️ Xét Nghiệm Covid Và Biểu Hiện Của Bệnh Có Luôn Tương Quan?
Có thể bạn quan tâm
Vì sao bệnh nhẹ nhưng "2 vạch" hoài, không âm tính?
Điều đó cũng bình thường. Chuyện dương tính, âm tính, có thể hiểu như sau: Con virus vào trong cơ thể sẽ nhân lên trong tế bào làm mình dương tính. Khi đó, cơ thể sẽ huy động lực lượng tới chặn lại không cho nó nhân lên, đẩy nó ra ngoài, để giúp mình không bị bệnh nặng. Nếu hai bên kềm giữ nhau ở tình trạng cân bằng thì mình không có bệnh, đây chính là dạng F0 không triệu chứng, không phải bệnh nhân. Đến khi nào mình mạnh hơn nó, đẩy hết được virus ra ngoài, khi cơ thể hết virus thì sẽ âm tính.
Nếu trong một giai đoạn nào đó của bệnh, hệ miễn dịch của cơ thể yếu thế, sẽ là lúc xuất hiện triệu chứng. Tùy người, triệu chứng sẽ ở nhiều mức độ. Người đã được tiêm vắc-xin hay người trẻ tuổi, không có bệnh nền, triệu chứng thường nhẹ hoặc may mắn hơn là rơi vào nhóm F0 không triệu chứng nói trên (chiếm đa số).
Cơ địa mỗi người mỗi khác, có người "đội quân" đề kháng quá mạnh, nhanh chóng chiếm ưu thế, đẩy virus ra hết trong thời gian ngắn, nên mau "âm tính". Có người cơ thể giữ được thế cân bằng nhưng không đủ sức để đánh nhanh, thắng nhanh, trường hợp này phải từ từ mới hết virus.
Một điều chắc chắn là khi cơ thể đã giành được lợi thế rồi, thì triệu chứng sẽ dần lui và không thể trở nặng lại nữa. Với Covid-19 giai đoạn có thể trở nặng thường nằm ở ngày thứ 3-8 của bệnh. Qua mốc đó nếu F0 vẫn không có triệu chứng thì không phải lo nữa. Lúc đó test nhanh sẽ thấy vạch T bắt đầu mờ hơn lần test ở giai đoạn toàn phát.
Dương tính kéo dài ở người đã khỏe lại cần lưu ý là vẫn cần phải tự cách ly. Bởi khi còn dương tính, là còn có nguy cơ lây cho người khác. Không cần test lại hằng ngày chi cho tốn tiền, cứ bình tĩnh ăn uống bồi bổ, nghỉ ngơi cho lại sức. Âm tính chỉ là điều kiện để mình có thể "tái xuất" cộng đồng. Bây giờ cũng đang giãn cách, "tái xuất" sớm hay muộn vài hôm cũng vậy. Ngày thứ 14 của bệnh test thử, vẫn chưa âm thì vài ngày, 1 tuần sau test tiếp, từ từ rồi cũng đến ngày "1 vạch".
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM)
Khi chỉ số virus xuống thấp là bệnh nhẹ đi?
Nồng độ virus xuống thấp để nói về khả năng lây nhiễm - còn bệnh nhẹ đi hay không phụ thuộc vào
- Bệnh nền hiện có
- Đáp ứng viêm của cơ thể
Xem thêm: Cơn bão cytokine và dịch bệnh Covid
Ở biểu đồ phía trên - nhiều quan sát cho thấy triệu chứng lâm sàng có thể nặng lên trong giai đoạn nồng độ virus của xét nghiệm giảm xuống
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM)
CT là chu kỳ tìm virus. Có thể hiểu nôm na như sau: khi làm PCR để "bắt" con SARS-CoV-2, nếu virus trong người đó nhiều quá, chỉ cần làm vài chu kỳ là tìm được rồi, thì chỉ số CT (số chu kỳ) sẽ thấp; ngược lại, nếu tìm hoài qua nhiều chu kỳ mới thấy thì CT cao, đồng nghĩa trong cơ thể người đó ít virus.
