Xét Nghiệm Covid-19 Bao Nhiêu Tiền, ở đâu Và Bao Lâu Có Kết Quả?

Xét nghiệm Covid-19 bao nhiêu tiền? Quy trình xét nghiệm Covid-19 ở đâu tốt tại tpHCM, Hà Nội…? Covid-19 là “sát thủ vô hình” khi lây lan mà không bộc lộ bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào. Song, mầm bệnh thì không thể “vô hình” được, do đó, việc phát hiện sớm các ca nhiễm là điều kiện tiên quyết ngăn ngừa dịch bệnh. Vậy đối tượng nào cần làm xét nghiệm nhanh Sars-Cov-2? Quy trình test Covid-19 ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm thông tin cần thiết.

chẩn đoán xét nghiệm covid-19

Đại dịch Covid-19: Cuộc khủng hoảng y tế trầm trọng

Covid-19 là đại dịch đầu tiên do virus corona chủng mới gây ra. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa nhận, dù đã chạy đua với thời gian để nghiên cứu virus SARS-CoV-2 nhưng chúng ta vẫn còn nhiều điều chưa biết về chủng virus mới này. Covid-19 là cuộc khủng hoảng y tế ở tầm mức một trăm năm qua mới xảy ra một lần, những tác động của nó có thể sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ nữa.

Qua lăng kính mang tên Covid-19, dường như nhân loại đang chứng kiến một thế giới bị đảo lộn. SARS-CoV-2 có kích thước siêu nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy nhưng nó có thể tấn công mọi mặt đời sống – xã hội. Tổng Giám đốc WHO – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus khuyến cáo: “Đây là kẻ thù nguy hiểm kết hợp với sự lây lan của các đặc điểm đáng sợ: lây lan nhanh chóng và gây chết người. Nó có thể hoạt động trong bóng tối, âm thầm lây lan nếu chúng ta không chú ý, sau đó nó bất ngờ bùng phát nếu chúng ta không sẵn sàng đối phó”.

Virus SARS-CoV-2 lây lan rất nhanh. Người nhiễm virus có thể không xuất hiện triệu chứng của bệnh, do đó dễ dàng lây sang người khác. Covid-19 đẩy các hệ thống y tế hiện đại trên toàn cầu rơi vào tình trạng quá tải, khiến hàng triệu bác sĩ, nhân viên y tế bị mắc bệnh và phải phát tín hiệu cầu cứu đến chính phủ.

Việt Nam với tinh thần “chống dịch như chống giặc” đang đề cao các biện pháp ngăn chặn, khắc chế và kiểm soát dịch lây lan. Vì thế, ngoài thực hiện đúng theo chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, Bộ Y tế, thì việc phát hiện sớm ca nhiễm thông qua các xét nghiệm phát hiện virus để cách ly kịp thời, nhanh và gọn là điều vô cùng cần thiết.

Đối tượng cần được xét nghiệm Covid-19

Những người cần thực hiện xét nghiệm nhanh Covid-19 (virus Sars-Cov-2) là những đối tượng có ít nhất một trong số các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra như: sốt, ho, khó thở, đau họng, viêm phổi và có một trong số các yếu tố dịch tễ sau:

  • Có tiếp xúc gần (trong phạm vi 2 mét) với người nhiễm Covid-19 hoặc người nghi ngờ nhiễm Covid-19, bao gồm: người sống cùng nhà, cùng phòng làm việc, du lịch, làm việc, ngồi cùng hàng và trước sau 2 hàng ghế trên phương tiện giao thông,…
  • Trở về từ các “vùng dịch” được WHO ghi nhận có ca mắc Covid-19 trong vòng 21 ngày kể từ khi nhập cảnh (cách ly tập trung).
  • Trở về từ các vùng dịch đang xảy ra tại Việt Nam trong vòng 21 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng.
  • Bệnh nhân Covid-19 trong quá trình điều trị.
  • Theo chỉ định của bác sĩ/ cán bộ điều tra/ cơ quan y tế.

