Xét Nghiệm CRP Và Vai Trò Quan Trọng ít Người Biết

Đặt lịch khám chữa bệnh

Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.

Gửi yêu cầu
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Xét nghiệm
Vai trò của chỉ định thực hiện xét nghiệm CRP và chỉ số CRP cần biết

Vũ Tuấn Ngọc

09-08-2022

goole news Thay đổi font chữ 16

Khi được hỏi về một số loại xét nghiệm kiểm tra sức khỏe, có lẽ không nhiều người biết về xét nghiệm CRP. Tuy nhiên, nó thực sự rất quan trọng trong việc điều trị các tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng.

  • Chỉ số HBsAg là gì? Vì sao cần xét nghiệm HBsAg?

  • Chỉ số HgB trong xét nghiệm máu là gì? Phòng ngừa thiếu máu và giảm HgB

Nội dung chính
  • Xét nghiệm CRP là gì?
  • Chỉ định thực hiện xét nghiệm CRP
  • Chỉ số CRP thế nào là bình thường?
  • Yếu tố ảnh hưởng tới xét nghiệm CRP
  • Kỹ thuật xét nghiệm CRP

Xét nghiệm CRP là gì?

Trước khi tìm hiểu về xét nghiệm CRP, bạn cần nắm rõ về CRP. CRP (C Reactive Protein) là protein phản ứng C, một loại glycoprotein mà không xuất hiện trong cơ thể người khỏe mạnh bình thường. Chỉ tới khi một cơ quan hay vị trí nào xuất hiện tình trạng viêm nhiễm cấp tính thì các mô mới kích thích sản xuất và làm tăng nhanh loại protein này trong huyết thanh.  

Theo đó, xét nghiệm CRP là xét nghiệm được chỉ định nhằm đo nồng độ Protein phản ứng C trong máu. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhân có bị viêm nhiễm cấp hay không.  

Hàm lượng CRP tăng đáng kể trong khoảng 6 tiếng kể từ khi xuất hiện viêm nhiễm. Đó là lý do vì sao, xét nghiệm CRP được đánh giá là giúp phát hiện tình trạng viêm sớm hơn so với các phương pháp khác. Đây cũng là ưu điểm tiêu biểu nhất của xét nghiệm CRP.

Thường khám sau phẫu thuật nếu vết mổ bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm CRP.

Thường khám sau phẫu thuật nếu vết mổ bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm CRP.

Chỉ số CRP thế nào là bình thường?

Đối với các trường hợp không có viêm nhiễm, chỉ số CRP bình thường là dưới 0.3mg/100ml (hay 3mg/l) huyết thanh. Khi chỉ số này tăng cao có nghĩa là đang có viêm nhiễm cấp. Ngược lại, chỉ số này giảm xuống thì tình trạng viêm nhiễm giảm, bệnh nhân đang dần khỏe.

Chỉ số CRP liên quan đến vấn đề tim mạch

Đó là khi cơ thể xuất hiện viêm nhiễm hoặc bị tổn thương. Nồng độ CRP lúc đó có thể tăng lên đến khoảng 1000 lần. Nhưng đây cũng là yếu tố gây tăng mảng xơ vữa, gây tắc nghẽn động mạch vành,...  

Ngược lại, nồng độ CRP giảm đồng nghĩa với LDL cholesterol (một loại cholesterol xấu) trong máu giảm. Và những bệnh nhân bị tim mạch mà có chỉ số LDL - cholesterol giảm xuống dưới 70mg/100ml thì sẽ ít bị tái phát bệnh tim. Còn nếu CRP giảm dưới 2mg/l thì nguy cơ tái phát cơn nhồi máu cơ tim sẽ giảm.   

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở phụ nữ có nồng độ CRP cao sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao gấp 7 lần so với nhóm có nồng độ CRP thấp. Hơn nữa, khi chỉ số CRP tăng còn gây tích tụ mảng xơ vữa trong mạch máu lâu ngày kéo theo tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Nếu không được xử lý kịp thời, theo thời gian, các mảng này bị vỡ tạo thành các cục máu đông sẽ dẫn tới tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.  

Chỉ số CRP cao có thể phản ánh tình trạng viêm ruột thừa, viêm ruột,..

Chỉ số CRP cao có thể phản ánh tình trạng viêm ruột thừa, viêm ruột,.. 

Yếu tố ảnh hưởng tới xét nghiệm CRP

Kỹ thuật xét nghiệm CRP khá hiện đại và cho kết quả chính xác nhưng nó cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài như:

  • Phụ nữ mang thai giai đoạn cuối thai kỳ. 
  • Chị em đang dùng thuốc tránh thai, hay liệu pháp hormone (uống thuốc bổ sung estrogen, progesterone).
  • Người hút thuốc lá nhiều hoặc người béo phì, thường có nồng độ CRP tăng cao.
  • Bệnh nhân huyết áp cao, bệnh nhân đái tháo đường hay nhiễm trùng mạn tính, chỉ số khối cơ thể (BMI) cao,... thường có chỉ số CPR cao.
  • Sử dụng các loại thuốc fibrate, niacin,... có thể khiến nồng độ CRP bị giảm xuống.

Từ khóa » Viêm Họng Crp Cao