Thường chia làm 3 nhóm: CT dưới 20, CT từ 20 đến 29, CT≥ 30.
CT dưới 20 là mốc cần thận trọng, nhất là ở đối tượng nguy cơ như người lớn tuổi, có bệnh nền. Nhóm này mà CT đang thấp như vậy thì có khả năng trở nặng cao, nên tốt nhất là đi bệnh viện, nếu còn ở nhà chưa kịp đi thì phải được theo dõi chặt chẽ.
Cũng có người CT thấp nhưng lại thấy... khỏe re, thường gặp nhất ở người trẻ tuổi, sức khỏe tốt. Điều này cũng bình thường, có thể trong người nhiều virus nhưng hệ miễn dịch tốt, kiểm soát được nên không bệnh nặng.
CT≥ 30 là một trong các tiêu chuẩn để một F0 có thể xuất viện, vì virus ít đến mức đó thì rất khó lây, CT> 33 thì không lây nổi nữa. Nhưng không phải vì thế mà một người chưa từng xét nghiệm, nay làm PCR thấy CT≥ 30 là vội mừng. Đó vẫn có thể là trường hợp mới bệnh. Tải lượng virus diễn tiến theo một đường parabol, ban đầu chỉ số CT cao rồi giảm dần (virus ít rồi nhiều lên dần), sau khi qua giai đoạn toàn phát thì CT tăng dần trở lại.
Nếu chủ quan mà không tự cách ly, coi chừng ngày mai chỉ số CT giảm đi mà không hay và sẽ lây cho người khác rất dữ. Nên tự cách ly và tiếp tục xét nghiệm sau vài ngày. CT tăng hay âm tính thì đúng là người đang khỏe lại, ngược lại, CT giảm thì chắc chắn là trường hợp mới bệnh.
Vì vậy, CT bao nhiêu thì điều quan trọng nhất vẫn là theo dõi các triệu chứng. F0 xuất viện có chỉ số CT≥ 30 nên tự cách ly tiếp một thời gian theo hướng dẫn.
TÌm hiểu thêm: Giá trị của chỉ số CT trong xét nghiệm RT-PCR Sars-CoV-2
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Fo Test 1 Vạch Mờ
-
Làm Thế Nào Hạn Chế “dương Tính Giả” Khi Test Nhanh Covid-19?
-
Test Nhanh Vạch Mờ Có Phải COVID-19 Nhẹ? - YouTube
-
Giá Trị C Và T Trong Test Covid-19 Là Gì? Cách đọc Kết Quả
-
Test Nhanh COVID-19: Vạch đậm - Nhạt Có Thể Hiện Bệnh Nặng - Nhẹ?
-
Cách Phân Biệt 'dương Tính Giả' Khi Tự Làm Test Nhanh COVID-19 Tại ...
-
Test Nhanh COVID-19: Vạch đậm - Nhạt Có Thể Hiện Bệnh Nặng - Nhẹ?
-
Test Nhanh COVID-19 Tại Nhà, Vạch đậm Có Phải Bệnh Nặng?
-
Sai Lầm Nghiêm Trọng Khi Test Nhanh, Dùng Thuốc điều Trị COVID-19 ...
-
Kit Test Nhanh Xuất Hiện Vạch Mờ Là Dương Tính Hay âm Tính?
-
Test Covid Có Vạch Mờ Vạch đậm? Có Dương Tính Không?
-
Test Nhanh Vạch Mờ Có Phải Covid Nhẹ? - VnExpress
-
Sai Lầm Khi đánh Giá Bệnh Qua độ đậm Nhạt Trên Que Test Nhanh ...
-
Vạch Kit Test COVID-19 Lúc đậm Lúc Mờ Thể Hiện điều Gì?
-
Vạch Kit Test Covid-19 Lúc Mờ Lúc đậm Có ý Nghĩa Gì? - BaoHaiDuong