Xét Nghiệm CRP - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm CRP (protein phản ứng C/Protein phản ứng C có độ nhạy cao [hs-CRP])
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu
Tìm hiểu chung về xét nghiệm CRP
Xét nghiệm CRP là gì?
Protein phản ứng C (CRP) là một chất phản ứng không đặc hiệu, thuộc pha cấp tính để chẩn đoán các bệnh nhiễm vi khuẩn và rối loạn viêm, ví dụ sốt dạng thấp hay viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, lượng CRP không tăng trong trường hợp nhiễm virus. CRP là một loại protein sản xuất chủ yếu bởi gan trong quá trình viêm cấp tính và một số bệnh khác. Kết quả xét nghiệm CRP dương tính chỉ ra sự hiện diện nhưng không chỉ ra được nguyên nhân của bệnh. Việc tổng hợp CRP được kích thích bởi phức hợp kháng nguyên–miễn dịch, vi khuẩn, nấm, và chấn thương.
Xét nghiệm CRP cho chỉ số nhạy và phản ứng nhanh hơn so vơi tốc độ lắng hồng cầu (ESR). Khi có sự thay đổi viêm nhiễm cấp tính, CRP cho thấy mức độ tăng nhanh và mạnh hơn so với ESR; khi phục hồi, CRP biến mất trước khi ESR trở lại mức bình thường. CRP cũng biến mất khi quá trình viêm nhiễm bị ức chế bởi salicylate hoặc steroid.
Một nghiên cứu gần đây tạo ra CRP có độ nhạy cao (hs-CRP) cho phép xét nghiệm cho kết quả chính xác ngay cả khi nồng độ CRP thấp. Do sự khác nhau giữa nồng độ hs-CRP ở từng cá thể, bác sĩ sẽ thực hiện 2 xét nghiệm riêng biệt để phân loại mức độ rủi ro của người bệnh. Ở các đối tượng có bệnh mạch vành ổn định hoặc hội chứng mạch vành cấp tính, đo nồng độ hs-CRP xem như một dấu hiệu độc lập để đánh giá khả năng gặp các biến cố nguy hiểm, bao gồm tử vong, nhồi máu cơ tim, tái phát hẹp van tim sau can thiệp vào mạch vành qua da. hs-CRP được sử dụng nhiều khi những nguyên nhân khác của bệnh viêm nhiễm hệ thống đã được loại trừ.
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm CRP?
Xét nghiệm CRP được thực hiện để:
- Kiểm tra tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu. Nồng độ CRP thường tăng trong khoảng từ 2–6 giờ sau phẫu thuật và sau đó giảm xuống vào ngày thứ 3 sau phẫu thuật. Nếu nồng độ CRP tăng kéo dài hơn 3 ngày sau phẫu thuật, tình trạng nhiễm trùng có thể đã xuất hiện.
- Xác định và tìm nhiễm trùng cũng như các bệnh lý gây viêm chẳng hạn như ung thư hạch bạch huyết, bệnh của hệ thống miễn dịch (lupus), viêm khớp dạng thấp, viêm và xuất huyết ruột, nhiễm trùng xương (viêm tủy xương);
- Đánh giá đáp ứng điều trị, chẳng hạn điều trị ung thư hay điều trị nhiễm trùng. Nồng độ CRP tăng lên nhanh và giảm xuống bình thường nhanh chóng nếu đáp ứng với điều trị.
Điều cần thận trọng khi xét nghiệm CRP
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm CRP?
Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm CRP bao gồm:
- Nồng độ cao có thể xảy ra với những bệnh nhân huyết áp cao, chỉ số khối cơ thể cao, hội chứng chuyển hóa chất/đái tháo đường, nhiễm trùng mạn tính (như viêm nướu, viêm phế quản), viêm mãn tính (như viêm khớp dạng thấp), và nồng độ HDL thấp/triglyceride cao
- Nồng độ CRP có thể tăng trong giai đoạn sau của thai kỳ cũng như cùng với thuốc tránh thai hay liệu pháp hormone. Nồng độ CRP cao hơn cũng đã được tìm thấy ở những người béo phì
- Hút thuốc lá có thể gây tăng nồng độ CRP
- Nồng độ thấp có thể là do uống bia rượu vừa phải, sút cân, và hoạt động nhiều hoặc tập thể dục lâu dài
- Thuốc có thể khiến kết quả CRP có nồng độ cao: estrogen và progesterone
- Thuốc có thể khiến kết quả CRP có nồng độ thấp: fibrate, niacin, và statin
Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Quy trình thực hiện xét nghiệm CRP
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm CRP?
Trước tiên, bạn sẽ được bác sĩ giải thích quy trình.
Thông thường, bạn sẽ không cần kiêng cử khi thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, một số bác sĩ có thể yêu cầu kiêng ăn từ 4–12 tiếng trước khi tiến hành. Bạn cũng được phép uống nước.
Quy trình thực hiện xét nghiệm CRP như thế nào?
Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:
- Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông.
- Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn.
- Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết.
- Gắn một cái ống để máu chảy ra.
- Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu.
- Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm.
- Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.
Bác sĩ thu thập mẫu máu trong một ống có nắp đỏ.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm CRP?
Sau khi lấy máu bạn cần băng và ép lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm CRP
Kết quả xét nghiệm CRP của bạn có ý nghĩa gì?
Kết quả bình thường:
Từ khóa » định Lượng Crp Là Gì
-
Xét Nghiệm CRP Là Gì Và Có Vai Trò Thế Nào? - Vinmec
-
Các Chỉ Số Trong Kết Quả Xét Nghiệm CRP Nói Lên điều Gì? - Vinmec
-
Xét Nghiệm CRP Giúp đánh Giá Tình Trạng Viêm, Nhiễm Trùng Của Cơ Thể
-
Xét Nghiệm CRP Là Gì Và Thường được Chỉ định Khi Nào? - Medlatec
-
Xét Nghiệm CRP Là Gì? Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm.
-
Xét Nghiệm CRP Là Gì? Quy Trình Và Ý Nghĩa Các Chỉ Số - Diag
-
CRP - Xét Nghiệm Không Thể Thiếu Trong Chẩn đoán Viêm
-
Chỉ Số Xét Nghiệm Protein Phản ứng C (CRP) Nói Lên điều Gì? | BvNTP
-
Chỉ Số Xét Nghiệm Protein Phản ứng C (CRP) Nói Lên điều Gì?
-
ĐỊNH LƯỢNG Hs-CRP (High Sensitive C-reactive Protein)
-
Xét Nghiệm CRP Và Vai Trò Quan Trọng ít Người Biết
-
Các Chỉ Số Trong Kết Quả Xét Nghiệm CRP Nói Lên điều Gì?
-
Xét Nghiệm CRP Là Gì Và Có Vai Trò Thế Nào Trong Việc Chẩn đoán ...
-
CRP Là Gì? Hướng Dẫn Chi Tiết Cách đọc Kết Quả CRP - Elipsport