Nếu đang nằm trong số các đối tượng dễ mắc Covid-19 nêu trên thì bạn nên liên hệ ngay đến cơ sở y tế để được làm xét nghiệm Covid-19 sớm.

kiem tra lay mau xet nghiem covid-19
Cán bộ y tế tiến hành kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19

Tại TP.HCM, BVĐK Tâm Anh nằm trong số ít các bệnh viện đang triển khai cùng lúc 2 phương pháp xét nghiệm Covid-19 là Xét nghiệm nhanh kháng nguyên và Xét nghiệm sinh học phân tử Realtime RT-PCR. Sự khác biệt rõ ràng nhất của BVĐK Tâm Anh đến từ 5 ưu điểm nổi bật:

  • Độ chính xác cao
  • Thiết bị hiện đại chính hãng
  • Tay nghề chuyên môn cao
  • Quy trình an toàn
  • Chi phí hợp lý

Tất cả những yếu tố này nhằm mang đến giá trị tốt nhất cho khách hàng trong giai đoạn dịch bệnh ngày càng gia tăng về mức độ nguy hiểm và tốc độ lây lan nhanh chóng như hiện nay. Đăng ký xét nghiệm TẠI ĐÂY.

Các dịch vụ xét nghiệm Covid-19 theo yêu cầu phổ biến

 Xét nghiệm  Xét nghiệm phân tử Xét nghiệm kháng thể
Định nghĩa

Xét nghiệm sinh học phân tử realtime RT-PCR là một phương pháp xét nghiệm xác định sự hiện diện của virus thông qua phát hiện vật liệu di truyền của virus SARS-CoV-2, đây là phương pháp có độ chính xác cao.

Theo khuyến cáo của CDC, xét nghiệm RT-PCR là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán Covid-19.

Xét nghiệm kháng thể (huyết thanh học) là xét nghiệm máu tìm virus gián tiếp thông qua xác định kháng thể trong máu. Kháng thể là các protein đặc biệt (IgM, IgG) mà cơ thể sản sinh ra để chống lại các bệnh nhiễm trùng. Thông thường, sau khi nhiễm bệnh, phải mất một thời gian để cơ thể sản sinh ra các kháng thể và có thể phát hiện được trong máu.

Việc thực hiện xét nghiệm có thể phát hiện người đã nhiễm virus trước đó một cách hiệu quả. Tuy nhiên, lại không đạt nhiều hiệu quả trong phát hiện ca nhiễm mới.

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm Bước 1: Chuẩn bị trước khi lấy mẫu. Các nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu cần đảm bảo các nguyên tắc an toàn sinh học đối với các bệnh truyền nhiễm, bao gồm:

  • Mặc đồ bảo hộ đúng chất lượng và đúng cách.
  • Đeo khẩu trang N95 và mũ bảo hộ, kính bảo hộ, tấm che mặt.
  • Mang 2 lớp găng tay y tế.
  • Thực hiện khử khuẩn và không mang đồ bảo hộ ra khỏi khu vực lấy mẫu.

Bước 2: Lấy mẫu bệnh phẩm. Nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm bao gồm:

– Dịch đường hô hấp: Sử dụng que lấy mẫu để thực hiện lấy mẫu dịch đường hô hấp trên và dưới:

  • Dịch đường hô hấp trên: Dịch họng, dịch tỵ hầu, dịch súc họng.
  • Dịch đường hô hấp dưới: Đờm, dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi, tổ chức phổi, phế quản, phế nang.

– Để chung 2 que mẫu đã lấy vào chung một ống môi trường vận chuyển virus có sẵn.

Bước 3: Bảo quản mẫu. Sau khi lấy mẫu xong, mẫu bệnh phẩm cần được chuyển đến phòng xét nghiệm sớm nhất có thể.

  • Mẫu được bảo quản ở 2 – 8oC và vận chuyển đến phòng xét nghiệm trước 48 giờ kể từ khi lấy mẫu.
  • Mẫu được bảo quản ngay ở -70oC nếu thời gian vận chuyển dự kiến vượt quá 48 giờ.
  • Không bảo quản mẫu ở -20oC hoặc tại ngăn đá tủ lạnh.
  • Mẫu máu toàn phần có thể bảo quản lên đến 5 ngày khi ở nhiệt độ 2 – 8oC.

Bước 4: Đóng gói và vận chuyển mẫu về phòng xét nghiệm.

