan, mức độ gan nhiễm mỡ,…

  • Đo mật độ loãng xương toàn thân: Phát hiện sớm loãng xương.

  • Xét nghiệm tế bào âm đạo: Phát hiện ung thư cổ tử cung.

  • Test HP hơi thở: đánh giá nhiễm vi khuẩn HP gây viêm dạ dày.

Như vậy, khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng hay xét nghiệm lâm sàng có vai trò quan trọng trong phát hiện và chẩn đoán bệnh. Từ kết quả khám lâm sàng, bác sỹ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm chuyên sâu cần làm với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.

Từ khóa » Chẩn đoán Kt Là Gì