Xét Nghiệm Công Thức Máu Là Gì Và Các Chỉ Số Xét Nghiệm Máu

Đặt lịch khám chữa bệnh

Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.

Gửi yêu cầu
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Xét nghiệm
Xét nghiệm công thức máu là gì và các chỉ số xét nghiệm máu

Hoàng Lan

09-01-2021

goole news Thay đổi font chữ 16

Xét nghiệm công thức máu là xét nghiệm thường được thực hiện khi khám bệnh, khám sức khỏe và theo dõi quá trình điều trị của người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được mục đích hay các chỉ số xét nghiệm máu. Bài viết dưới đây với sự tư vấn từ chuyên gia sẽ giúp cho bạn hiểu rõ vấn đề này.

  • Chỉ số HgB trong xét nghiệm máu là gì? Phòng ngừa thiếu máu và giảm HgB

  • Chỉ số MCH là gì? Ý nghĩa của nó trong xét nghiệm máu

  • Chỉ số RDW là gì? Ý nghĩa của RDW trong xét nghiệm máu?

Nội dung chính
  • Xét nghiệm công thức máu là gì?
  • Mục đích của xét nghiệm công thức máu
  • Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm công thức máu
  • Một vài điều cần lưu ý khi làm xét nghiệm công thức máu

Xét nghiệm công thức máu là gì?

Xét nghiệm công thức máu là xác định các chỉ số về bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, cũng như số lượng và tính chất của các tế bào thành phần có trong máu. Từ đó giúp bác sĩ kiểm tra những vấn đề liên quan đến huyết học của sức khỏe người xét nghiệm. Xét nghiệm công thức máu có ý nghĩa quan trọng, góp phần giúp chẩn đoán sớm các bệnh lý liên quan tới hệ tạo máu của cơ thể như: ung thư máu, bệnh thiếu máu, suy tủy hay các bệnh lý viêm nhiễm khác.

Do máu đóng vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng và khí oxy cung cấp tới từng tế bào, nhận lại khí cacbonic và các chất thải ra thông qua chuyển hóa nội bào. Máu còn đảm nhiệm chức năng đông máu và miễn dịch. Nếu máu gặp vấn đề thì có nhiều cơ quan khác trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Đó là lý do vì sao xét nghiệm công thức máu cần thiết khi khám bệnh, khám sức khỏe, theo dõi điều trị.

Trong xét nghiệm công thức máu gồm nhiều loại chỉ số.

Trong xét nghiệm công thức máu gồm nhiều loại chỉ số.

Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm công thức máu

Chỉ số MCV là gì?

- Là thể tích trung bình của mỗi hồng cầu, tính bằng công thức MCV = HCT/RBC, đơn vị đo femtoliter (fl).

- Giá trị bình thường: 85 – 95 fl.

- Chỉ số MCV tăng trong các trường hợp: Tan máu cấp, thiếu vitamin B12, thiếu acid folic, tăng sản hồng cầu, suy tuyến giáp, nghiện rượu…

- Chỉ số MCV giảm trong các trường hợp: Thiếu sắt, thalassemia (hồng cầu nhỏ), thiếu máu trong các bệnh mạn tính, suy thận mạn, nhiễm độc chì…    

Chỉ số RBC

- Là số lượng hồng cầu trong một đơn vị máu toàn phần. 

- Chỉ số RBC bình thường đối với Nam: 4,5 – 5,8 T/L; Nữ: 3,9 – 5,2 T/L.

- Chỉ số RBC tăng trong các trường hợp: Thiếu oxy kéo dài do mắc các bệnh tim, bệnh phổi, bệnh đa hồng cầu nguyên phát, mất nước.

- Chỉ số RBC giảm trong các trường hợp: Thiếu máu, mất máu, suy tủy, sốt rét,…

Chỉ số HGB

- Là lượng huyết sắc tố (HST) có trong một đơn vị máu toàn phần, giúp đánh giá tình trạng thiếu máu của người bệnh.

- Chỉ số HGB bình thường đối với nam: 130 – 180 g/L còn đối với nữ: 120 – 165 g/L.

- Chỉ số HGB tăng trong các trường hợp: thiếu oxy mạn tính, cô đặc máu…

- Chỉ số HGB giảm trong các trường hợp: mất máu, thiếu máu, suy tủy, máu bị loãng,… Như vậy chỉ số HGB thấp cũng cảnh báo nhiều tình trạng nguy hiểm của cơ thể. 

Chẩn đoán trong điều trị:

+ Chẩn đoán thiếu máu khi HGB ở nam giới < 130 g/L; nữ giới < 120 g/L.

+ Khi HST < 80 g/L: Cân nhắc về việc truyền máu.