  • Siết chặt nắp type bệnh phẩm và bọc ngoài bằng giấy parafin, bọc từng type bệnh phẩm bằng giấy thấm.
  • Đưa mẫu vào túi vận chuyển mẫu.
  • Bọc ngoài túi vận chuyển bằng giấy thấm, bông thấm nước có chứa chất tẩy trùng (Cloramin B…). Sau đó đặt gói bệnh phẩm vào túi nilon thứ 2 và buộc chặt.
  • Đóng các phiếu thu thập bệnh phẩm vào túi nilon cuối cùng, buộc chặt và chuyển vào phích lạnh, bên ngoài có vẽ logo bệnh phẩm sinh học rồi tiến hành vận chuyển.
Hiện nay có 2 kỹ thuật để tìm kháng thể:

  • Kỹ thuật ELISA giúp định lượng nồng độ kháng thể IgM và IgG trong máu, trung bình phải mất 1-5 giờ để có kết quả nồng độ kháng thể trong máu.
  • Kỹ thuật sắc ký miễn dịch (xét nghiệm nhanh hay test nhanh): định tính kháng thể, tương tự như que thử thai. Kỹ thuật này đơn giản, chi phí ít, cho kết quả nhanh. Chỉ cần 15-20 phút đã có kết quả có hay không có kháng thể.
Thời gian có kết quả Xét nghiệm RT-PCR có thể cho ra kết quả trong khoảng 4-6 giờ trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, để trả kết quả cần khoảng 1 ngày. Kết quả có thể giúp bác sĩ tiên lượng tiến triển bệnh, cũng như đánh giá được hiệu quả trị liệu. Được thực hiện nhanh chóng hơn với kết quả chỉ trong vòng 15-20 phút.
Số lần xét nghiệm để có kết quả chính xác Cần xét nghiệm bao nhiêu lần nếu lần đầu xét nghiệm  ÂM TÍNH để có thể nói rằng người đó không nhiễm hay đã “sạch virus”. Điều này rất khó để khẳng định, cần nghiên cứu thêm và cập nhật theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và giám sát tại cơ sở y tế và cộng đồng tùy thuộc vào tình hình thực tế tại quốc gia, khu vực, lãnh thổ và từng địa phương. Với các xét nghiệm phát hiện kháng thể như test nhanh, các kết quả xét nghiệm chỉ mang tính chất sơ bộ và sàng lọc. Mục đích chính của xét nghiệm này là sớm phát hiện các ca nghi ngờ mắc bệnh, thực hiện cách ly y tế nếu cần thiết. Trong nhiều trường hợp, người bệnh được tiến hành kiểm tra cho kết quả âm tính từ 2 – 3 lần vẫn có thể mắc bệnh. Ngược lại, khi mẫu xét nghiệm lấy trong khoảng ngày 5 – 6, tỷ lệ dương tính là cao hơn nếu người đó đã mắc bệnh.
Ý nghĩa kết quả Xét nghiệm có thể phát hiện các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 tại giai đoạn cuối của thời kỳ ủ bệnh (1-2 ngày trước khi có triệu chứng đầu tiên) và giai đoạn toàn phát bệnh.

  • Kết quả dương tính: đối tượng xét nghiệm được xác định đang nhiễm virus và có khả năng phát tán, lây truyền virus cho người khác.
  • Kết quả âm tính: đối tượng được xác định không nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm.
  • Kết quả xét nghiệm dương tính cho thấy bạn có kháng thể do nhiễm virus gây ra Covid-19. Tuy nhiên, vẫn có khả năng kết quả xét nghiệm dương tính đó là DƯƠNG TÍNH GIẢ. Sau đó, cần tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm tại hầu, họng và dịch đờm để thực hiện xét nghiệm khẳng định Covid-19. Đồng thời tiến hành cách ly y tế người bệnh.
  • Kết quả âm tính: đối tượng không nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên, xét nghiệm này có tỷ lệ  ÂM GIẢ CAO, với khoảng một nửa kết quả  ÂM TÍNH là không chính xác.

