Xét Nghiệm Creatinin Trong Máu Và Nước Tiểu
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiếtHội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024
30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Giới thiệu | Kỹ thuật xét nghiệm Xét nghiệm creatinin trong máu và nước tiểu 09:21 AM 24/08/2015 Nguồn gốc và thải trừ: Creatinin là sản phẩm của sự thoái giáng của creatin trong các cơ. Creatin có nguồn gốc nội sinh chủ yếu từ gan, thận, tụy được tổng hợp từ Arginin và Methionin. Creatin có nguồn gốc ngoại sinh do thức ăn cung cấp. Creatinin được đào thải qua thận, phản ánh chính xác chức năng lọc của thận. Bản chất của chất của xét nghiệm là để chẩn đoán và đánh giá chức năng thận. Creatinin máu tăng cao trong các trường hợp: - Suy thận do nguồn gốc trước thận: Suy tim mất bù, mất nước, xuất huyết, hẹp động mạch thận, dùng thuốc lợi tiểu hay thuốc hạ áp. - Suy thận do nguồn gốc tại thận: Tổn thương cầu thận: Tăng huyết áp, đái tháo đường, thoái hóa thận dạng tinh bột, viêm cầu thận, bệnh luput ban đỏ hệ thống, lắng đọng IgA tại cầu thận. Tổn thương ống thận: Viêm thận-bể thận cấp hay mạn, sỏi thận, đa u tủy xương, tăng acid Uric máu, nhiễm độc thận. - Suy thận do nguồn gốc sau thận: Sỏi thận, ung thư tiền liệt tuyến, các khối u bàng quang, khối u tử cung, xơ hóa sau phúc mạc. Creatinin máu giảm trong các trường hợp: - Hòa loãng máu. - Hội chứng tiết hormon ADH không thích hợp. - Có thai. - Tình trạng suy dinh dưỡng nặng. - Một số bệnh cơ gây teo mô cơ. Creatinin niệu tăng cao trong các trường hợp: - Gắng sức thể lực - To đầu chi, chứng khổng lồ (Gigantism) - Đái tháo đường. - Nhiễm trùng - Suy giáp Creatinin niệu giảm trong các trường hợp: - Cường giáp - Thiếu máu - Loạn dưỡng cơ, giảm khối cơ - Bệnh thận giai đoạn nặng - Bệnh lơxemi - Chế độ dinh dưỡng ăn chay Chỉ định xét nghiệm: - Chẩn đoán và đánh giá chức năng thận, bệnh nhân đang dùng các thuốc có thể gây độc cho thận. - Các bệnh lý liên quan đến thận: Tăng huyết áp, đái tháo đường, thoái hóa thận dạng tinh bột, viêm cầu thận, bệnh luput ban đỏ hệ thống, lắng đọng IgA tại cầu thận. Viêm thận-bể thận cấp hay mạn, sỏi thận, đa u tủy xương, tăng acid Uric máu. - Các bệnh lý về cơ. - Trị số bình thường trong máu: Nam: 62-115Umol/l. Nữ: 44-88 Umol/l. - Trị số bình thường trong nước tiểu: Nam: 177-230Umol/kg/24h. Nữ: 124-195Umol/kg/24h Cách lấy mẫu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng: 2ml máu, không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin, EDTA. - Thời gian làm xét nghiệm mất 1 giờ. Trước khi làm bệnh nhân không cần chuẩn bị trước, không cần nhịn đói. Quách Xuân Hinh Khoa Sinh hóa - Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻTin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Ứng dụng hiệu quả kỹ thuật DXA trong đánh giá thành phần khối cơ thể
09:46 01/07/2021Từ khóa » đơn Vị đo Creatinin
-
Định Lượng Creatinin Là Gì? | Vinmec
-
Ý Nghĩa Chỉ Số Xét Nghiệm Creatinine Trong Chẩn đoán Suy Thận
-
Xét Nghiệm độ Thanh Thải Creatinin Và Những Câu Hỏi Thường Gặp Về ...
-
Sinh Hóa Máu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công Thức Chuyển đổi Các Thông Số Sinh Hóa - ANAPATH CENTER
-
Creatinin Là Gì? Chỉ Số Creatinin Bất Thường Khi Nào?
-
Ý Nghĩa Chỉ Số Creatinin Bình Thường – Cao – Thấp
-
Xét Nghiệm Độ Thanh Thải Creatinin Là Gì? - Diag
-
Tính Hệ Số Thanh Thải Creatinin - Hello Bacsi
-
Ý NGHĨA CỦA CÁC XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHÚC NĂNG THẬN
-
Chỉ Số Creatinin Là Gì? Ý Nghĩa Trong Y Học Như Thế Nào?