+ Khi HST < 70 g/L: Cần truyền máu.

+ Khi HST < 60 g/L: Phải truyền máu cấp cứu.

Chỉ số MCH

- Là lượng huyết sắc tố trung bình có trong mỗi hồng cầu, chỉ số MCH = Hb/RBC, đơn vị tính là picogram (pg).

- Chỉ số MCH bình thường: 28 – 32 pg.

- Chỉ số MCH tăng trong các trường hợp: người bị bệnh hồng cầu truyền, thiếu máu ưu sắc hồng cầu bình thường, trẻ sơ sinh,…

- Chỉ số MCH giảm trong các trường hợp: thiếu máu do thiếu sắt

Chỉ số HCT

- Là tỉ lệ thể tích hồng cầu trên tổng thể tích máu toàn phần.

- Chỉ số HCT bình thường đối với nữ: 0,33 – 0,43 L/L và nam: 0,39 – 0,49 L/L.

- Chỉ số HCT tăng trong các trường hợp: Người bị thiếu oxy mãn tính, bệnh phổi,  giảm lưu lượng máu, tim mạch, rối loạn dị ứng, bệnh đa hồng cầu, chứng tăng hồng cầu.

-  Chỉ số HCT giảm trong các trường hợp: Thai nghén, mất máu, thiếu máu, suy tủy, máu bị hòa loãng,..

Chỉ số WBC

- Chỉ số WBC được hiểu là số lượng tế bào bạch cầu có trong một thể tích máu toàn phần.

- Chỉ số WBC: 4 – 10 G/L (hoặc 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3).

- Chỉ số WBC tăng trong các trường hợp: nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, các bệnh bạch cầu dòng tủy cấp, u bạch cầu, bệnh máu ác tính, người sử dụng thuốc corticosteroid,…

- Chỉ số WBC giảm trong các trường hợp: nhiễm virus như visrus viêm gan hay HIV, suy tủy, bị dị ứng, nhiễm khuẩn gram âm nặng, thiếu vitamin B12 hoặc folate,…

Chỉ số RDW

- Chỉ số RDW nhằm đánh giá mức độ phân bố kích thước hồng cầu. Điều đó có nghĩa là giá trị này càng cao thì kích thước hồng cầu thay đổi càng nhiều. 

Chỉ số RDW bình thường: 11 – 15%

Chỉ số PLT là số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị máu toàn phần

Chỉ số PLT là số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị máu toàn phần.

Chỉ số MONO

- Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu Mono.

- Tỷ lệ bạch cầu Mono bình thường: 4 – 8%

- Bạch cầu Mono tăng trong các trường hợp: viêm ruột, nhiễm virus, u lympho, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, u tủy…

- Bạch cầu Mono giảm trong các trường hợp: sử dụng thuốc corticoid, mắc bệnh bệnh bạch cầu dòng lympho, nhiễm máu bất sản,…

Chỉ số PCT

- Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu là thông số được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi các bệnh viêm do nhiễm khuẩn.  

- Chỉ số PCT bình thường: 0,016 – 0,036 L/L.

- Chỉ số PCT tăng trong các trường hợp: ung thư đại trực tràng…

- Chỉ số PCT giảm trong các trường hợp: nhiễm nội độc tố, nghiện rượu…

Chỉ số MPV

- Là chỉ số đánh giá thể tích trung bình của tiểu cầu trong mẫu máu xét nghiệm.

- Chỉ số MPV bình thường: 5 – 8 fL.

- Chỉ số MPV tăng trong các trường hợp: hút thuốc lá, tiền sản giật, cắt lách, bệnh tim mạch sau nhồi máu cơ tim, nhiễm độc do tuyến giáp…

- Chỉ số MPV giảm trong các trường hợp: hóa trị, giảm sản tủy xương, lupus ban đỏ, thiếu máu do bất sản, bạch cầu cấp,…

Chỉ số P-LCR

- Là tỷ lệ phần trăm của tiểu cầu có thể tích vượt quá giá trị bình thường của thể tích tiểu cầu là 12 fL trong tổng số lượng tiểu cầu.

- Chỉ số P-LCR bình thường: 0,13 – 0,43% hoặc 150 đến 500 Giga/L

- Chỉ số P-LCR tăng liên quan đến các biến cố thiếu máu cục bộ/ huyết khối và nhồi máu cơ tim.

Chỉ số PDW

- Là độ phân bố tiểu cầu.

- Chỉ số PDW bình thường: 11 – 15%.

- Chỉ số PDW tăng trong các trường hợp: ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn huyết…

- Chỉ số PDW giảm trong các trường hợp: nghiện rượu…

Từ khóa » Chỉ Số Gr Trong Xét Nghiệm Máu Là Gì