Tuy nhiên, người thử test tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe và cách ly trong 21 ngày. Có thể thực hiện test nhanh lại sau 5 – 7 ngày.

cach lay mau xet nghiem covid-19
Các bước xét nghiệm Covid-19 theo quy định của bộ Y Tế Việt Nam

Phương pháp xét nghiệm Covid-19 (xét nghiệm nhanh Sars-Cov-2) phổ biến nhất hiện nay

Xét nghiệm RT-PCR (Real-Time PCR) với kết quả mang tính khẳng định và xét nghiệm nhanh có ý nghĩa sàng lọc là 2 phương pháp xét nghiệm nhanh Covid-19 hiện nay đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện, để hạn chế lây lan dịch ra cộng đồng và giảm thiểu tối đa tỷ lệ tử vong.

“Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, diễn biến lâm sàng và nguồn lực kinh tế mà chúng ta sử dụng một hay cả hai loại xét nghiệm trên cho người bệnh. Mỗi xét nghiệm điều có những ưu, nhược điểm riêng”, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết.

1. Xét nghiệm RT-PCR

Phương pháp này cho phép xác định sự hiện diện của virus trong cơ thể, thường được chỉ định cho nhóm người bị phơi nhiễm trong 21 ngày hoặc theo dõi quá trình điều trị các bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiễm Covid-19.

Ngoài ra, những ngày đầu mới nhiễm, virus chưa nhân lên đủ lớn và chưa xuất hiện nhiều trong dịch đường hô hấp. Khi ấy kết quả xét nghiệm có thể âm tính mặc dù cơ thể đã bị nhiễm. Nếu kỹ thuật lấy mẫu, kỹ thuật bảo quản mẫu bệnh phẩm không đảm bảo, thì cũng cho kết quả xét nghiệm không chính xác. Hoặc, sau 21 ngày bị nhiễm, xét nghiệm có thể từ dương tính chuyển thành âm tính đối với các trường hợp tự khỏi hoặc được điều trị khỏi.

Cũng cần nói thêm, xét nghiệm RT-PCR phải được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định virus SARS-CoV-2. Theo đó, các cơ sở này phải đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn về phòng ốc, máy móc, đội ngũ xét nghiệm được đào tạo, tuân thủ đúng quy trình, giá thành hợp lý và đảm bảo thời gian trả kết quả.

2. Xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus trong máu (test nhanh)

Xét nghiệm này cho phép xác định việc người bệnh có đang nhiễm hoặc trước đó phơi nhiễm với virus hay không, và nếu có thì trong máu sẽ có kháng thể kháng SARS-CoV-2.

Phương pháp test nhanh thường chỉ định cho các trường hợp sau 2 tuần bị phơi nhiễm, thời gian đủ để cơ thể sản xuất ra kháng thể. Kỹ thuật đơn giản, chi phí ít, cho kết quả nhanh nhưng nếu làm sớm trong 2 tuần đầu khi cơ thể chưa sinh ra kháng thể thì kết quả vẫn âm tính mặc dù cơ thể đã nhiễm Covid-19. Trong trường hợp dương tính, cũng không thể xác định được kháng thể được sinh ra trong lần nhiễm gần đây hay lần nhiễm trong quá khứ. Khi đó, cần thực hiện thêm xét nghiệm RT-PCR để có khẳng định chính xác.

Ngoài ra, test nhanh còn để xác định xem cơ thể có kháng thể kháng lại virus chưa. Tuy nhiên, kháng thể thường hình thành sau 2 tuần bị nhiễm. Do đó, nếu test nhanh dương tính mà xét nghiệm RT-PCR âm tính thì có thể lý giải rằng người đó đã từng phơi nhiễm với nguồn lây hoặc đã từng nhiễm bệnh và khả năng lây bệnh cho người khác không còn. Ngược lại, nếu xét nghiệm nhanh âm tính mà xét nghiệm RT-PCR dương tính, thì khả năng người đó mới bị nhiễm bệnh trong vài ngày gần đây (<7 ngày) và kháng thể chưa kịp hình thành trong máu.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hà, Trưởng khoa Xét nghiệm & GĐ TTĐT NCKH, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Hà Nội cũng khuyến cáo những người xét nghiệm Covid-19 sớm trước ngày thứ 21, nếu kết quả âm tính cũng không nên chủ quan tự phá vỡ các quy tắc cách ly. Một người nếu bị nhiễm, virus sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ âm thầm nhân lên đến khi đạt tải lượng nhất định thì mới phát tán ra đường hô hấp và gây triệu chứng.

