Xét Nghiệm Chẩn đoán Nhiễm Covid – 19 được Thực Hiện Ra Sao?
Có thể bạn quan tâm
Về nguyên tắc xét nghiệm nói chung có hai phương pháp xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh: phương pháp thứ nhất là phát hiện kháng nguyên hay hiểu đơn giản là tìm tác nhân gây bệnh hay một phần của tác nhân gây bệnh, phương pháp thứ hai là đi tìm kháng thể (yếu tố chống lại tác nhân gây bệnh) do cơ thể sản xuất ra khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
Những phương pháp xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán nhiễm Covid-19
Hiện nay kỹ thuật xét nghiệm để phát hiện SARS-CoV-2 tác nhân gây bệnh Covid - 19 cũng dựa trên 2 nguyên tắc trên. Xét nghiệm nhằm phát hiện vi-rút thông qua vật liệu di truyền (acid nucleic-ARN) của vi-rút bằng xét nghiệm Realtime-PCR (Realtime Polymerase Chain Reaction). Xét nghiệm tìm kháng thể bằng test nhanh hoặc ELISA (Enzyme-linked Immunosorbent assay).
Xét nghiệm RT-PCR (nguồn internet)
Xét nghiệm tìm kháng nguyên (RT-PCR)
Kỹ thuật xét nghiệm kháng nguyên thường dùng nhất hiện nay là Realtime-PCR. Kỹ thuật này phát hiện sự có mặt của vật liệu di truyền ARN của vi-rút trong mẫu bệnh phẩm ở người (người bệnh/hoặc người nghi ngờ) nhiễm vi-rút. Loại bệnh phẩm thường dùng nhất là dịch ở mũi và họng.
Sau khi lấy dịch vùng mũi họng, bệnh phẩm này sẽ được bảo quản trong môi trường bảo quản và vận chuyển về phòng xét nghiệm. Tại đây các nhân viên xét nghiệm sẽ tiến hành tách chiết các vật liệu di truyền ARN của vi-rút (nếu có) trong bệnh phẩm và đưa vào hệ thống máy. Hệ thống máy này sẽ khuếch đại vật liệu di truyền của vi rút. Sau từ 2- 6 giờ mới biết được kết quả.
Lấy mẫu xét nghiệm vủng mũi họng (ảnh Yến Thư)
Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm RT-PCR
Nói về độ nhạy và độ đặc hiệu chúng ta có thể hiểu đơn giản độ nhạy là khả năng phát hiện bệnh và độ đặc hiệu là độ chính xác của xét nghiệm đó. Thông thường một xét nghiệm sẽ không bao giờ đạt được độ nhạy và độ đặc hiệu ở mức 100%. Thông thường đối với các sinh phẩm xét nghiệm đang lưu hành trên thị trường thì độ nhạy và độ đặc hiệu của các bộ test kit là trên 95%.
Các trường hợp xét nghiệm dương tính hoặc âm tính giả với Covid-19 có thể do nhiều nguyên nhân: thứ nhất là do các bộ xét nghiệm, thứ hai là do quá trình lấy mẫu và vận chuyển mẫu không đúng, thứ ba có thể do quá trình thao tác của người thực hiện và điều kiện trang thiết bị. Vì vậy trên thực tế một kết quả xét nghiệm nghi ngờ (âm tính giả hoặc dương tính giả) thì cần thực hiện kết hợp với các yếu tố lâm sàng và dịch tễ.
Phương pháp xét nghiệm kháng thể
Kháng thể lưu hành trong cơ thể, do các tế bào miễn dịch tạo ra. Kháng thể sẽ gắn với tác nhân lạ lạ như vi khuẩn hoặc vi-rút (kháng nguyên) khi nó xâm nhập vào cơ thể để hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ này. Mỗi kháng thể chỉ có thể nhận diện một kháng nguyên duy nhất. Kháng thể có 5 lớp là IgM, IgG, IgA, IgD, IgE, nhưng các phản ứng miễn dịch thông thường, ta thường nói về IgM và IgG. Tùy vào lớp kháng thể mà thời gian xuất hiện sau khi tiếp xúc với kháng nguyên có thể từ vài ngày tới vài tuần.
