Xét Nghiệm Cặn Lắng Nước Tiểu - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108

Video

Xem thêm tin
Bệnh viện TWQĐ 108 khám bệnh, tri ân tại tỉnh Tuyên Quang

Bệnh viện TWQĐ 108 khám bệnh, tri ân tại tỉnh Tuyên Quang

04/12/2024 Chi tiết
Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiết
Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

14/11/2024 Chi tiết
Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

11/11/2024 Chi tiết Trang chủ | Giới thiệu | Kỹ thuật xét nghiệm Xét nghiệm cặn lắng nước tiểu 10:25 AM 19/05/2015 1. Định nghĩa Xét nghiệm soi cặn lắng nước tiểu để tìm các thành phần hữu hình trong nước tiểu như: hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, các loại trụ hình, tinh thể. Có 2 cách: soi tươi và cặn Addis. - Soi tươi: Có thể lấy nước tiểu giữa dòng vào buổi sáng hoặc bất kỳ trong ngày cho vào ống nghiệm, lấy một giọt nước tiểu không ly tâm soi tươi qua kính hiển vi với vật kính 10 X. - Cặn Addis: 6 h sáng cho người bệnh đái hết nước tiểu trong đêm, ghi giờ, uống 200ml nước sôi để nguội. Sau đó bệnh nhân nằm nghỉ và đái gom vào bô (được rửa sạch bằng xà phòng). 9 giờ cho bệnh nhân đái lần cuối sau đó đo số lượng nước tiểu và ghi vào giấy xét nghiệm. Lấy 10ml nước tiểu mang tới khoa xét nghiệm. 2. Đánh giá kết quả Bình thường: Hồng cầu, bạch cầu niệu không có hoặc có rất ít, một vài tế bào dẹt do tế bào niêm mạc niệu quản thoái hoá, đôi khi có một vài tinh trùng (nếu ở nam giới). - Soi tươi có 0 - 1 hồng cầu, 0-3 bạch cầu trong một vi trường. - Cặn Addis: < 1000 hồng cầu và < 2000 bạch cầu/phút; không có trụ hồng cầu, trụ niệu, trụ bạch cầu. Bất thường: + Đái ra hồng cầu vi thể: - Soi tươi: 3 hồng cầu/vi trường (++). 5 hồng cầu/vi trường (+++). - Cặn Addis: > 1000 hồng cầu/phút. + Đái máu đại thể: đái máu với số lượng nhiều, mắt thường nhìn thấy nước tiểu có màu hồng như nước rửa thịt cho đến màu đỏ, để lâu hồng cầu sẽ lắng xuống. Lượng máu tối thiểu bắt đầu làm thay đổi màu sắc nước tiểu vào khoảng 1 ml máu trong 1 lít nước tiểu. Soi tươi thấy hồng cầu dày đặc vi trường. Có thể làm nghiệm pháp 3 cốc để chẩn đoán vị trí chảy máu. Cách làm: cho bệnh nhân đái một bãi chia làm 3 phần lần lượt vào 3 cốc thuỷ tinh. Nếu lượng máu nhiều nhất ở cốc đầu tiên thì thường là chảy máu ở niệu đạo; lượng máu nhiều nhất ở cốc thứ 3 thường chảy máu ở bàng quang; lượng máu tương đương ở cả 3 cốc thường chảy máu ở thận hoặc niệu quản. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ có tính chất tương đối. Muốn xác định chính xác thì cần phải có nhiều xét nghiệm khác. Trong lâm sàng, đái ra hồng cầu gặp trong các bệnh viêm cầu thận, lao thận và sỏi tiết niệu (sỏi đài-bể thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang), viêm bàng quang, ung thư bàng quang; có thể do các bệnh toàn thân (bệnh hệ thống tạo máu, rối loạn quá trình đông máu). Khoảng 1% các trường hợp đái ra máu không tìm thấy nguyên nhân. + Đái ra bạch cầu: - Soi tươi: Đái ra BC khi: 3 - 5 BC/vi trường (+) > 5 BC/vi trường (++) > 10 BC/vi trường (+++) > 20 BC/vi trường (++++). - Cặn Addis > 2000 BC/phút. Trong lâm sàng khi BC (+++) hoặc (++++) là có nhiễm khuẩn tiết niệu. Nếu có trụ BC càng chắc chắn lầ viêm đường tiết niệu. > 30 BC/vi trường (BC dày đặc vi trường) và có nhiều BC thoái hoá: được gọi là đái ra mủ. Trong các trường hợp này, nước tiểu nhìn bằng mắt thường có nhiều vẩn đục gặp trong viêm thận-bể thận cấp và mãn. + Đái ra trụ hình: trụ hình là các cấu trúc hình trụ có trong nước tiểu. Bản chất của trụ là mucoprotein, là một loại protein do tế bào ống thận bị tổn thương tiết ra gọi là protein Tam-Holsfall và protein từ huyết tương lọt qua cầu thận vào nước tiểu. Trong điều kiện được cô đặc và pH nước tiểu axit, chúng bị đông đặc và đúc khuôn trong ống lượn xa rồi bong ra theo nước tiểu. Trụ niệu là biểu hiện tổn thương thực thể ở cầu thận hoặc ống thận. Có hai loại trụ: trụ không có tế bào và trụ có tế bào. Trụ có tế bào là các trụ có chứa xác các tế bào (tế bào biểu mô ống thận, tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu …). Thể loại trụ có giá trị gợi ý cho chẩn đoán bệnh, còn số lượng trụ không nói lên mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Người ta phân chia các loại trụ như sau: - Trụ trong: hay trụ hyalin bản chất là protein chưa thoái hoá hoàn toàn, không có tế bào. - Trụ keo: do tế bào thoái hoá. - Trụ sáp: protein đã thoái hoá. - Trụ mỡ: chứa những giọt mỡ, gặp trong HCTH. - Trụ hạt: chứa protein và xác các tế bào biểu mô ống thận, hay gặp trong viêm cầu thận mãn. Trụ hạt màu nâu bẩn gặp trong suy thận cấp. - Trụ hồng cầu: chứa các hồng cầu từ cầu thận xuống, gặp trong viêm cầu thận cấp. - Trụ bạch cầu: chứa xác các tế bào bạch cầu, tổn thương từ nhu mô thận, gặp trong viêm thận-bể thận cấp và mãn. + Các thành phần cặn lắng khác trong nước tiểu: - Tinh thể: phosphat, oxalatcanxi, tinh thể urat, tinh thể cystin. Nếu các tinh thể có nhiều sẽ nguy cơ tạo sỏi. - Tế bào ung thư: gặp trong ung thư thận-tiết niệu. - Tế bào biểu mô: nếu thấy nhiều là viêm nhiễm đường tiết niệu. - Thể lưỡng triết quang: là thành phần ester của cholesterol dưới dạng hạt mỡ, trụ mỡ gặp trong hội chứng thận hư. Chia sẻ

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng chuyên mục

    Ứng dụng hiệu quả kỹ thuật DXA trong đánh giá thành phần khối cơ thể

    Ứng dụng hiệu quả kỹ thuật DXA trong đánh giá thành phần khối cơ thể

    09:46 01/07/2021

Từ khóa » Trụ Hạt Nâu