“Quá trình âm thầm nhân lên của virus gọi là thời gian ủ bệnh”, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hà cho biết. Trong thời gian này, do virus chưa phát tán ra qua đường hô hấp nên các xét nghiệm vẫn có thể âm tính mặc dù cơ thể có virus. Những người này hoàn toàn có thể dương tính vào những ngày sau. Thời gian ủ bệnh của hầu hết bệnh nhân là dưới 21 ngày, nhưng vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ có thể dài hơn.

Hiện nay, vì lý do kinh tế, kỹ thuật và thời gian cho nên xét nghiệm RT-PCR không thể làm rộng rãi trong cộng đồng. Xét nghiệm nhanh hiện nay vẫn là công cụ hữu hiệu nhất giúp cho ngành y tế chống dịch.

cach test nhanh covid-19

BVĐK Tâm Anh TP.HCM có đầy đủ năng lực cùng lúc thực hiện hai hình thức xét nghiệm: xét nghiệm nhanh Covid-19 và xét nghiệm RT-PCR.

Đối với xét nghiệm RT-PCR, BVĐK Tâm Anh không chỉ hướng tới khách hàng cá nhân, gia đình, doanh nghiệp đến xét nghiệm trực tiếp tại bệnh viện mà còn triển khai dịch vụ đến tận nhà/ văn phòng lấy mẫu với số lượng mẫu xét nghiệm từ 100 người trở lên.

Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm liên hệ TẠI ĐÂY.

Phương pháp xét nghiệm test nhanh Covid-19 có hiệu quả không?

Phương pháp test nhanh nhằm phát hiện phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với SARS-CoV-2, không phải phát hiện virus, dẫn đến trường hợp âm tính giả cao.

“Không dùng test nhanh kháng thể để khẳng định, vì bản chất của test là dùng để phát hiện kháng thể của người đã bị nhiễm và thường đã khỏi bệnh, chứ không phải phát hiện người nhiễm mới. Nếu dương tính, test nhanh không phản ánh việc người đó còn kháng nguyên trong cơ thể. Và nếu trước đó nhiễm thì hậu quả gây lan lan virus đã xảy ra rồi”, bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh.

Ngoài ra, test nhanh không phù hợp khi xét nghiệm sớm vì phần lớn âm tính. Kết quả âm tính cũng không phản ánh liệu người đó có virus trong cơ thể hay không. Không quá ngạc nhiên khi nhiều trường hợp sau khi xét nghiệm kháng thể cho kết quả ÂM TÍNH, sau đó xét nghiệm lại bằng RT-PCR cho kết quả DƯƠNG TÍNH. Người nhận được kết quả âm tính test nhanh cho rằng không bị nhiễm virus, không còn mang virus, gây tâm lý chủ quan.

Hiện nay, xét nghiệm RT-PCR vẫn là chủ đạo, phát hiện xem hầu họng có virus hay không. Tuy nhiên, xét nghiệm phân tử RT-PCR lại không cho biết một người có miễn dịch do nhiễm Covid-19 trong quá khứ hay chưa từng bị nhiễm. Kết hợp giữa xét nghiệm phân tử RT-PCR và test nhanh có thể cho biết sự tiến triển qua các giai đoạn của bệnh một cách cụ thể hơn.

Do đó, tùy theo từng trường hợp để tiến hành dịch vụ xét nghiệm nhanh Covid (Sars-Cov-2) phù hợp như:

  • Thứ nhất, là theo dõi kết quả điều trị ở những người đã bị nhiễm SARS-CoV-2 sau đó có xuất hiện kháng thể không? Có còn kháng thể không? Việc này quan trọng để điều chỉnh thuốc men, thay đổi phác đồ cho phù hợp.
  • Thứ hai, để điều tra dịch tễ học trong cộng đồng xem trước đó người dân vùng đó có bị nhiễm SARS-CoV-2 không? Việc này là cần thiết để biết được nguy cơ lây nhiễm ở địa phương sinh sống, đối tượng dân cư, mùa vụ,… từ đó xây dựng chiến lược phòng dịch.