Như vậy có thể hiểu phương pháp xét nghiệm nhanh kháng thể là đi tìm kháng thể chống lại vi-rút lưu hành bên trong cơ thể (máu) người bệnh. Việc xét nghiệm kháng thể dương tính có thể cho thấy người đó đang mắc bệnh hoặc đã từng mắc bệnh.
Đối với các đáp ứng miễn dịch kháng nguyên - kháng thể nói chung và nhễm SARS-CoV-2 nói riêng, sự hình thành kháng thể phụ thuộc thời gian nhiễm bệnh và vật chủ (con người). Trong trường hợp SARS-CoV-2, một số nghiên cứu cho thấy, phần lớn bệnh nhân chuyển đổi huyết thanh (có sự xuất hiện kháng thể trong máu) trong khoảng thời gian từ 7 đến 11 ngày sau khi nhiễm vi-rút, mặc dù trong thực tế, một số bệnh nhân có thể có kháng thể sớm hơn.
Lấy mẫu thực hiện xét nghiệm kháng thể nhanh (nguồn internet)
Ứng dụng của xét nghiệm kháng thể
Việc xét nghiệm nhanh kháng thể để dễ thực hiện, không cần các trang thiết bị hiện đại hay máy móc phức tạp, cho kết quả nhanh và phù hợp cho việc tầm soát cộng đồng. Mục đích của việc xét nghiệm nhanh kháng thể giúp chúng ta phát hiện được nhanh các nhóm đối tượng nghi ngờ có yếu tố dịch tễ, giúp cơ quan y tế dễ dàng kiểm soát và có phương án phòng dịch kịp thời. Sau đó để xét nghiệm khẳng định trường hợp có đang nhiễm bệnh hay không thì phải làm chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm kháng nguyên.
Kỹ thuật xét nghiệm phát hiện kháng thể (huyết thanh học) đối với SARS-CoV-2 có thể dùng để điều tra nguồn lây nhiễm, giám sát huyết thanh học ở địa phương, khu vực, nhận diện những người đã nhiễm vi-rút và biết được nhóm có miễn dịch bảo vệ. Thông tin về huyết thanh học có thể được sử dụng để đánh giá người bệnh trong giai đoạn phục hồi. Kết quả xét nghiệm huyết thanh học có thể ứng dụng trong điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 bằng huyết tương của người đã khỏi bệnh (như đã từng dùng trong dịch Ebola). Trong một số trường hợp, kỹ thuật này có thể được sử dụng để bổ sung cho việc kiểm tra các bệnh nhân có kết quả âm tính với xét nghiệm RT- PCR do lượng vi-rút thấp hoặc lấy mẫu không đạt.
Ths Võ Văn Tính - Giảng viên Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Từ khóa » Nguyên Lý Xét Nghiệm Pcr Covid 19
-
[Xét Nghiệm PCR & Test Nhanh Kháng Nguyên Covid-19 ] Bảng Giá ...
-
Các Quy Trình Xét Nghiệm Chẩn đoán - COVID Reference
-
Cơ Bản Về Kiểm Tra COVID-19 | FDA
-
Xét Nghiệm PCR Là Gì Và ý Nghĩa Của Xét Nghiệm PCR Trong Y Học
-
Xét Nghiệm PCR Là Xét Nghiệm Gì? | Vinmec
-
Các Xét Nghiệm Xác định COVID-19 - Tin Liên Quan - Bộ Y Tế
-
Phân Biệt Công Dụng Giữa Test Nhanh Kháng Nguyên Và RT-PCR ...
-
Sự Khác Biệt Giữa Xét Nghiệm PCR Và Xét Nghiệm Kháng Nguyên ...
-
[PDF] XÉT NGHIỆM COVID-19 - LA County Public Health
-
Xét Nghiệm COVID-19: Điều Quý Vị Cần Biết
-
Xét Nghiệm SARS-CoV-2 Bằng Test Nhanh Kháng Nguyên
-
[PDF] Hướng Dẫn Tạm Thời Xét Nghiệm Covid-19 - Viện Pasteur
-
Sở Y Tế Hạt Santa Clara Đưa Ra Hướng Dẫn Để Biết Khi Nào Cần ...
-
Xét Nghiệm Nhanh Kháng Nguyên Covid-19 Tại Phòng Khám - CarePlus