Những việc cần làm sau khi có kết quả xét nghiệm Sars-Cov-2

Sau khi tiến hành chỉ định xét nghiệm nhanh Covid-19, nếu kết quả dương tính: đối tượng xét nghiệm được xác định đang nhiễm virus và có khả năng phát tán, lây truyền virus cho người khác.

Trong trường hợp này, người bệnh cần phải đến ngay các cơ sở y tế điều trị được chỉ định, hợp tác và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, khai báo đầy đủ thông tin về lịch trình di chuyển, lịch sử tiếp xúc với người khác trong vòng 21 ngày trước khi xét nghiệm dương tính với cán bộ điều tra để thực hiện các biện pháp phòng dịch đúng theo quy định.

Mặt khác, với trường hợp kết quả âm tính: đối tượng được xác định không nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm. Tức là, bạn chưa nhiễm bệnh và vẫn có khả năng sẽ nhiễm nên cần tuân thủ các quy định phòng chống dịch Covid-19 (tự cách ly 21 ngày). Nếu có các triệu chứng nghi ngờ (mệt, sốt, ho, khó thở) nên liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và chỉ định làm các xét nghiệm lại.

Xét nghiệm Covid-19 ở đâu?

Tính đến 07/06/2021, đã có 147 đơn vị được cấp phép thực hiện xét nghiệm khẳng định chẩn đoán xét nghiệm nhanh Covid-19 trên phạm vi cả nước, bao gồm các tỉnh thành lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh. Các đơn vị này bao gồm:

1. Miền Nam: 58 đơn vị

  1. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tpHCM
  2. Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
  3. Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh
  4. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cần Thơ
  5. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang
  6. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai
  7. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tây Ninh
  8. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng
  9. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  10. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh
  11. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hậu Giang

2. Miền Bắc: 65 đơn vị

  1. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
  2. Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
  3. Trường Đại học Y tế công cộng
  4. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội
  5. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh
  6. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang
  7. Trung tâm y tế dự phòng Hải Phòng
  8. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa
  9. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
  10. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái

……

3. Miền Trung: 20 đơn vị

  1. Viện Pasteur Nha Trang
  2. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng
  3. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam
  4. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận
  5. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế
  6. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi

…….

4. Tây Nguyên: 4 đơn vị

  1. Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
  2. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai
  3. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông

Một số câu hỏi thường gặp về chẩn đoán, xét nghiệm covid 19

1. Xét nghiệm Covid-19 bao nhiêu tiền?

“Chi phí xét nghiệm Covid-19 bao nhiêu tiền” là câu hỏi đang nhận được rất nhiều quan tâm của người dân trong thời “đại dịch”. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với mong muốn vừa phát triển kinh tế vừa bảo đảm phòng chống dịch Covid-19 an toàn và hiệu quả, để tạo điều kiện cho người nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam, những người có mong muốn được cấp Giấy xác nhận không dương tính với SARS-CoV-2 nhằm mục đích xuất cảnh đi lao động, học tập và công tác ở nước ngoài.

Hiện nay, tại một số bệnh viện công, giá dịch vụ xét nghiệm virus Sars-Cov-2 theo yêu cầu từ 238.000 – 350.000 đồng/mẫu đối với test nhanh và 734.000 đồng/mẫu đối với xét nghiệm sinh học phân tử PCR. Còn tại các bệnh viện tư nhân, xét nghiệm sinh học phân tử PCR có giá từ 1.5 – 4 triệu đồng/mẫu tùy bệnh viện.

Để được tư vấn về giá xét nghiệm Covid-19 tại BVĐK Tâm Anh, vui lòng liên hệ Hotline 0287 102 6789 (phím 5) hoặc đăng ký TẠI ĐÂY.

2. Xét nghiệm covid miễn phí ở đâu?

Nhiều đối tượng khi xuất hiện các triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra có thể cảm thấy ngần ngại chi phí khám và xét nghiệm. Tuy nhiên, nhà nước và bảo hiểm y tế đã có công văn hỗ trợ chi phí xét nghiệm và khám chữa bệnh cho những người nghi nhiễm Covid-19.

Theo đó, người có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 (có thẻ bảo hiểm y tế) khi trở về từ “vùng dịch” hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính sẽ được làm các xét nghiệm chẩn đoán miễn phí bệnh tại các đơn vị được cấp phép thực hiện xét nghiệm khẳng định chẩn đoán Covid-19 trên phạm vi cả nước. Nếu kết quả âm tính, bảo hiểm y tế sẽ thực hiện chi trả toàn bộ chi phí xét nghiệm.

3. Xét nghiệm Covid-19 có được ăn sáng không?

Nhiều trường hợp bệnh nhân khi đi làm xét nghiệm máu được bác sĩ yêu cầu nhịn ăn ít nhất từ 4 – 6 giờ trước khi tiến hành lấy máu/ mẫu bệnh phẩm hoặc không ăn sáng sau khi ngủ dậy.

Lý giải cho điều này là bởi sau khi ăn, chất dinh dưỡng có trong thức ăn sẽ chuyển hóa thành đường glucose, ruột sẽ hấp thụ và chuyển đổi thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Điều này có thể khiến lượng mỡ trong máu hoặc lượng đường tăng cao và ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

4. Xét nghiệm nhanh Covid-19 có được thanh toán bảo hiểm không?

Cuộc khủng hoảng sức khoẻ trên toàn thế giới do đại dịch Covid-19 hiện nay càng cho thấy tầm quan trọng của độ bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân của hệ thống chăm sóc sức khỏe tại mỗi quốc gia. Chính độ bao phủ chăm sóc sức khoẻ là yếu tố quyết định cho khả năng phục hồi của các hệ thống y tế của mỗi nước trước các cuộc khủng hoảng về sức khỏe do dịch bệnh gây ra.

Giữa bối cảnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã ban hành Công văn số 2731 BHXH-CSYT về việc triển khai thực hiện thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 cho người cho bảo hiểm y tế (BHYT).

Theo đó, người có thẻ BHYT đến khám, chữa bệnh (KCB) tại các cơ sở KCB BHYT được chỉ định xét nghiệm Covid-19 theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS- CoV-2 ban hành kèm theo Quyết định số 3351/QĐ-BYT ngày 29-7-2020 của Bộ Y tế, gồm:

  • Người có thẻ BHYT đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT được chỉ định xét nghiệm Covid-19;
  • Người bệnh có sốt và/hoặc viêm đường hô hấp cấp tính, không lý giải được bằng các nguyên nhân khác;
  • Người bệnh có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào và có tiền sử đến/qua/ở/về từ vùng dịch tễ có bệnh Covid-19 trong khoảng 21 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng hoặc tiếp xúc gần với trường hợp nghi nhiễm hoặc xác định Covid-19 trong khoảng 21 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng.

A. Chi phí xét nghiệm Covid-19 được thanh toán như sau:

  • Trường hợp có kết quả xét nghiệm Covid-19 dương tính, người bệnh sẽ thực hiện các biện pháp cách ly y tế theo quy định: Quỹ BHYT không thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19.
  • Trường hợp kết quả xét nghiệm âm tính: Quỹ BHYT thanh toán theo quy định của pháp luật về khám chữa bệnh đúng tuyến: Thanh toán theo mức hưởng của đối tượng và theo chế độ BHYT đúng tuyến. Cụ thể, người bệnh đi KCB đúng tuyến được thanh toán theo mức hưởng của đối tượng và theo chế độ KCB BHYT đúng tuyến. Còn người bệnh đi KCB không đúng tuyến được thanh toán theo mức hưởng của đối tượng và theo chế độ KCB BHYT không đúng tuyến.

B. Các trường hợp không được thanh toán xét nghiệm Covid-19 bằng bảo hiểm y tế:

  • Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định số 101/2010/NĐ-CP.
  • Người có thẻ BHYT đến KCB tại các cơ sở KCB BHYT được chỉ định xét nghiệm Covid-19 theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona ban hành kèm theo Quyết định số 3351/QĐ-BYT ngày 29-7-2020 của Bộ Y tế có kết quả xét nghiệm Covid-19 dương tính, người bệnh bị áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định.

5. Xét nghiệm Covid-19 lần 2 cách lần 1 bao lâu?

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tùy theo từng nhóm đối tượng: bệnh nhân mắc Covid-19 sau xuất viện, người đang cách ly và người sau cách ly phòng chống Covid-19 sẽ có phương pháp giám sát và chỉ định xét nghiệm phù hợp. Cụ thể:

  • Đối với bệnh nhân sau xuất viện, tiếp tục cách ly 21 ngày, xét nghiệm 3 lần gồm: lần 1 vào ngày thứ 5-7; lần 2 ngày thứ 12-14; lần 3 ngày thứ 21 trong thời gian cách ly tại nhà.
  • Đối với người tiếp xúc gần với người nhiễm, người tái dương tính được cách ly tập trung. Xét nghiệm ít nhất 2 lần ngay khi cách ly (ngày thứ 1), lần 2 trước khi hoàn thành thời gian cách ly (ngày thứ 21). Lấy mẫu ngay khi có triệu chứng nghi ngờ.
  • Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc ngắn ngày, thực hiện cách ly được cấp phép di chuyển theo lịch trình đã khai báo. Xét nghiệm lần 1 ít nhất 3 lần vào ngày đầu, lấy mẫu 2 ngày/ lần trong thời gian lưu trú tại Việt Nam và trước khi rời khỏi Việt Nam 1 ngày, đồng thời lấy mẫu khi có triệu chứng nghi ngờ. Riêng người nhập cảnh làm việc trên 21 ngày sẽ cách ly tập trung, xét nghiệm lần 1 ngay khi về nơi cách ly tập trung, lần 2 vào ngày thứ 14 và lần 3 vào ngày 20.

Lý giải việc lần đầu xét nghiệm âm tính rồi sau 3-4 lần xét thì dương tính, dưới góc độ y học, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hà, Trưởng khoa Xét nghiệm & GĐ TTĐT NCKH, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết: “Thứ nhất, người bệnh nhiễm Covid-19 nhưng virus chưa nhân lên đủ để cho kết quả dương tính, đó là lý do vì sao người có nguy cơ nhiễm Covid-19 phải cách ly đủ 21 ngày. Thứ 2, kết quả xét nghiệm phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật, thời gian lấy mẫu và quá trình vận chuyển, bảo quản mẫu”.

Tóm lại, nếu một người đi qua vùng dịch hoặc tiếp xúc gần với người bệnh, việc tự cách ly và theo dõi trong 21 ngày là điều quan trọng nhất. Ưu tiên xét nghiệm cho những người có triệu chứng hô hấp nhằm phát hiện các ca bệnh để điều trị kịp thời. Xét nghiệm sớm khi chưa có triệu chứng lâm sàng có rất ít giá trị, gây tâm lý chủ quan, không cách ly và có thể trở thành nguồn lây cho cộng đồng nếu những ngày sau đó họ dương tính.

Người đi về từ vùng dịch không nên vội vàng đi xét nghiệm ngay với tâm lý “để cho yên tâm”. Nên thông báo cho y tế địa phương để vào danh sách giám sát và được hướng dẫn tự cách ly trong 21 ngày. Trong thời gian cách ly, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng, tiêu chảy… cần báo cho y tế để xét nghiệm sớm. Các trường hợp khác sẽ xét nghiệm vào ngày thứ 20-21 để khẳng định âm tính và đảm bảo an toàn trước khi tái hòa nhập cộng đồng.

Có thể thấy rằng, phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm Covid-19 ờ đâu, giá bao nhiêu tiền nhằm giúp phát hiện SARS-CoV-2 là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Vì thế, mỗi người dân nếu nằm trong các trường hợp nghi ngờ nhiễm Covid-19 cần được xét nghiệm để phát hiện sớm và có các biện pháp khoanh vùng, cách ly kịp thời, hạn chế dịch lan rộng. Hiện nay, dịch vụ xét nghiệm nhanh Covid-19 phát hiện sớm Covid-19 đã được triển khai tại nhiều cơ sở y tế trên cả nước. Song, nên lựa chọn những cơ sở được Bộ Y tế phê duyệt triển khai để đảm bảo tính chính xác của kết quả.

Từ khóa » Xét Nghiệm Covid ở đâu Có Giấy